Dienstag, 18. September 2012

Về chuyến công du của Tổng thống Áo quốc Heinz Fischer tại Việt Nam

"Tổng thống suýt bị bắt giữ"

Cuối tháng 5 năm 2012 tổng thống Áo quốc Heinz Fischer đã viếng thăm Việt Nam. Ông đã đàm phán với Chủ tịch nhà nước, Tổng bí thư đảng cộng sản, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch quốc hội. Đây là thông lệ bình thường trên phương diện ngoại giao. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận hai bên lại không được bình thường vì tổng thống Fischer đã công khai chỉ trích các nhà lãnh đạo cộng sản Việt nam (CSVN) và nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Tổng thống Fischer kêu gọi CSVN phải thực thi đa nguyên không những trong lãnh vực kinh tế mà cả trong hệ thống chính tri và ông cũng không ngần ngại nói thẳng là Việt Nam cần phải cải cách chính trị sau khi đã chủ trương cởi mở kinh tế. Những nhận xét của Tổng thống Áo
quốc làm cho giới lãnh đạo cộng sản bực mình. Họ bị chỉ trích quá bất ngờ nên trở tay không kịp và đã không có phản ứng cấp thời nào với tổng thống Fischer. Trong buổi họp báo tiếp theo, một thành viên của phái đoàn đại biểu Áo, ông Christoph Leitl, chủ tịch phòng kinh tế-thương mại, đã nói đùa, tổng thống Fischer suýt bị bắt giữ (nguyên văn: "Also ist der Herr Bundespräsident nur knapp einer Verhaftung entgangen, wenn ich das so flapsig formulieren darf") vì đã công khai phê bình các nhà lãnh đạo đảng CSVN.

Thái độ phê phán chế độ Hà Nội của tổng thống Fischer xứng đáng được lưu ý và biểu dương, nhất là trong tình hình thế giới hiện nay nhiều chính khách không dám thẳng thắn đề cập đến việc tôn trọng nhân quyền với các chế độ độc tài và các bạo chúa chỉ vì sợ mất quyền lợi kinh tế.

Lời phê bình chỉ trích của tổng thống Fischer càng được tán dương thì dư luận lại càng thắc mắc không hiểu đượcc quyết định của bộ ngoại giao Áo quốc ủng hộ chế độ CSVN ứng cử gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQLHQ). Riêng tổng thống Fischer đã ngỏ ý ông không đồng lòng vói quyết định này của chính phủ Áo quốc.

Chủ tâm tham gia vào HĐNQLHQ của CSVN không khác gì thủ đoạn của một kẻ "vừa đánh trống vừa ăn cướp". Một chế độ chà đạp nhân quyền thô bạo như chế độ CSVN lại trở thành một hội viên của HĐNQLHQ với nhiệm vụ cao quý là bảo vệ nhân quyền và lên án các chế độ độc tài vi phạm nhân quyền là một sự kiện phi lý, không chấp nhận được.

Nhà nước Hà Nội trước hết phải chấm dứt vi phạm nhân quyền ngay trong nước và trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị trước khi tự nhận là người tranh thủ cho nhân quyền.

Cộng hòa Liên bang Đức, 06/06/2012
Diễn Đàn "Việt Nam 21"
Khu vực Đức Quốc
Dr. Hong-An Duong
Email: diendanforumvietnam21@googlemail.com

 über den Besuch des österreichischen Bundespräsidenten Heinz Fischer in Vietnam

"DER BUNDESPRÄSIDENT IST FAST VERHAFTET WORDEN"

Der österreichische Bundespräsident Heinz Fischer besuchte kürzlich Vietnam und führte dabei Gespräche mit dem Staatspräsidenten, dem KP-Chef, dem Premierminister und dem Parlamentschef. Dies ist im Rahmen eines Staatsbesuchs ganz üblich. Was allerdings nicht üblich ist, ist die Art, wie er den kommunistischen Politikern die Leviten gelesen hat.

Mit deutlichen Worten hat er eine Diskussion angeregt, ob mit dem Pluralismus in der Wirtschaft auch ein Pluralismus in der Politik von statten gehen sollte. Fischer machte sozusagen keinen Hehl daraus, dass in Vietnam der wirtschaftlichen Liberalisierung eine politische Öffnung folgen sollte. Die Kritik des Bundespräsidenten war offenbar den vietnamesischen Machthabern sehr unangenehm. Sie waren so überrascht, dass sie nicht im Stande waren, darauf zu reagieren. In der anschließenden Pressekonferenz hat ein Mitglied der österreichischen Delegation, der Wirtschaftskammerpräsident Christoph Leitl scherzhaft angemerkt, Fischer sei wegen seiner Äußerungen nur knapp einer Verhaftung entgangen.

Das kritische Verhalten Fischers gegenüber dem Hanoier Regime verdient große Hochachtung und ist bemerkenswert in einer Zeit, in der Politiker aus Angst vor wirtschaftlichen Nachteilen sich nicht trauen, die Despoten auf Menschenrechtsverletzungen anzusprechen, geschweige denn eine Diskussion mit ihnen zu beginnen.

So ehrenwert und edelmütig der Auftritt des Bundespräsidenten Fischer in Vietnam ist, so unverständlich und fragwürdig ist die Entscheidung der österreichischen Bundesregierung, die Kandidatur Vietnams für den UN-Menschenrechtsrat zu unterstützen. Fischer selbst distanzierte
sich von dieser Haltung der Wiener Administration. Mit der Bewerbung um einen Platz in dem Menschenrechtsrat handelt das Hanoier Regime nach dem Prinzip „Haltet den Dieb“. Der Gedanke ist unerträglich und absurd zugleich, wenn Vietnam sich als einer der größten
Menschrechtsverletzer und Demokratieverweigerer künftig als Mitglied des UNMenschenrechtsrats für die Menschenrechte einsetzen und andere Diktaturen wegen Unterdrückung der Menschenrechte an den Pranger stellen will.

Hanoi muss zuerst aufhören, die Menschenrechte im eigenen Land unentwegt zu verletzen und die unzähligen politischen Gefangenen freilassen, bevor es sich als Menschenrechtswahrer gegenüber anderen Völkern betätigen möchte.



http://www.krone.at/Oesterreich/Heikles_Thema_Menschenrechte_Fischer_in_Vietnam-Staatsbesuch-Story-322806


1 Kommentar: