Dienstag, 29. Oktober 2013

Kinh tế Việt Nam đi về đâu ?

Trang web của RFI có bài này:

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...-nam-di-ve-dau

28 Tháng Mười 2013

Kinh tế Việt Nam đi về đâu ?


Trích:

"Chính phủ Việt Nam cam đoan là trần nợ công vẫn ở mức an toàn, nhưng ngay các đại biểu Quốc hội cũng tỏ ra ngờ vực. Tờ VnEconomy có bài viết: Kinh tế gian nan, vang bài ca cũ, tờ Tuổi Trẻ cho biết : « Kinh tế khó khăn, đại biểu Quốc hội rưng rưng nước mắt ».

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương phê phán rằng báo cáo của Chính phủ quá sơ sài, hô hào nhiều mà ít giải pháp cụ thể, trong một trang đếm được tới 23 lần các từ « đẩy mạnh, tăng cường, tích cực ». Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng báo cáo « không trung thực », khiến công luận không cảm nhận hết sự nghiêm trọng của tình hình.

Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, cũng là nhà bình luận chính trị xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phân tích về vấn đề này.

RFI : Thân chào Tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Thưa anh, suy thoái kinh tế ở Việt Nam đã kéo dài 5 năm và hiện giờ còn chưa biết sẽ đi về đâu. Quan điểm của Chính phủ cũng như trong Đảng như thế nào về câu chuyện có thể nói là chưa có hồi kết này?

TS Phạm Chí Dũng : Rất dễ thấy là trong hầu hết các đánh giá của mình, Chính phủ và các quan chức đảng nghiêng hẳn về chiều hướng lạc quan.

Có lẽ phải dùng cụm từ “can đảm và bản lĩnh” đối với giới quan chức chịu trách nhiệm chính về thành tích cũng như hậu quả kinh tế. Bởi quan điểm của Chính phủ vẫn rất “nhất quán” về tình hình kinh tế Việt Nam đang hồi phục. Nghị quyết thường kỳ hàng tháng của Chính phủ trong mấy năm suy thoái kinh tế qua vẫn không thua kém một bản luận văn “vở sạch chữ đẹp” về GDP tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát được kềm chế, tỷ lệ thất nghiệp thấp, nợ công an toàn, những thành tích của các bộ ngành… và vẫn mô tả động tác được coi là “quyết liệt” của lãnh đạo chính phủ trong toàn bộ hoạt động điều hành kinh tế.

Ngay cả thông báo của Hội nghị trung ương 8 của Đảng vào tháng 10/2013 cũng vẫn đánh đậm những đánh giá đầy tính tô hồng về một thực trạng kinh tế u ám.

Quan điểm tô hồng cũng được bổ khuyết bởi một số chuyên gia có mối quan hệ khắng khít với Đảng như TS Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, TS Vũ Đình Ánh - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả…

Khi nửa đầu của năm 2013 kết thúc, một lần nữa luồng quan điểm lạc quan về tương lai kinh tế lại trỗi lên, với sắc diện man mác như chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” từ phương Bắc. Mới đây, những chuyên gia thân cận nhà nước như ông Lê Xuân Nghĩa đã nhắc lại là nền kinh tế đã chính thức thoát đáy. Người đại diện cho Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương là ông Võ Trí Thành, mặc dù thường dè dặt trong những đánh giá về “đáy” của nền kinh tế, cũng cho rằng Việt Nam “có cơ hội lớn chưa từng có” để ký kết các hiệp định với khối thương mại tự do ASEAN và TPP.

Tại Diễn đàn kinh tế mùa thu vào tháng 9/2013, khi ông Lê Quốc Lý, Học Viện Chính trị Hành chính Quốc gia, phát biểu : “Chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức như thế làm doanh nghiệp chết, kinh tế suy kiệt là đương nhiên. Như thế làm gì có năng lượng mà tăng trưởng", lập tức ông Trần Du Lịch phản bác : “Quan điểm của anh Lý là cực kỳ nguy hiểm!”."



"Một hoạt động có tiêu đề là “Diễn đàn kinh tế mùa thu” vào cuối tháng 9/2013 đã thêm một lần nữa vang lên tiếng nói của nhiều chuyên gia phản biện về hiện tồn nền kinh tế đang rơi vào một cuộc suy thoái sâu sắc. Từ “khủng hoảng” cũng được một số chuyên gia và báo chí đặc tả, mặc dù trước đó các cơ quan điều hành kinh tế và giới tuyên giáo trung ương hầu như không thiết tha gì với từ ngữ này, thậm chí còn có thái độ ngăn cản giới phóng viên “không được bi quan hóa tình hình kinh tế”.

Trong Diễn đàn kinh tế mùa thu, lần đầu tiên giới chuyên gia ở Việt Nam bắt đầu phải mổ xẻ về độ chân thực của chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngay Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng phải đặt vấn đề “GDP chạy đâu hết cả rồi?”. Tiếp theo đó, báo giới trong nước lại có được một tiêu đề hay ho là “GDP có chân?”. Người ta ngạc nhiên về việc trong năm 2012, gần hết các tỉnh thành báo cáo GDP địa phương tăng trên 10%, trong khi con số GDP chính thức của toàn quốc chỉ là trên 5%, tức GDP quốc gia đã bị giảm đến một nửa so với các báo cáo của chính quyền các địa phương.
"

"... Tất cả đều thuộc về trách nhiệm của một nhóm thiểu số điều hành đất nước vào chính ngày hôm nay."
Reply With Quote

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen