Freitag, 28. September 2012

Trong Khi Miến Điện Chào Đón Tự Do thì Việt Nam Gia Tăng Đàn Áp Tự Do Ngôn Luận



Posted on 23.09.2012
Thật là dấu hiệu của thời đại khi một ký giả tại Miến Điện viết về tự do tư tưởng thì quyền căn bản này đang bị kềm kẹp tại Việt Nam.

Với khoảng 80 tù nhân chính trị được trả tự do trong một đợt ân xá mới hôm 17 tháng 9 cùng với lời tuyên bố của tân Bộ Trưởng Thông Tin Aung Kyi rằng hội đồng báo chí sẽ được trả tự do, Miến Điện đang từng bước một cởi bỏ lóp vỏ độc tài chuyên chế một thời dưới chế độ quân phiệt.


Trong khi đó thì cộng sản Việt Nam, với luận điệu cũ kỹ, mơ hồ và bất tường lại được đem ra rao lại “âm mưu của thế lực thù nghịch” bởi chính văn phòng của
Nguyễn Tấn Dũng hôm 12-9 khi nói về 3 trang blogs với những bài về nạn tham nhũng và tranh chấp nội bộ trong thượng tầng lãnh đạo đảng cộng sản VN.
Ba trang blog được nhắc tên trong sắc lệnh của ông Dũng là Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông – 3 trang blog đã đăng tải nhiều bài báo về những vụ tai tiếng chính trị cũng như tài chính của những nhân vật và nhiều tầng lớp của đảng cộng sản VN. Sắc lệnh từ văn phòng thủ tướng đã gián tiếp cho thấy rằng những tin tức do ba blog Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông phổ biến là đúng sự thật và nếu ngày xưa dân chúng chưa biết vì 3 trang blog này thì giờ, nhờ lệnh của thủ tướng, họ đã biết và ráo riết tìm đọc.

Trở lại sắc lệnh thì điều 88 a được đưa ra như một điều trong luật hình sự, văn phòng thủ tướng cướp cáo buộc đã các trang blog về tuyên truyền chống nhà nước, thêu dệt và bóp méo tin tức và xíu dục quần chúng chống đảng cướp việt cộng và nhà nước. Một ngày trước khi sắc lệnh được ban hành, nhà nước cấm thành phần dân sự đọc các trang blog bị lên án.


Biên tập viên của Dân Làm Báo nói với PBS MediaShift rằng trang mạng “ra đời vào năm 2010 vì nhu cầu khẩn thiết cho một diễn đàn độc lập mà đọc giả trên mạng cần có để trao đổi tư tưởng, ý nghĩ và bày tỏ quan tâm chuyện nước một cách tự do mà không sợ bị kiểm duyệt,” Cũng nên nói rằng biên tập viên của Dân Làm Báo lien lạc kín và PBS MediaShift vì lý do an ninh. Biên tập viên của Dân Làm Báo còn nói thêm rằng “đọc giả của chúng tôi đói khát tin tức về thành phần lãnh đạo của việt cộng, về gia sản riêng của họ cũng như sự lạm quyền, tham nhũng và luôn cả những tranh chấp nội bộ đang diễn ra giữ các tầng lớp trong đảng. Trang blog của chúng tôi nói về tất cả những đề tài này và đó là cái lý do chính trị mà nhà nước dùng để nhắm mạnh vào blog của chúng tôi.


Lãnh đạo cộng sản thì bí mật, thì lén lút và những tranh dành quyền lực nội bộ rất khó biết và vì thế lại càng hấp dẫn hơn cho đọc giả hiếu kỳ Việt Nam. Luật sư Lê Quốc Quân từ
Hà Nội cho biết rằng ông tin rằng những bài báo nói về những dư luận quanh vụ tranh dành quyền lực giữ ông thủ tướng và Trương Tấn Sang đã thu hút đọc giả và làm lãnh đạo cộng sản VN khó chịu bọn lãnh đạo cộng sản, ít nhất là những người ở phủ thủ tướng. Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và những trang mạng xã hội, SMS, Facebook và blogs là những sinh hoạt đang vương lên và đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội”, theo luật sư Quân. Luật sư Lê Quốc Quân đã từng là luật sư của giáo xứ Thái Hà tại Hà Nội nơi mà một cuộc thắp nến cầu nguyện đã diễn ra hôm 26-8 để vận động trả tự do cho bốn bloggers Công Giáo bị bắt giam mà không hề bị xét xử từ hồi năm ngoái.

