Donnerstag, 20. September 2012

Kế hoạch của Việt Nam mở cửa thị trường gây nên mối lo ngại

Marianne Brown (VOA) ngày 18 tháng 9 năm 2012


HÀ NỘI - Việt Nam đang có kế hoạch mở cửa thị trường của mình cho nhiều công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài. Kế hoạch này là một phần của một nỗ lực rộng lớn hơn để tư nhân hóa các công ty nhà nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, một chuỗi các vụ tham nhũng ở cấp cao và những lo ngại về giá cả tăng cao, là một mối lo ngại đối với nhiều người Việt Nam.

Sau một thập kỷ tăng trưởng tràn lan, triển vọng kinh tế của Việt Nam đã ảm đạm hơn trong những năm gần đây. Ngân hàng nợ sa lầy, bị quản lý kém,các doanh nghiệp nhà nước tham nhũng và lạm phát cao cuối cùng đã làm suy giảm năng lực của nền kinh tế.

Trong khi các doanh nghiệp nhỏ phải đấu tranh để có được các khoản tín dụng và nhiều người đã bị mất việc làm, các nhà lãnh đạo của đất nước đã hứa hẹn thay đổi. Trong tháng Bảy, chính phủ tuyên bố sẽ cơ cấu lại một số tập đoàn nhà nước hiện đang chi phối hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm cả Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, các vụ bắt giữ ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên tháng trước vì những tội phạm tài chính bí hiểm đã làm rung chuyển lòng tin của các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán sụt giảm.

Đầu tháng này, trong một động thái mà một số nhà quan sát cho là một nỗ lực để thúc đẩy thị trường chứng khoán, các quan chức đã công bố một sắc lệnh cho phép các ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm hoạt động ở trong nước mua lại 100% cổ phần trong một công ty chứng khoán hiện tại. Các nhà kinh tế đã hoan nghênh động thái này, nói rằng nó đặt nền tảng cho việc khuyến khích kinh tế tư nhân thông qua sự cạnh tranh và một sân chơi nhiều cấp độ (a more level playing field).

Vương Quân Hoàng, một nhà kinh tế từ Đại học Brussels, hiện đang ở Hà Nội nói rằng đó là một bước quan trọng cho tương lai.

"Đối với các công ty chứng khoán nước ngoài, tôi nghĩ rằng việc này sẽ là một điều tốt," ông Hoàng nói "Ngay cả khi tâm lý thị trường giờ đây không phải là tuyệt vời, nhưng chúng ta không nên loại trừ khả năng là trong một trong tương lai không xa, rất có thể sẽ xảy ra làn sóng tiếp theo của đầu tư . "

Tuy nhiên, Hoàng ghi chú rằng tác động của nghị định này sẽ khó có thể cảm nhận được trong vòng 12 tháng tới, khi nền mà nền kinh tế sẽ ổn định hơn. Trong khi đó, Hoàng nói, có rất nhiều việc cần phải làm và điều tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc.

"Hiện giờ ỏ đây đang có vấn đề với thị trường bất động sản, một vấn đề khá trầm trọng, nó gây tác động qua lại giữa thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng", Hoàng nói thêm: "Những gì bạn nhìn thấy trong vài tuần qua chỉ là phần nổi của tảng băng ".

Đã có những dấu hiệu ngày càng tăng về sự bất mãn của công chúng về tình trạng của nền kinh tế.

Trong tuần này, một nhóm 20 sinh viên biểu tình bên ngoài trụ sở công ty dầu khí nhà nước khổng lồ Petrolimex và PetroVietnam, phản đối việc tăng vọt giá cả xăng dầu. Hoàng, sinh viên kinh tế 23 tuổi, là một trong số những người biểu tình. Hoàng nói rằng giá dầu tăng dẫn đến lạm phát cao hơn và người nghèo đang khốn khổ càng trở nên không có đường thoát. Hoàng cho biết thêm rằng mỗi lần tăng giá, áp lực sẽ càng đè nặng lên những người nghèo nhất và những kẻ như anh cảm thấy bị chính phủ bỏ rơi. Anh nói: Tham nhũng là nguyên nhân chính của vấn đề.

Sinh viên Hà Nội biểu tình trước trụ sở Petrolimex phản đối tăng giá xăng

Nguồn:VOA News


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen