Freitag, 28. September 2012

Trong Khi Miến Điện Chào Đón Tự Do thì Việt Nam Gia Tăng Đàn Áp Tự Do Ngôn Luận



Posted on 23.09.2012
Thật là dấu hiệu của thời đại khi một ký giả tại Miến Điện viết về tự do tư tưởng thì quyền căn bản này đang bị kềm kẹp tại Việt Nam.

Với khoảng 80 tù nhân chính trị được trả tự do trong một đợt ân xá mới hôm 17 tháng 9 cùng với lời tuyên bố của tân Bộ Trưởng Thông Tin Aung Kyi rằng hội đồng báo chí sẽ được trả tự do, Miến Điện đang từng bước một cởi bỏ lóp vỏ độc tài chuyên chế một thời dưới chế độ quân phiệt.


Trong khi đó thì cộng sản Việt Nam, với luận điệu cũ kỹ, mơ hồ và bất tường lại được đem ra rao lại “âm mưu của thế lực thù nghịch” bởi chính văn phòng của
Nguyễn Tấn Dũng hôm 12-9 khi nói về 3 trang blogs với những bài về nạn tham nhũng và tranh chấp nội bộ trong thượng tầng lãnh đạo đảng cộng sản VN.
Ba trang blog được nhắc tên trong sắc lệnh của ông Dũng là Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông – 3 trang blog đã đăng tải nhiều bài báo về những vụ tai tiếng chính trị cũng như tài chính của những nhân vật và nhiều tầng lớp của đảng cộng sản VN. Sắc lệnh từ văn phòng thủ tướng đã gián tiếp cho thấy rằng những tin tức do ba blog Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông phổ biến là đúng sự thật và nếu ngày xưa dân chúng chưa biết vì 3 trang blog này thì giờ, nhờ lệnh của thủ tướng, họ đã biết và ráo riết tìm đọc.

Trở lại sắc lệnh thì điều 88 a được đưa ra như một điều trong luật hình sự, văn phòng thủ tướng cướp cáo buộc đã các trang blog về tuyên truyền chống nhà nước, thêu dệt và bóp méo tin tức và xíu dục quần chúng chống đảng cướp việt cộng và nhà nước. Một ngày trước khi sắc lệnh được ban hành, nhà nước cấm thành phần dân sự đọc các trang blog bị lên án.


Biên tập viên của Dân Làm Báo nói với PBS MediaShift rằng trang mạng “ra đời vào năm 2010 vì nhu cầu khẩn thiết cho một diễn đàn độc lập mà đọc giả trên mạng cần có để trao đổi tư tưởng, ý nghĩ và bày tỏ quan tâm chuyện nước một cách tự do mà không sợ bị kiểm duyệt,” Cũng nên nói rằng biên tập viên của Dân Làm Báo lien lạc kín và PBS MediaShift vì lý do an ninh. Biên tập viên của Dân Làm Báo còn nói thêm rằng “đọc giả của chúng tôi đói khát tin tức về thành phần lãnh đạo của việt cộng, về gia sản riêng của họ cũng như sự lạm quyền, tham nhũng và luôn cả những tranh chấp nội bộ đang diễn ra giữ các tầng lớp trong đảng. Trang blog của chúng tôi nói về tất cả những đề tài này và đó là cái lý do chính trị mà nhà nước dùng để nhắm mạnh vào blog của chúng tôi.


Lãnh đạo cộng sản thì bí mật, thì lén lút và những tranh dành quyền lực nội bộ rất khó biết và vì thế lại càng hấp dẫn hơn cho đọc giả hiếu kỳ Việt Nam. Luật sư Lê Quốc Quân từ
Hà Nội cho biết rằng ông tin rằng những bài báo nói về những dư luận quanh vụ tranh dành quyền lực giữ ông thủ tướng và Trương Tấn Sang đã thu hút đọc giả và làm lãnh đạo cộng sản VN khó chịu bọn lãnh đạo cộng sản, ít nhất là những người ở phủ thủ tướng. Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và những trang mạng xã hội, SMS, Facebook và blogs là những sinh hoạt đang vương lên và đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội”, theo luật sư Quân. Luật sư Lê Quốc Quân đã từng là luật sư của giáo xứ Thái Hà tại Hà Nội nơi mà một cuộc thắp nến cầu nguyện đã diễn ra hôm 26-8 để vận động trả tự do cho bốn bloggers Công Giáo bị bắt giam mà không hề bị xét xử từ hồi năm ngoái.

Trong khi đó thì một hãng tin chính thức của nhà nước đã nói về sắc lệnh của thủ tướng về các blog như sau: “Thủ tướng đã ra lệnh cho những cơ quan liên hệ để điều tra nhiều trang mặng đang bóp mép tình trạng tại VN, nói xấu lãnh đạo đảng và kích động xáo trộn xã hội chống nhà nước.” Một khi thủ tướng phải ra lệnh điều tra thì có nghĩa là những gì được loan trên các mạng quá đúng sự thật.


Và điều tra của cộng sản thì thường rất thô bạo. Hôm 17-9, vợ anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và chị của chị Tạ Phong Tần đã bị bắt giữ và đánh đập bởi công an
Bạc Liêu, một thành phố ở miền Nam, theo một bản báo cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới.

Mẹ của bà Tạ Phong Tần chết tại Bạc Liêu đã tự nổi lửa tự thiêu trước văn phòng đảng cộng sản tại Bạc Liêu cách đây 51 ngày để phản đối luật lệ mù mờ, thủ tục tố tụng thiếu trong sang đối với con gái bà. Bà Tạ Phong Tần là một cựu nhân viên công an. Bà đã viết nhiều bài về những bất công xã hội trên trang mạng Công Lý Sự Thật.


Cả hai bloggers lập ra Câu Lạc Bộ Ký Giả Tự Do vào năm2007 với một blogger khác đang bị tù tội là Phan Thanh Hải. Cả ba sẽ bị mang ra tòa vào ngày 24-9, một phiên xử đã bị dời lại nhiều lần với Nguyễn Văn Hải với bút hiệu được biết đến rất nhiều là Điếu Cày. Ông Điếu Cày đã mãn án thuế bị cáo buộc từ năm 2010, nhưng nhà nước nhất định không trả tự do cho ông mà không cho biết vì tội danh gì. Cáo trạng của ông được dựng lên sau khi ông Điếu Cày bị bắt vào năm 2008 trong một chiến dịch bắt bớ những nhà văn, những ký giả viết về đề tài chống Trung cộng và chủ quyền của VN trên các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.

Lãnh đạo cộng sản VN đã chứng kiến cảnh kinh tế phất triển trong thập niên qua, với tăng trưởng trung bình 7-8% trong thập niên 1990s và 2000s, với tổng sản lượng đầu người lên đến khoảng 1,100 mỹ kim. Đổi lại thì người dân VN không đòi hỏi nhiều hơn về một hệ thống chính trị công khai, khi mà nền kinh tế còn tiếp tục đi lên.


Và, khi kinh tế phát triển thì những câu chuyện tham nhũng cũng tăng theo và những bài viết về tham nhũng có vẻ làm cho nhà nước khó chịu. Cảnh cáo của văn phòng thủ tướng về 3 trang blog được tung ra sau vụ bắt của bầu Kiên hôm 20-8, một nhân vật được biết là tay chân thân cận của Ba Dũng, với những cáo trạng mù mờ gọi là “thương lượng bất chính”, đưa đế cuộc suy sụp trầm trọng của cổ phiếu VN.


Trong năm 2011, lạm phát VN nằm ở mức 24% và đã giảm xuống dưới mức số đôi vào đầu 2012. Trong bản so sánh sức cạnh tranh của các nền kinh tế do
World Economic Forumlượng định, VN rớt từ hạng 59 xuống hạng 75 trong danh sách 144 quốc gia được so sánh. Trong mấy tháng gần đây, những vụ bê bối tiền bạc, tham nhũng cùng những vụ bắt bớ, tù tội của những công ty “vốn nhà nước” vĩ đại vỡ nợ, đã làm vỡ mặt đảng cộng sản và nhà nước.

Hiện nay, trong khi vòng vây lửa của kinh tế độc đảng đang bốc khói, chế độ độc đảng đang cố thủ bằng cách áp dụng đàn áp tự do ngôn luận tối đa trước những thử thách về quyền cai trị chính danh của đảng cộng sản.


Có khoảng 34 triệu người
Việt trên mạng, một tỷ số cao so với các nước láng giềng Thái Lan và Nam Dương về số người xử dụng internet, và những người này muốn đọc những tin tức khác hơn là những gì do nhà nước loan tải.

Sự phát triển của hệ thống internet đã giúp cho người Việt viết, đọc và phổ biến những tài liệu với đề tài mà có bị coi là vi phạm trong một nước mà luật lệ vừa khắc nghiệt lại vừa mù mờ. Và, nhà nước cộng sản VN đang chuẩn bị đưa ra luật lệ mới đển ngăn chận sinh hoạt trên mạng, đồng thời đòi hỏi các công ty internet ngoại quốc tuân thủ theo luật pháp VN, kể cả việc mở văn phòng tại VN để nhà nước dễ bề kiểm duyệt.
http://www.pbs.org/mediashift/2012/09/as-burma-opens-vietnam-clamps-down-on-critiques-by-bloggers263.html

Các sát thủ KT "lạy ông tôi ở bụi này"


SÁT THỦ KINH TẾ DỐI TRÁ:

"...WB: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam cải thiện rõ rệt

Năm 2012, Việt Nam đưa ra đã phát huy hiệu quả về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng...

Trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trên toàn cầu, bà Vict
or Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh..."

http://gafin.vn/20120927031258374p0c...ien-ro-ret.htm


----------------------------


CHÍNH VIỆT CỘNG CŨNG PHẢN BÁC
:

"Kinh tế năm 2013 còn tiếp tục "vất vả"

...Lòng tin của nhà đầu tư, người tiêu dùng giảm đến mức báo động, kết quả kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012 kém sút rõ rệt so với năm 2011 và so cả với những năm trước đó….

...Nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm các tác giả Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong cho rằng, ¾ chặng đường của năm 2012 đã xác nhận tình hình quả thật là khó khăn phức tạp..."

http://vneconomy.vn/2012092707592161...tuc-vat-va.htm


-------------------------


Ngân hàng Thế giới bao gồm toàn những người chuyên đi HẠI KT các quốc gia họ đổ bộ vào.


Tại VN, họ toàn "khen hão" nền KT, cách điều hành, v.v... nhằm dụ khị CP Việt Cộng tiếp tục con đường sai lầm KT.


Tuy cùng chí hướng, nhưng tôi thấy nhóm này làm việc lộ liễu quá, không biết xấu hổ là gì.


Có dóc cũng dóc vừa vừa thôi, có ít nhất 1/2 sự thật, người ta còn tin.


Dóc gì mà dóc 100% như WB nói như trên thì có ma mà tin, ngay cả Việt Cộng cũng cười vào mũi, vì chính họ biết tiền bạc họ bị teo tóp đến thế nào trong năm 2012.

Donnerstag, 27. September 2012

Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á


The Diplomat

Internet – bài toán nan giải của Đông Nam Á

Tác giả: Mong Palatino
Người dịch: Đan Thanh
25-9-2012
Camera giám sát ở các quán café Internet, các webmaster phải tuân theo quy định giải trình rất gắt gao, và bóng ma tự kiểm duyệt ám ảnh, tất cả đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về tương lai của tự do Internet.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức con người tương tác với nhau, mà còn buộc nhiều chính quyền phải vận hành trong một khung cảnh chính trị có rất nhiều thay đổi lớn.
Trong một số trường hợp, chính quyền có thể góp phần giải phóng toàn bộ tiềm năng của một không gian Internet tự do và cởi mở; chẳng hạn, bằng việc bảo đảm rằng ai cũng có thể vào được Internet. Mặt khác, chính quyền lại cũng có thể tìm cách để ngăn chặn đường vào đó.
Khả năng thứ hai có lẽ đang xảy ra ở Đông Nam Á, nơi mà, núp dưới cái vỏ truy quét tội phạm mạng, các chính quyền ban hành vô số luật phá hoại tự do Internet và tự do dân sự của người dân.
Chẳng hạn, chính quyền Campuchia đang thực thi một dự thảo luật được đưa ra hồi đầu năm nay, theo đó, các quán café Intenet phải lắp đặt hệ thống camera giám sát và phải đăng ký người sử dụng. Luật này được cho là một biện pháp ngăn ngừa tội phạm, nhưng những người phản đối cho rằng nó xâm phạm quyền riêng tư. Nó còn có thể dễ dàng được sử dụng để quấy nhiễu những người chỉ trích chính phủ trên không gian mạng. Nỗi lo sợ đó của họ có lẽ không hoàn toàn vô căn cứ, khi mà cách đây một năm, chính phủ đã chỉ thị cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) sở tại chặn một số website đối lập.
Trong khi đó, ở Singapore, Bộ Quy tắc Ứng xử dự kiến dành cho các blogger – vốn dĩ không nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng Internet sở tại – cuối cùng đã bị chính quyền bác bỏ theo đề nghị của một Hội đồng Tri thức Truyền thông. Thành lập hồi tháng 8 vừa qua, hội đồng này có nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cộng đồng về truyền thông và ứng xử trên mạng. Tuy thế, những người chỉ trích đã đặt nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong việc chỉ định các thành viên của hội đồng – cơ quan bị một số người xem như là một công cụ kiểm duyệt Internet kiểu khác. Họ lo ngại rằng hội đồng có thể khuếch trương một cách diễn giải hạn hẹp và méo mó khái niệm “tri thức truyền thông”, từ đó ngăn cản quyền tự do thể hiện quan điểm và cảm xúc của các công dân mạng.
Gần đây, Philippines ban hành Luật Chống Tội phạm mạng, nhằm ngăn không gian mạng biến chất thành “một xứ sở không luật pháp”. Nhưng các nhà báo – những người phản đối việc đưa điều khoản về tội bôi nhọ (libel – bôi nhọ, phỉ báng) vào trong luật, vào phút cuối cùng – thì cho rằng luật này là một mối đe dọa đối với tự do báo chí. Thay vì hợp pháp hóa hành động tố cáo, vốn là yêu cầu của nhiều nhóm truyền thông trong nhiều năm qua, thì chính quyền lại ban hành một đạo luật tăng số năm phạt tù cho tội phỉ báng. Hơn thế nữa, các luật sư cũng trích dẫn một điều khoản từ luật này, theo đó Bộ Tư pháp có quyền đóng tất cả các hệ thống dữ liệu máy tính vi phạm luật. Cũng vậy, Bộ Tư pháp có quyền kiểm duyệt ngay lập tức mọi nội dung có hại hoặc bị cấm, ngay cả khi không có đủ bằng chứng thuyết phục để trình chính quyền.
Cũng như Philippines, Malaysia vừa đưa vào luật một số sửa đổi có tác dụng thu hẹp tự do Internet. Theo khoản 114A trong Luật Bằng chứng năm 1950 sửa đổi, các cơ quan hành pháp có quyền xác định người phải giải trình vì đã tải lên (upload) hoặc đã xuất bản nội dung trên Internet. Đó là những người sở hữu, quản trị và biên tập nội dung website, blog, diễn đàn mạng. Luật sửa đổi cũng điều chỉnh cả những cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ web (webhosting) hoặc cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Điều này có nghĩa là, blogger hoặc người quản trị (mod) của diễn đàn nào mà để cho các bình luận (comment) mang tính kích động xuất hiện trên trang của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật đó. Một chủ quán café Internet sẽ phải chịu trách nhiệm nếu khách hàng của ông ta đưa nội dung bất hợp pháp lên mạng thông qua hệ thống wifi của quán. Chủ sở hữu điện thoại di động hoàn toàn là đối tượng tình nghi nếu các nội dung bôi nhọ được phát hiện là bắt nguồn từ thiết bị di động của anh ta. Những người cổ súy cho tự do truyền thông đã cảnh báo rằng, luật sửa đổi này có thể buộc các cây viết trên mạng phải tự kiểm duyệt còn các quản trị mạng (mod) thì phải cấm mọi bình luận có tính phê phán, để tránh bị truy tố hoặc bị kiện tụng lằng nhằng.
Có lẽ cả Philippines và Malaysia đều lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của Thái Lan. Thái Lan đã bị tai tiếng vì sử dụng luật pháp rất nghiêm khắc để trừng trị những người chỉ trích chính phủ. Điều 112 bộ luật hình sự Thái Lan thường được đánh giá là luật lèse majesté khắc nghiệt nhất thế giới (lèse majesté, tiếng Pháp, nghĩa là chống xúc phạm hoàng gia – ND). Đạo luật gây tranh cãi này thường được viện dẫn để kiểm duyệt nội dung web và đóng cửa website. Ngoài các webmaster ra thì ngay cả dân thường cũng có thể bị tống giam nếu bị buộc tội là đã gửi các tin nhắn xúc phạm hoàng gia. Giới học giả và các nhà hoạt động đã và đang đòi thay đổi đạo luật không còn hợp thời này, song chính quyền đã giải tán phong trào kiến nghị.
Ở một nơi khác, Việt Nam đang tự nổi bật lên như là quốc gia đứng đầu trong khu vực về số lượng nhà báo bị bỏ tù (trên thế giới, chỉ có Iran và Trung Quốc có số nhà báo bị tù nhiều hơn, theo báo cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới). Thậm chí đến Thủ tướng cũng công khai phê phán một số blogger có khuynh hướng đối lập, kết tội họ kích động, gây mất đoàn kết. Chính phủ cũng đã quen thói thỉnh thoảng lại chặn các mạng xã hội phổ biến và bắt giam những blogger bị buộc tội tuyên truyền lật đổ.
Chính quyền các nước trong khu vực bao biện cho việc áp đặt những chính sách quản lý web rất nghiêm khắc, rằng họ làm như thế là để bảo vệ quyền của người sử dụng Internet bình thường và để duy trì đạo đức công cộng. Trong khi bày tỏ cảm tình với những điều kỳ diệu được Internet tạo ra, thì họ cũng lo ngại về vô vàn tội lỗi trên không gian mạng.
Chẳng hạn, Cơ quan Phát triển Truyền thông Singapore biện hộ cho việc thành lập Hội đồng Tri thức Truyền thông bằng cách nhấn mạnh nhu cầu tuyên truyền nhận thức về sự gia tăng các hoạt động bất hợp pháp trên mạng, làm hại thanh thiếu niên. “Các vấn đề xã hội như hành hạ, xúc phạm, lợi dụng thanh thiếu niên, cùng những lời bình luận chưa phù hợp đã tìm ra đất sống và sinh sôi nảy nở thông qua nhiều tầng lớp tác động của Internet và truyền thông xã hội” – cơ quan này cảnh báo như vậy.
Tương tự, chính quyền Campuchia viện dẫn đến khái niệm phúc lợi công cộng. Họ nói thêm rằng, các hành động khủng bố và tội phạm xuyên biên giới gây ảnh hưởng tới truyền thống và giá trị văn hóa của mỗi nước đều được thực hiện thông qua dịch vụ viễn thông.
Nghị sĩ Philippines, ông Edgardo Angara, tác giả chính của Luật Phòng chống Tội phạm mạng, rất tự tin rằng luật này là cần thiết để mang lại lợi ích cho cộng đồng Internet. “Nhờ luật này, chúng tôi hy vọng sẽ khuyến khích việc sử dụng không gian mạng vào các mục đích thông tin, giải trí, học tập, thương mại. Bảo vệ tất cả người dùng Internet khỏi bị lạm dụng và lợi dụng, chúng tôi sẽ giúp cho các công dân mạng sử dụng Internet một cách hiệu quả hơn. Việc ban hành luật Phòng chống Tội phạm mạng gửi một thông điệp mạnh mẽ ra thế giới, rằng Philippines rất nghiêm túc giữ gìn an toàn trên không gian mạng” – ông Angara nói.
Đối với các chính phủ trong khu vực, thật tiện lợi nếu có thể thổi phồng bóng ma tội phạm mạng và vấn nạn lạm dụng mạng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ đã phóng đại quá đáng các nguy cơ và áp đặt những biện pháp mang tính trừng phạt cao cũng như hoạt động kiểm soát truyền thông rất chặt chẽ. Mục tiêu chính của họ có thể là thuần dưỡng không gian mạng và điều tiết nó theo cái cách mà họ đã sử dụng để kiểm soát thành công báo chí truyền thống. Việc điều tiết mạng được coi là cần thiết, bởi lẽ sự tồn tại của một nền truyền thông mới, không kiểm soát được, đã đe dọa độc quyền lãnh đạo (nguyên văn: political hegemony, bá quyền chính trị – ND) của tầng lớp tinh hoa chính trị.
Cho đến nay, các phong trào trên mạng đã khá thành công trong việc bóc trần động cơ xấu của những chính trị gia muốn kiểm duyệt Internet, tuy nhiên vẫn chưa ngăn được chính quyền thực thi những chiến dịch và đạo luật hạn chế quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng. Dường như chính quyền các nước Đông Nam Á đã rất chủ động nghiên cứu luật về Internet trong khu vực và tích cực trao đổi kinh nghiệm kiểm soát hiệu quả sức mạnh tiềm ẩn đáng sợ của Internet. Đã đến lúc cư dân mạng ở Đông Nam Á phải chống lại khuynh hướng gây xáo trộn mang tính khu vực này bằng chính các phong trào hoạt động trên mạng của họ.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Hay hơn V-League!


- Hiệp 1: khởi tố ông Trần Trung Giá.
(Các bài đăng tin này lần đầu tiên đều bị rút xuống)


- Giữa hiệp 1, 3Dũng (cầu thủ thứ 12) tung Vô ảnh cước, đá văng 4Sang khỏi khán đài A.



- Hiệp 2: KHÔNG khởi tố ông Trần Trung Giá.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/59286...i-to-tpov.html

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/59240...oi-to-tpp.html

http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/59...i-to-tpov.html



- Hòa 1-1.



- Trước khi đá hiệp phụ, 4Sang tung Cửu long Thập bát trảo quào lại, 3Dũng sợ trầy mặt, sút kem, hết đẹp, liền bỏ chạy "Cứu với, cứu với".



- Hiệp phụ: Khởi tố ông Trần Trung Giá.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/59314...khac-tpov.html

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/59316...i-to-tpov.html


- 3Dũng khóc hu hu, chạy về mét bu, kêu ra ông Đổ Mười, Lê Đức Anh. Bè lũ 3 tên lập bàn thờ gọi hồn ông Hồ về giải quyết.


Chủ Nhật này, đêm trăng tròn, ông Hồ sẽ hiện hồn về cho biết ý kiến có khởi tố ông này hay không.

Mittwoch, 26. September 2012

Người Việt và Tầu tại Wólka Kosowska ‘nuôi’ công an?



Ảnh Wyborcza
Các quầy hàng và kho bãi trong khu trung tâm thương mại Wólka Kosowska đã bị cháy 3 lần kể từ năm 2009. Kể từ đó, những người buôn bán tại đây bắt đầu trả tiền cho công an để họ nhận được sự bảo vệ tốt hơn. Điều này liệu có hợp pháp không?
Sự việc này vừa được đăng tải trên tuần báo Wprost, phóng sự do 2 phóng viên điều tra là Michał Majewski và Paweł Reszka thực hiện.
Các doanh nghiệp tại vùng Wólka Kosowska do lo lắng về hoạt động kinh doanh cũng như an toàn hàng hóa, nên đã quyết định tìm cách tăng cường sự bảo vệ từ phía công an. Việc nhận tiền là vi phạm pháp luật, công an không thể kiếm tiền nhờ sự khoản đãi của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mọi quy tắc đều có thể bị phá vỡ.
Điều đó đã xảy ra như thế nào? Các nhà báo của tờ Wprost giải thích: “Những người Việt Nam, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đưa tiền cho quận chủ quản dưới dạng các khoản cho, tặng. Sau đó quận chi tiền cho công an. Trưởng đồn công an chia cho các nhân viên như khoản thù lao làm việc thêm giờ và không quên nhắc họ lưu ý tới những người tài trợ. Rất đơn giản.”
Và đây không phải là số tiền nhỏ. Năm 2011, các doanh nghiệp tại đây đã chuyển vào ngân sách của quận [Lesznowola] 67.300 Zua-ty dưới dạng hiến tặng. Năm 2012 là 120.000 Zua-ty cũng theo hình thức tương tự.
Hai nhà báo dẫn lời chủ tịch Lesznowola- nơi trung tâm buôn bán Wólka tọa lạc- như là bằng chứng cho việc nhận tiền này: “Dân cư vùng Wólka biết ơn các trung tâm của người Trung Quốc, Thổ [và Việt Nam] đã giúp đỡ sửa chữa lại Trung tâm Giáo dục Thanh thiếu niên và tài trợ cho các hoạt động làm thêm giờ của công an. Điều này giúp cải thiện tình hình an toàn xã hội của khu vực”.
Ông chủ tịch nói tiếp: “Ở khu vực này [Wólka Kosowska] tình trạng phạm tội cũng cao hơn những vùng khác. Như đã đề cập, các thương gia cố gắng giảm thiểu tình trạng này bằng cách tài trợ để tăng thêm tần suất tuần tra của cảnh sát”.
Phát ngôn viên của công an quận, ông Mariusz Sokołowski phủ nhận điều này: “các nhà tài trợ không thể trả tiền cho cảnh sát được”.
Trong khi đó, người phát ngôn của công an thành phố là Mariusz Mrozek nhấn mạnh: “Việc làm thêm giờ vào các ngày nghỉ được trả từ ngân sách của quận, chứ không phải từ tiền của các công ty tư nhân”. 
Tại sao những người nước ngoài tại đây lại sợ hãi? Ở Wólka Kosowska họ đã tạo ra những vương quốc riêng của mình. Cách không xa khu vực buôn bán là khu nhà ở với cung cách thẩm mỹ riêng. Những ngôi nhà 1 tầng được sơn mầu vàng nhạt. Trước nhà thường có những ô tô sang trọng, đôi khi cả xe tải. Gần đó là các quán hàng ăn châu Á. Vì vậy họ chẳng cần đi đâu xa ra ngoài khu vực. Ở đây cũng không thiếu những sản phẩm đến từ các quốc gia của các di dân này. Wólka thực sự là thiên đường, nếu như ở đó thỉnh thoảng không cháy.
Hỏa hoạn xảy ra lần đầu vào ngày 2 tháng Tám năm 2009. Mặc dù 25 đơn vị cứu hỏa đã cố gắng dập lửa nhưng một khu vực bán hàng đã bị thiêu rụi.
Sự việc được lặp lại 2 năm sau vào ngày 10 tháng Năm năm 2011. Cột khói bốc lên từ khu kho thậm chí có thể nhìn thấy từ khoảng cách vài chục km. Lần này 36 đơn vị cứu hỏa cũng phải bó tay. 26/8/2012 tại khu vực buôn bán khác lại bốc cháy và còn tệ hại hơn cả đợt hỏa hoạn năm 2009.  Báo chí nói rằng, thiệt hại thậm chí có thể tới 10 triệu đô-la.
Mặc dù thường xuyên hỏa hoạn và ít người tin rằng đó là ngẫu nhiên, nhưng các doanh nghiệp, lần nào cũng vậy, lại đứng dậy từ đống tro tàn.
Nhưng nỗi lo của họ vẫn còn đó.
Lược dịch theo Wyborcza
© Đàn Chim Việt

Deactive bên Facebook


1. Nhìn vào màn hình của máy, bên góc trên, tay phải. Cạnh chữ "Home" có dấu mũi tên: Bấm vào đó (sẽ hiện ra một drop down menu)

2. Khi drop down menu hiện ra, tìm bấm: "Account Setting"

3. Coi bên màn ảnh máy tính, phía trên, tay trái (dưới bản "facebook") có : General, Security... BẤM VÀO "SECURITY"

4. Màn ảnh sẽ hiện ra một cái list, có, dưới "Security Settings" là một loạt.... Bỏ phần trên, chạy xuống phía dưới của cái list đó, sẽ thấy (sau cái cuối là Active Session) là hàng chữ highlighted "Deactivate your account" - BẤM VÀO ĐÓ.

5. Nó sẽ hiện ra một cái list, click vào một lý do, thường thì nên chọn, "I will come back". Sau đó nó sẽ bắt mình confirm. Làm cái đó là xong!

TUY NHIÊN: CẦN CẨN THẬN TRƯỚC KHI DEACTIVATE ACCOUNT: Những albums nào mà mình đã có trong FB sẽ bị temporary biến mất hết, và cái groups nào mình làm admin mà không có admin nào khác thay thế thì cũng coi như tiêu cái groups đó luôn.

Market Vectors Vietnam (VNM) bị Dr. Tran trực tiếp đánh trọng thương tại New York


Quote:
Trích dẫn từ bài viết của giotnang Xem Bi
Chúc Dr Trần lên đường vì cuộc chiến sống còn của dân tộc .Đã tới lúc phải giông bão nổi lên rồi .Không thể nhân nhượng bọn quỷ đỏ này được nữa .Chỉ một con đường giết tới cùng ,sắc lạnh .Khi dân tộc Việt nam này đứng lên trả thù thì chắc sẽ khắc nghiệt hơn rất nhiều ,đảng CS sẽ bị tắm máu ,rửa sạch nổi uất hận mà chúng đã gây ra .

Mới ngày nào đó tinh thần dân tộc ủng hộ Việt Cộng thống nhất thì hôm nay tinh thần ấy sẽ quét sạch vũng máu tanh hôi ,cái gì cướp lấy của dân tộc này phải được trả lại cả vốn lẫn lãi .Mọi sự ủng hộ Đảng CS vào lúc này đều bị trả giá khắc nghiệt .
Tôi làm gần xong nhiệm vụ tại NYSE hôm nay:

$15.80 Change -0.40 -2.47%

Mất mốc $16, các ngày tới sẽ TỰ XUỐNG đậm, mất mốc $15 rất mau.

Ai theo dõi thì thấy rõ, có lực "nào đó" đánh XUỐNG rất kiên trì, không sợ lỗ, không cần biết có ai mua hay không, giá đang bao nhiêu.


-----------------


Tối nay sẽ tới phiên các cháu tôi bên Úc tiếp tục công việc.


Hôm qua do thiếu chuẩn bị, chúng bị "hết đạn" quá sớm. Như thông lệ, tuổi trẻ háo thắng, ham đánh XUỐNG quá sớm, quá mau.


Tôi đã nhắc đi nhắc lại gần 100 lần, biểu chúng viết xuống nhiều lần, đó là ĐỪNG HÁO THẮNG, KIÊU BINH LÀ BẠI BINH, PHẢI CHỜ THỜI CƠ, KIÊN NHẪN LÀ MỘT TRONG CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH HAY BẠI.


Đằng này, do quá gấp muốn thắng, trong tay lại có rất ít CK mua vòng ngoài để bán vòng trong, do đó mới chừng 1-2 tiếng sau khi mở sàn là chúng bán ra sạch.


Tuy lúc đó cũng đánh được giá xuống, nhưng do hết CK bán ra, lại chưa kịp gây hoảng loạn toàn sàn, nên thiếu lực "đánh theo". Từ đó để cho VNI lên lại, tuy rất nhẹ không tới 1%.


-----------------


Đêm nay chúng sẽ làm lại, có tôi dạy cho 1 trận nặng lời sau vụ tối hôm qua, để xem đêm nay chúng có làm nên trò gì hay không.


Có lẽ sẽ làm tốt hơn, 1 phần do hôm nay có nhiều "đạn" hơn, vì có thêm thời gian mua khống, để tối nay bán khống.


Ngoài ra, tôi còn dạy cho nhiều "chiêu" nhấp giá, để tuy bán ra ít, nhưng thúc đẩy nhiều nhà đầu tư khác "bán theo".


-----------------


Quan trọng là làm lực đẩy, làm chất xúc tác, chứ từ ngoài đâu có nắm hết thị trường, vả lại phải mua bán lén lút chứ không như tôi tại Mỹ có thể bắn phá VNM bao nhiêu cũng được, tùy túi tiền thôi.


6 tháng tới đây, chúng tôi quyết định tăng cường áp lực kinh tế tài chánh lên Việt Cộng, 1 phần vì sau vụ Điếu Cày, các vị lãnh đạo trong Tân Hiến Pháp thực sự nổi giận, điều tôi ít thấy ở họ.


Chúng tôi được lệnh dùng đủ mọi phương cách hiểm ác để hại chết KT Việt Cộng. May là còn có tôi ngăn chận, chứ nhiều người trong nhóm định dùng nhiều cách tôi cho là khá "ma giáo".


Dù gì phải giữ uy tín, không thể hạ thấp chính mình cho dù như vậy thì có thể hạ thấp kẻ địch thêm nhiều.

Chúng tôi sẽ tấn công mạnh gấp chục lần vào nền KT Việt Cộng trong thời gian tới.


Quote:
Trích dẫn từ bài viết của Dr_Tran Xem Bi
FED có thể in ra 2000 tỉ USD:

http://money.cnn.com/2012/09/24/news...ml?iid=SF_E_LN
Tin này sẽ làm giá CK Mỹ tăng.

Đánh xuống VNM tại New York sẽ khó khăn.


Nhưng tôi sẽ cố gắng trong mức có thể, cũng vì bận quá nhiều việc khác, không theo dõi suốt tới 4 PM EST được.


Cuộc chiến tiếp tục.


Kêu gọi Việt Cộng cho có nhân quyền, dân chủ, rất mất thời gian.


Họ đạp lên đầu dân chủ 1 cú rất mạnh hôm qua, phạt Điếu Cày 12 năm.


Thực dân Pháp là ông Thánh sống, nếu đem so với Việt Cộng.


---------------


Cho tụi bây mở con mắt ghèn ra hết, mấy đứa ùn ùn đi "đánh Pháp, đánh Mỹ".


Thử hỏi, Điếu Cày so với Huỳnh Tấn Mẫm, ai phá nước hơn ai?


Nói nhiều vô ích, phe tôi dẹp bỏ mọi cố gắng hòa giải, hòa dịu.


Tôi sẽ bỏ câu 19, 20, trong tiền đề HP7.


Sẽ sửa lại, nếu thắng Việt Cộng thì treo cổ hết bọn chúng.


Trận đấu kinh tế tài chánh sắp tới sẽ hết sức kinh hoàng, phe tôi sẵn sàng đánh tháu cáy, bỏ ra hết 1,25 tỉ USD đánh sập 3 mảng: Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản.


---------------


Các bạn chờ xem, sẽ còn nhiều cú đánh cực kỳ hiểm ác.


Không ủng hộ, nhưng không còn ngăn cản các phe KHÁC muốn làm nổ tung Dung Quất.


Tôi biết ít nhất 2 phe đang tìm cách làm việc này, trong đó có 1 số người ly khai khỏi phe Tân Hiến Pháp, do chúng tôi nhất định không dùng bạo lực - vì không cần.


Họ già rồi, không còn bao nhiêu thời gian, nên muốn đánh 1 đòn chí tử rồi chết cũng nhắm mắt, không thẹn với các bạn từng chết thảm trong các trận đánh kinh hoàng hồi 40 năm trước trong Chiến dịch MÙA HÈ ĐỎ LỬA Quảng trị.


Chúng tôi sẽ tấn công mạnh gấp chục lần vào nền KT Việt Cộng trong thời gian tới.
__________________

Dienstag, 25. September 2012

EURO ÂU CHÂU

GREECE
Photo of Greece 2 euros 2009 - Obverse Photo of Greece 2 euros 2009 - Reverse


PORTUGAL
Photo of Portugal 2 euros 2012 Photo of Portugal 2 euros 2012

FINLAND

Photo of Finland 2 cents 2012 Photo of Finland 2 cents 2012

NEDERLANDS

Photo of Complete Year Set
SLOVENIA
Photo of Slovenia 2 euros 2011 Photo of Slovenia 2 euros 2011

SAN MARINO

Photo of San Marino 2 euros 2012 Photo of San Marino 2 euros 2012

BELGIUM
Photo of Belgium 2 euros 2012 Photo of Belgium 2 euros 2012


MONACO



Photo of Monaco 2 euros 2011 Photo of Monaco 2 euros 2011

LUXEMBOURG

Photo of Luxembourg 2 euros 2005 Photo of Luxembourg 2 euros 2005

ESTLAND

Euromnzen Estland






Montag, 24. September 2012

Myanmar: Trưởng ban kiểm duyệt đậy nắp bút


The New York Times
Người dịch: Đỗ Uyên
21-9-2011
Văn phòng của ông ta một thời là trung tâm thẩm vấn, do các nhân viên cảnh sát quân sự đáng sợ của Nhật Bản điều hành, suốt Thế chiến II. Và đó là lý do vì sao quý ông Tint Swe mang biệt danh: kẻ tra tấn chữ nghĩa.
“Chúng tôi không bắt, không tra tấn ai cả, nhưng chúng tôi phải tra tấn những gì họ viết” – ông Tint Swe nói, bộ mặt nghiêm nghị nhường chỗ cho một nụ cười mơ hồ.
Ông Tint Swe là tổng kiểm duyệt gia cuối cùng của Myanmar, là viên trọng tài hùng mạnh phán xét những gì công chúng được phép đọc – và phán xét xem cái gì sẽ bị xóa khỏi chính sử.
Suốt gần 5 thập kỷ, các chính quyền quân sự ở Myanmar kiểm tra từng cuốn sách, từng cái tựa đề, từng bức ảnh và tranh minh họa, từng bài thơ, trước khi chúng được in ra. Đó là một công việc quan trọng sống còn đối với quân đội – lực lượng tìm cách kiểm soát gần như toàn bộ mọi mặt của đời sống dân sự.
Văn phòng kiểm duyệt được biết đến với một cái tên từ thời Orwell (George Orwell, nhà văn Anh, nổi tiếng với hai tiểu thuyết phê phán chủ nghĩa toàn trị là “Trại súc vật” và “1984”, từng sinh sống ở Myanmar hồi thập niên 20 của thế kỷ trước – ND): Cục Giám sát và Đăng ký Báo chí. Văn phòng này từng làm nhiều thế hệ người viết phát điên, phát khùng. Các nhân viên kiểm duyệt trả lại bản thảo với những dòng gạch đỏ, sau quá trình kiểm tra toàn diện. Thường là họ cấm cả sách, báo. Bất kỳ ý đồ chống đối/ bất mãn thoảng qua nào nhằm vào lực lượng quân sự, hoặc hàm ý gì về chính quyền tham nhũng, đều bị xóa bỏ. Miến Điện (Burma) – tên cũ của đất nước này – bị gạch đi để chỉ dùng tên Myanmar là tên mà Hội đồng Quân sự thích.
Ngay cả các trang vàng trong danh bạ điện thoại cũng phải đi qua văn phòng kiểm duyệt.
Khoảng 100 kiểm duyệt viên, phần lớn là phụ nữ, ngồi trên những chiếc ghế mây cũ kỹ và làm việc bên những chiếc bàn gỗ tếch cũ kỹ. Một số phần việc được tiến hành trên máy tính, song nhiều kiểm duyệt viên vẫn phải đặt sẵn bút đỏ trong lọ đựng bút. Văn phòng ngổn ngang những chồng sách, báo, bản thảo, mà nhân viên văn phòng cho biết là họ phải phun thuốc diệt mối thường xuyên để xử lý mối mọt.
Nhưng hiện nay, văn phòng yên ắng rõ rệt. Cách đây một tháng, ông Tint Swe đã triệu tập các tổng biên tập, chủ bút và người làm xuất bản hàng đầu của đất nước đến đây và ra một tuyên bố trọng đại: Sau 48 năm và 14 ngày, chế độ kiểm duyệt sẽ bị vứt vào đống đống nát của lịch sử.
Đối với thế giới, những thay đổi chính trị ở Myanmar – có thể kể đến một số việc như trả tự do cho các tù nhân bất đồng chính kiến, thành lập Quốc hội để tranh luận được diễn ra sôi nổi, và quyền tự do báo chí mới trao – vừa đột ngột lại vừa khó hiểu. Trong lịch sử cận đại, mới chỉ có vài trường hợp độc tài quân sự từ bỏ quyền lực mà không có bạo lực và đổ máu.
Câu chuyện của ông Tint Swe cho thấy những thay đổi từ trong chính quyền, một sự tự nhận thức dần dần ở rất nhiều công chức, rằng ách cai trị quân sự là không thể trụ vững được. Năm ngoái, ông Tint Swe và các quan chức khác trong Bộ Thông tin đã vạch lộ trình cho việc xóa bỏ chế độ kiểm duyệt – chỉ vài tháng sau khi chính quyền dân sự của tổng thống lên nắm quyền.
“Công việc mà tôi đã làm đó không phù hợp với thế giới, không phù hợp với thực tế” – ông Tint Swe phát biểu tại văn phòng của mình, nơi mà các khẩu hiệu của chính quyền treo gần kín các bức tường.
“Chúng tôi không thể không thay đổi” – ông nói. “Cả nước muốn thay đổi”.
Chính thức thì ông Tint Swe, 47 tuổi, là một thế lực hùng mạnh đứng sau cỗ máy tuyên truyền khủng khiếp của phe quân sự. Nhưng trong một biểu hiện cho thấy quyền lực của chế độ đã sụp đổ trong những năm suy vong của nó, nhà tổng kiểm duyệt này đã có một thời gian sống hai mặt. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, ông ta thú nhận rằng bản thân cũng là một cây viết đầy khát vọng. Vào những ngày cuối tuần, ông Tint Swe viết nhiều bài dài về lịch sử quân sự, vũ khí, và các đề tài khác. Một trong những cuốn sách ưa thích của ông là về lịch sử quân sự Mỹ.
Ông ta đưa bài lên Facebook – việc này khiến nhiều nhà báo cười giễu rằng ngay cả đến nhà tổng kiểm duyệt cũng biết phải làm thế nào để tránh hội đồng kiểm duyệt.
Những tiến bộ công nghệ đó đã thách thức chính quyền. Điện thoại cầm tay, tivi vệ tinh, và thế giới xuất bản số, tất cả đều nằm ngoài tầm tay của giới kiểm duyệt. Và chúng đều không phải là những thực thể trừu tượng đối với các quan chức như ông Tint Swe. Họ và gia đình họ cũng đều đang sống trong thay đổi.
Các nhà báo Myanmar cho biết ông Tint Swe, vốn là cựu quan chức trong quân đội, đã thay đổi dần dần trong thời gian 5,5 năm qua làm cái nghề gọi là tra tấn chữ nghĩa. (Trong quá khứ, tra tấn về thể xác ở Myanmar thường được sử dụng để hành hạ tù chính trị, và việc này do các cơ quan khác trong chính quyền đảm trách).
Ban đầu là một công chức nghiêm khắc, thô bạo và cứng rắn – xuất thân từ một quan chức quân đội trong một chính thể độc tài – ông Tint Swe đã trở nên ngày càng thân thiện và khoan hòa hơn, ông đã nhận ra rằng kiểm duyệt là điều không thể tồn tại trong kỷ nguyên Internet. Năm nay, ông đi xa hơn, bằng việc giúp các tổng biên tập tổ chức hội nghị về tương lai của báo chí trong nước.
Saw Lynn Aung, chủ bút tờ tuần báo Naypyitaw Times, nhớ lại cơn giận dữ không kiềm chế được của ông Tint Swe cách đây 5 năm, khi ông ta ra lệnh phải xóa bỏ một bài viết chống tham nhũng ở một bộ nọ.
“Anh biết luật rồi đấy!” – ông Aung nhớ lại rằng ông Tint Swe đã hét lên như thế. “Tôi có thể đóng cửa báo các anh!”.
Ông Tint Swe làm công việc của nhà tổng kiểm duyệt vào một trong những thời kỳ khó khăn nhất đối với phe quân sự cầm quyền: cuộc nổi dậy của các nhà sư vào mùa thu năm 2007, phản ứng vụng về của chính quyền trong thảm họa bão Nargis, cơn bão làm chết ít nhất 130.000 người vào tháng 5-2008. Ông bảo, những ngày đó, kiểm duyệt là cần thiết, để duy trì ổn định, trật tự.
Các nhà báo cho biết, kể từ sau những biến cố đó, ông bắt đầu bộc lộ các dấu hiệu cho thấy một sự uyển chuyển hơn.
Ông Saw Lynn Aung nói: “Ông ấy bảo: ‘Xin kiên nhẫn, đợi đã, rồi sẽ có thay đổi’. Cá nhân tôi cho rằng ông ấy đi trước mọi sự thay đổi một chút”.
Ông Tint Swe cho biết, giống như bất kỳ người nào khác, ông đã quan sát cẩn thận, tìm các dấu hiệu thay đổi ở tầng lớp lãnh đạo cao nhất. Ông đọc rất kỹ bài diễn văn nhậm chức năm ngoái của ông Thein Sein, bài diễn văn này tập trung vào hòa giải dân tộc và giảm nghèo.
“Bài diễn văn làm tôi có cảm giác rằng một sự thay đổi thật sự đang đến” – ông Tint Swe nói.
Ba tháng sau khi tổng thống nhậm chức – phải mãi sau này các nhà quan sát bên ngoài mới bắt đầu tin rằng quá trình cải cách là có thật – ông Tint Swe và các quan chức khác đã có những bước đi đầu tiên nhằm phá bỏ hệ thống kiểm duyệt. Vào tháng 6-2011, các bài báo nói về giải trí, y tế, trẻ em và thể thao bắt đầu được miễn kiểm duyệt. Tiếp sau đó là các chủ đề khác, và đỉnh cao là tháng trước, với chính trị và tôn giáo trở thành hai lĩnh vực cuối cùng tháo bỏ kiểm duyệt.
Trong khi tàn tích của chế độ độc tài dần lui vào quá khứ, cũng vẫn có những nhà cố vấn lo sợ về một sự tái xuất hiện độc tài. Liệu các ông trùm kinh doanh – vốn kiếm tiền từ chế độ độc tài, độc quyền và những hợp đồng được chính quyền quân sự ban cho – có làm chậm bước tự do hóa kinh tế không? Liệu những người kiên quyết thay đổi có chi phối được phe cải cách không?
Bàn về vấn đề kiểm duyệt, ông Tint Swe tỏ ra rất dứt khoát.
“Không có chuyện quay trở lại” – ông nói.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thắc mắc về quyền tự do báo chí ở Myanmar. Báo chí vẫn phải có giấy phép mới được xuất bản.
Kyaw Min Swe, chủ bút Tuần báo Tiếng nói (The Voice Weekly) – một tờ báo dấn thân đã từng bị chính quyền tạm đình bản 6 lần – nói rằng xóa bỏ kiểm duyệt là chưa đủ. Ông nhận định rằng toàn bộ Bộ Thông tin cũng phải bị xóa bỏ.
“Bộ Thông tin nói chung là để phục vụ độc tài” – ông Kyaw Min Swe nói.
Ông Tint Swe cho biết, số phận của văn phòng kiểm duyệt và các nhân viên của nó vẫn còn đang được xem xét quyết định. 100 nhà kiểm duyệt thú nhận, họ có thừa thãi thời gian rảnh tay và chẳng bao lâu nữa, sẽ ít việc hơn: trách nhiệm cho đăng ký xuất bản ấn phẩm giờ đây được giao lại cho mỗi bang tự quyết. (Myanmar theo chế độ liên bang – ND).
Ông Tint Swe nhìn một lượt quanh văn phòng, và bảo rằng ông có cảm giác mất mát.
Ông nói về chế độ kiểm duyệt: “Tôi tự hào rằng tôi đã là người chấm dứt nó. Nhưng tôi cũng là một con người. Văn phòng của tôi đã một thời đầy những cây viết, nhà văn, người làm xuất bản”.
Bây giờ thì văn phòng của tôi trông như một thành phố ma”.
Ảnh: Ông Tint Swe đã là tổng kiểm duyệt gia cuối cùng của Myanmar – thế lực hùng mạnh đằng sau cỗ máy tuyên truyền khủng khiếp của quân đội.
Nguồn: The New York Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Tây Tạng đang cháy – Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng bất hợp pháp


