DCVOnline - (Tin Reuteurs & BBC)
HONG KONG (Reuteurs)
16 tháng 5, 1989 - Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.
Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320.000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh.
Cuộc chiến đã kết thúc khi xe tăng Bắc Việt ủi xập cổng tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập ở Sài Gòn vào ngày 30 Tháng Tư 1975.
Trong suốt cuộc chiến, Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng binh sĩ của họ đang tham chiến tại Việt Nam.
Báo cáo của tình báo Mỹ vào lúc đó đã cho hay về các về đơn vị chiến đấu Mỹ đã thấy những binh sĩ trong quân phục và vũ trang của Trung Quốc cùng mang phù hiệu của Trung Quốc.
Trong 10 năm trực tiếp tham chiến, số quân Mỹ đã lên đến hơn 500.000. Các ước tính về số quân của các đơn vị quân đội Bắc Việt khác nhau, nhưng Hà Nội xác nhận trong suốt chiến tranh, quân Bắc Việt chỉ là quân tình nguyện đi giúp đỡ phong trào du kích của Việt Cộng ở miền Nam.
Các đơn vị của Nam Hàn, Australia và New Zealand đã chiến đấu bên cạnh lính Mỹ và Nam Việt, với sự hỗ trợ hậu cần của Thái Lan và Philippine.
Cả hai Tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon đã hết sức thận trọng khi cho phép máy bay Mỹ ném bom quá gần biên giới Việt-Trung vì sợ đụng độ với Trung Quốc trên một mực độ lớn hơn.
Nhưng các nhóm áp lực đi tìm lính Mỹ là mất tích trong chiến trường Đông Dương nói rằng có một số ít phi công Mỹ đã nhảy dù xuống lãnh thổ Trung Quốc sau khi máy bay của họ bị phòng không Việt Nam bắn rơi.
Bắc Hàn thú nhận tham chiến tại Việt Nam
Caroline Gluck (BBC)
7 tháng 7, 2001 - Bắc Hàn lần đầu tiên đã chính thức thú nhận đã gửi các phi công máy bay chiến đấu tham chiến chống lại lực lượng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Báo giới nhà nước Bắc Hàn đưa tin, trích lời lãnh tụ của Bắc Hàn Kim Il Sung, nói với phi công tham chiến tại Việt Nam phải coi bầu trời Việt Nam như của chính họ.
Những bản tin này không nói có bao nhiêu phi công Bắc Hàn tham chiến tại Việt Nam. Bình Nhưỡng cũng đã gửi vũ khí, đạn dược và 2.000.000 bộ quân phục sang Việt Nam.
Quyết định tích cực hỗ trợ Cộng sản Bắc Việt đã được thực hiện trong năm 1965, và được Đảng Lao động Bắc Hàn chấp thuận trong một phiên họp vào năm sau, bản tin cho hay.
Nam Hàn cũng tham gia trong chiến tranh Việt Nam, mười năm sau cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc Đại Hàn, kéo dài ba năm và kết thúc trong một thỏa hiệp ngưng bắn nhưng không phải là một hòa ước vĩnh viễn.
Ý thức hệ gần nhau
Khoảng 320.000 binh sĩ Nam Hàn đã chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ - đội quân nước ngoài lớn nhất sau lính Mỹ, và hơn 5.000 binh sĩ Nam Hàn đã tử trận.
Trong nhiều năm, Bình Nhưỡng gần với Hà Nội về ý thức hệ, và đã hỗ trợ quân sự và chính trị trong chiến tranh Việt Nam.
Nhưng mối quan hệ với Bắc Hàn trở nên nguội lạnh khi Việt Nam xâm lăng Cambodia vào năm 1978 và lại lùi thêm một bước khi Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao với Hán Thành vào năm 1992.
Quan hệ giữa hai đồng minh thời Chiến tranh Lạnh gần đây đã ấm trở lại, với sự hỗ trợ của Việt Nam cho tiến trình hòa bình Nam Bắc Đại Hàn.
Kim Yong Nam, người đứng đầu quốc hội Bắc Hàn và trên danh nghĩa đứng đầu Nước, sẽ đến thăm Hà Nội vào tuần tới.