Trong khi đó thì một hãng tin chính thức của nhà nước đã nói về sắc lệnh của thủ tướng về các blog như sau: “Thủ tướng đã ra lệnh cho những cơ quan liên hệ để điều tra nhiều trang mặng đang bóp mép tình trạng tại VN, nói xấu lãnh đạo đảng và kích động xáo trộn xã hội chống nhà nước.” Một khi thủ tướng phải ra lệnh điều tra thì có nghĩa là những gì được loan trên các mạng quá đúng sự thật.


Và điều tra của cộng sản thì thường rất thô bạo. Hôm 17-9, vợ anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và chị của chị Tạ Phong Tần đã bị bắt giữ và đánh đập bởi công an
Bạc Liêu, một thành phố ở miền Nam, theo một bản báo cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới.

Mẹ của bà Tạ Phong Tần chết tại Bạc Liêu đã tự nổi lửa tự thiêu trước văn phòng đảng cộng sản tại Bạc Liêu cách đây 51 ngày để phản đối luật lệ mù mờ, thủ tục tố tụng thiếu trong sang đối với con gái bà. Bà Tạ Phong Tần là một cựu nhân viên công an. Bà đã viết nhiều bài về những bất công xã hội trên trang mạng Công Lý Sự Thật.


Cả hai bloggers lập ra Câu Lạc Bộ Ký Giả Tự Do vào năm2007 với một blogger khác đang bị tù tội là Phan Thanh Hải. Cả ba sẽ bị mang ra tòa vào ngày 24-9, một phiên xử đã bị dời lại nhiều lần với Nguyễn Văn Hải với bút hiệu được biết đến rất nhiều là Điếu Cày. Ông Điếu Cày đã mãn án thuế bị cáo buộc từ năm 2010, nhưng nhà nước nhất định không trả tự do cho ông mà không cho biết vì tội danh gì. Cáo trạng của ông được dựng lên sau khi ông Điếu Cày bị bắt vào năm 2008 trong một chiến dịch bắt bớ những nhà văn, những ký giả viết về đề tài chống Trung cộng và chủ quyền của VN trên các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.

Lãnh đạo cộng sản VN đã chứng kiến cảnh kinh tế phất triển trong thập niên qua, với tăng trưởng trung bình 7-8% trong thập niên 1990s và 2000s, với tổng sản lượng đầu người lên đến khoảng 1,100 mỹ kim. Đổi lại thì người dân VN không đòi hỏi nhiều hơn về một hệ thống chính trị công khai, khi mà nền kinh tế còn tiếp tục đi lên.


Và, khi kinh tế phát triển thì những câu chuyện tham nhũng cũng tăng theo và những bài viết về tham nhũng có vẻ làm cho nhà nước khó chịu. Cảnh cáo của văn phòng thủ tướng về 3 trang blog được tung ra sau vụ bắt của bầu Kiên hôm 20-8, một nhân vật được biết là tay chân thân cận của Ba Dũng, với những cáo trạng mù mờ gọi là “thương lượng bất chính”, đưa đế cuộc suy sụp trầm trọng của cổ phiếu VN.


Trong năm 2011, lạm phát VN nằm ở mức 24% và đã giảm xuống dưới mức số đôi vào đầu 2012. Trong bản so sánh sức cạnh tranh của các nền kinh tế do
World Economic Forumlượng định, VN rớt từ hạng 59 xuống hạng 75 trong danh sách 144 quốc gia được so sánh. Trong mấy tháng gần đây, những vụ bê bối tiền bạc, tham nhũng cùng những vụ bắt bớ, tù tội của những công ty “vốn nhà nước” vĩ đại vỡ nợ, đã làm vỡ mặt đảng cộng sản và nhà nước.

Hiện nay, trong khi vòng vây lửa của kinh tế độc đảng đang bốc khói, chế độ độc đảng đang cố thủ bằng cách áp dụng đàn áp tự do ngôn luận tối đa trước những thử thách về quyền cai trị chính danh của đảng cộng sản.


Có khoảng 34 triệu người
Việt trên mạng, một tỷ số cao so với các nước láng giềng Thái Lan và Nam Dương về số người xử dụng internet, và những người này muốn đọc những tin tức khác hơn là những gì do nhà nước loan tải.

Sự phát triển của hệ thống internet đã giúp cho người Việt viết, đọc và phổ biến những tài liệu với đề tài mà có bị coi là vi phạm trong một nước mà luật lệ vừa khắc nghiệt lại vừa mù mờ. Và, nhà nước cộng sản VN đang chuẩn bị đưa ra luật lệ mới đển ngăn chận sinh hoạt trên mạng, đồng thời đòi hỏi các công ty internet ngoại quốc tuân thủ theo luật pháp VN, kể cả việc mở văn phòng tại VN để nhà nước dễ bề kiểm duyệt.
http://www.pbs.org/mediashift/2012/09/as-burma-opens-vietnam-clamps-down-on-critiques-by-bloggers263.html

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen