Donnerstag, 1. November 2012

Quá trình sụp đổ của nền Kinh tế Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Video hơi cũ, nhưng phần phân tích vẫn mới và NGÀY CÀNG ĐÚNG:

Tác giả nên cầu chứng trước tòa, vì có thể video này sẽ trở thành TÀI LIỆU LỊCH SỬ, 1 video classic về QUÁ TRÌNH SỤP ĐỔ của nền Kinh tế Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quá trình này kéo dài nhiều năm, từ khoảng 2007, bắt đầu từ việc VN gia nhập WTO, và phong trào "Cổ phần hóa" các doanh nghiệp nhà nước.


Sau này, quá trình này sẽ là đề tài học thuật ngành Kinh tế học tại Việt Nam, và có thể tại nhiều quốc gia trên thế giới.


Hy vọng nhóm DDKT sẽ đưa ra nhiều video tương tự, nếu được bằng cả tiếng Việt, Anh, Pháp, thì càng tốt.


Phe tôi rất nhỏ, rất bận, và vì nhiều lý do trong đó có việc bảo mật, không thể làm các video thế này.


Tôi viết bài tại đây mà đôi khi phải viết đang khi nói chuyện điện thoại hoặc đọc email tại sở làm. Phải "vắt giò lên cổ" để làm các việc này, thành ra không thời gian làm gì khác, hơn, được nữa.

1 Kommentar:

  1. Kinh tế Việt nam đang sụp ...

    "Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng, ông Nguyễn Bá Thanh, đại biểu đến từ Đà Nẵng nhấn mạnh."

    ----------------

    'Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh' truy Thống đốc về nợ xấu

    Thứ tư 31/10/2012 11:38

    http://infonet.vn/Kinh-doanh/Tien-te...xau/31226.info


    "Nợ xấu không phải xấu mà quá xấu, không bao giờ đòi được" hay "Bộ Tài chính dù quân hùng tướng mạnh đến đâu cũng không giám sát được" là 2 phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh tại Quốc hội.

    Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng, ông Nguyễn Bá Thanh, đại biểu đến từ Đà Nẵng nhấn mạnh. Đại biểu này cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung phân tích và bóc tách nợ xấu, làm rõ con số của doanh nghiệp là bao nhiêu, đặc biệt là tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ông Thanh đặt câu hỏi, tại sao với người dân, doanh nghiệp thường, khi đi vay mà không trả được hết nợ thì ngân hàng siết nhà, đất, nhưng với một số đối tượng lại không làm như vậy?

    Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng, đại biểu là “hiện tượng” của Đà Nẵng nêu thắc mắc.

    Tại nghị trường, ông Nguyễn Bá Thanh nhận định: “Có những khoản nợ không phải xấu, mà là quá xấu, không bao giờ đòi được”. Về nợ xấu tại các tập đoàn nhà nước, ông dẫn ví dụ về 2 nhà máy xi măng là Hạ Long, Cẩm Phả và cho biết, tổng đầu tư lên tới 4.000-6.000 tỷ đồng nhưng sau một vài năm đã lỗ mỗi đơn vị hơn 1.000 tỷ đồng thì đó chính là nợ xấu. “Ngân hàng Nhà nước phải thống kê nghiêm túc thì mới nói được năm nào giảm bao nhiêu %, giảm như thế nào, phải phân tích số liệu chính xác mới xử lý rõ ràng”, đại biểu Nguyễn Bá Thanh nói.

    Bàn về tồn kho, đại biểu là Bí thư TP. Đà Nẵng thẳng thắn kết luận, tồn kho nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng. Ông đặt câu hỏi: “Một nước nghèo mà không dưới 100 tỷ đôla cho nhà đất thì như thế nào?”.

    Ông Thanh cũng đề xuất 3 giải pháp trong điều hành giá xăng dầu, gồm siết chặt tạm nhập tái xuất, chia nhỏ doanh nghiệp chiếm thị phần quá lớn trên 60% và giảm thời gian dự trữ xăng dầu từ 30 ngày còn 15 ngày. Ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ: “Tạm nhập tái xuất là theo thông lệ quốc tế, nhưng nếu có lợi thì làm và không để xảy ra buôn lậu hay lợi ích nhóm. Còn riêng vấn đề dự trữ xăng dầu, Bộ Tài chính có quân hùng tướng mạnh đến đâu cũng không giám sát được, vì doanh nghiệp dự trữ bao nhiêu ngày có trời mới biết”.


    hoàng anh

    AntwortenLöschen