© DCVOnline
Tin Reuteurs Nguồn ảnh: The Blade, Toledo, Ohio, Tuesday, May 16, 1989 |
HONG KONG (Reuteurs)
16 tháng 5, 1989 - Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.
Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320.000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh.
Cuộc chiến đã kết thúc khi xe tăng Bắc Việt ủi xập cổng tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập ở Sài Gòn vào ngày 30 Tháng Tư 1975.
Trong suốt cuộc chiến, Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng binh sĩ của họ đang tham chiến tại Việt Nam.
Báo cáo của tình báo Mỹ vào lúc đó đã cho hay về các về đơn vị chiến đấu Mỹ đã thấy những binh sĩ trong quân phục và vũ trang của Trung Quốc cùng mang phù hiệu của Trung Quốc.
Trong 10 năm trực tiếp tham chiến, số quân Mỹ đã lên đến hơn 500.000. Các ước tính về số quân của các đơn vị quân đội Bắc Việt khác nhau, nhưng Hà Nội xác nhận trong suốt chiến tranh, quân Bắc Việt chỉ là quân tình nguyện đi giúp đỡ phong trào du kích của Việt Cộng ở miền Nam.
Các đơn vị của Nam Hàn, Australia và New Zealand đã chiến đấu bên cạnh lính Mỹ và Nam Việt, với sự hỗ trợ hậu cần của Thái Lan và Philippine.
Cả hai Tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon đã hết sức thận trọng khi cho phép máy bay Mỹ ném bom quá gần biên giới Việt-Trung vì sợ đụng độ với Trung Quốc trên một mực độ lớn hơn.
Nhưng các nhóm áp lực đi tìm lính Mỹ là mất tích trong chiến trường Đông Dương nói rằng có một số ít phi công Mỹ đã nhảy dù xuống lãnh thổ Trung Quốc sau khi máy bay của họ bị phòng không Việt Nam bắn rơi.
Kim Il-sung, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông Nguồn ảnh: OntheNet |
Bắc Hàn thú nhận tham chiến tại Việt Nam
Caroline Gluck (BBC)
7 tháng 7, 2001 - Bắc Hàn lần đầu tiên đã chính thức thú nhận đã gửi các phi công máy bay chiến đấu tham chiến chống lại lực lượng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Báo giới nhà nước Bắc Hàn đưa tin, trích lời lãnh tụ của Bắc Hàn Kim Il Sung, nói với phi công tham chiến tại Việt Nam phải coi bầu trời Việt Nam như của chính họ.
Những bản tin này không nói có bao nhiêu phi công Bắc Hàn tham chiến tại Việt Nam. Bình Nhưỡng cũng đã gửi vũ khí, đạn dược và 2.000.000 bộ quân phục sang Việt Nam.
Quyết định tích cực hỗ trợ Cộng sản Bắc Việt đã được thực hiện trong năm 1965, và được Đảng Lao động Bắc Hàn chấp thuận trong một phiên họp vào năm sau, bản tin cho hay.
Nam Hàn cũng tham gia trong chiến tranh Việt Nam, mười năm sau cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc Đại Hàn, kéo dài ba năm và kết thúc trong một thỏa hiệp ngưng bắn nhưng không phải là một hòa ước vĩnh viễn.
Ý thức hệ gần nhau
Khoảng 320.000 binh sĩ Nam Hàn đã chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ - đội quân nước ngoài lớn nhất sau lính Mỹ, và hơn 5.000 binh sĩ Nam Hàn đã tử trận.
Kim Il Sung: “Chiến đấu như thể bầu trời là của mình.” Máy bay Mig-15 của Bắc Hàn (làm tại LB Sô Viết) Nguồn ảnh: vg-photo.com |
Nhưng mối quan hệ với Bắc Hàn trở nên nguội lạnh khi Việt Nam xâm lăng Cambodia vào năm 1978 và lại lùi thêm một bước khi Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao với Hán Thành vào năm 1992.
Quan hệ giữa hai đồng minh thời Chiến tranh Lạnh gần đây đã ấm trở lại, với sự hỗ trợ của Việt Nam cho tiến trình hòa bình Nam Bắc Đại Hàn.
Kim Yong Nam, người đứng đầu quốc hội Bắc Hàn và trên danh nghĩa đứng đầu Nước, sẽ đến thăm Hà Nội vào tuần tới.
© DCVOnline
Nguồn:
- The Blade, Toledo, Ohio, Tuesday, May 16, 1989.
- China admits it sent troops to fight the U.S. in Vietnam. Desert News. Published: Tuesday, May 16 1989 12:00 a.m. MDT
- N Korea admits Vietnam war role. By Caroline Gluck in Seoul, July 7, 2001.
Vì sao mà nay Việt Cộng không thể lên tiếng chống TQ.
AntwortenLöschenDo TQ nói, họ giúp VC đánh trận Điện biên, đánh Mỹ. Không có họ, VC thua Điện biên, lấy đâu có ngày nay.
Mà VC thì luôn cho rằng họ tự đánh Điện biên, đánh Mỹ.
Như vậy, họ sao dám chống TQ, vì nếu chống, TQ sẽ đưa thêm bằng chứng, khi đó càng tệ hại, vì TQ thì đánh, dân thì chê bai, dè bỉu VC chịu gì nổi.
"Thôi thì chịu nhục, hy vọng Tập Cận Bình lên sẽ khá hơn", VC nghĩ vậy.
nên đọc rỏ nơi đây vì sao VC k dám chống TQ : "Quân Trung cộng tại Bắc Việt chiến đấu như thế nào ?Việt Cộng tố cáo lính Trung Cộng bị xích chân vào pháo trong chiến tranh VN.
Forum " Dựng nước- giữ nước " Trong thread : Chông Mu năm ấy
Hai loại members : Việt Cộng và Việt Cộng gốc Trung Cộng cãi nhau về hiện tượng : Lính phòng không Trung Cộng khi được tăng phái sang Bắc Việt Nam để giúp Việt Cộng chống lại sự oanh kích của phi cơ không quân Hoa Kỳ tại địa danh đồi Chông Mu có bị cấp chỉ huy xích chân vào súng phòng không hay không.
Member Việt Cộng gốc Trung Cộng nói rằng lính phòng không của Trung Cộng bị cấp chỉ huy xích chân vào pháo cao xạ chỉ là sự tuyên truyền ác ý của nhân dân địa phương .
Member Việt Cộng chính cống thì khẳng định đó là sự thật
Member Việt Cộng gốc Trung Cộng chiênsivodanh phát biểu trong « Trả lời #9 vào lúc: 12 Tháng Một, 2012, 05:12:12 PM »( trang 1)
công lao của các anh bộ đội trung Quốc những năm ấy giúp ND nam là không nhỏ ,nhưng cũng những năm ấy ,Tại địa phương ,một số người đố kỵ đã dựng lên các giai thoại nói xấu bộ đội TQ như : khi máy bay F4 bổ nhào để cắt bom ,thì bộ đội trung quốc bỏ mâm pháo chui xuống hầm hết ,khi máy bay quay lên thì TQ mới bắn vuốt đuôi , rồi sau đó các cấp chỉ huy phải xích chân bộ đội vào mâm pháo ....vv..vv. hoặc khi TQ giúp VN xây dựng lò cao luyện thép ở thái nguyên ,thì người chuyên gia ấy được lệnh cấp trên ,làm sao cho thép ra lò không đạt chất lượng , nhưng vì cái tôi của người chuyên gia ấy lớn ,đã cố tình làm ra lò cao tốt như ngày hôm nay ,sau đó người chuyên gia này không dám về nước ,và phải nhảy vào cái lò cao ấy tự tử ....
Còn một member Việt Cộng chính cống khác là thanh63 trong « Trả lời #11 vào lúc: 12 Tháng Một, 2012, 05:46:39 PM » ( trang 2) thì khẳng định là có:
anh bổ xung thêm nhé: các chú bộ đội TQ bắn máy bay Mỹ lúc máy bay bổ nhào thì chạy xuống hầm nấp, sau bị chính các SQ TQ xích chân vào pháo cao xạ, có khẩu bị trúng bom các chú hy sinh chân vẫn còn xích vào pháo. Phần này do dân Đại Từ kể lại khi tụi anh đóng quân ở đó năm 79, nên không có nguồn. "http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23638.0.html