Top Secret Writers

Người Dịch: Dương Lệ Chi

18-09-2012
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc đã tiến vào Tây Tạng với một nhiệm vụ. Bây giờ, hơn sáu mươi năm sau, nhiệm vụ đó vẫn chưa hoàn tất.
Mặc dù những người Cộng sản chiếm được đất, nhưng họ đã không thắng được lòng dân. Quân đội kiểm soát mảnh đất Tây Tạng, nhưng áp bức đã không thể dập tắt mong muốn độc lập và tự do tôn giáo của người Tây Tạng.
Người dân Tây Tạng đã chiến đấu một cách anh dũng để duy trì sự tự do và toàn vẹn  của họ với tất cả hy vọng giành lại độc lập gần như đã bị mất. Như thế giới nhìn thấy, Tây Tạng đang cháy.
“Về mặt pháp lý, cho đến nay Tây Tạng vẫn còn như tình trạng của một nhà nước. Nhưng Tây Tạng là một nhà nước độc lập nằm dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp. Cả sự xâm lược quân sự của Trung Quốc lẫn sự chiếm đóng tiếp tục của Quân đội Trung Quốc (PLA)đã chuyển giao chủ quyền của Tây Tạng cho Trung Quốc. [1]”
Gần 61 năm trước, quân đội Cộng sản Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, được cai trị như một quốc gia có chủ quyền vào thời điểm đó [2] Quân đội Trung Quốc vào lấy mất đất đai, tự do và tín ngưỡng của người dân Tây Tạng. Sự chiếm đóng bất hợp pháp này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Trong khi các nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối các hành động bạo lực ghê tởm và gây hấn mà họ phải trải qua, các nước còn lại trên thế giới quan sát nhưng không để ý tới, và chính phủ các nước vẫn im hơi lặng tiếng [3]. Đất nước, văn hóa và người dân Tây Tạng đang bị tàn sát khi chúng ta không can dự và nhìn xem nó xảy ra.
Lịch sử Tây Tạng
Nhiều tài liệu cho rằng, Tây Tạng là một đất nước [có lịch sử] gần 2.000 năm [4]. Trong suốt thời gian đó, Tây Tạng bị ảnh hưởng nước ngoài vào các thế kỷ 13 và thế kỷ 18 [5]. Bất chấp thực tế này, Tây Tạng đã được tự do và được công nhận tự do.
Mặc dù Tây Tạng không có quan hệ chính thức với nhà Minh, Trung Quốc (1386-1644), nhưng họ đã có quan hệ chặt chẽ với đế chế Mãn Châu sau đó. Trong thời gian này, Đạt Lai Lạt Ma đồng ý trở thành lãnh đạo tinh thần của Hoàng đế Mãn Châu. Tuy nhiên, sự kiện này không có nghĩa là Tây Tạng đã từ bỏ nền độc lập của mình [6].
Ngay cả khi quay ngược lại thời gian năm 1913, nền độc lập của Tây Tạng đã được nhiều nước công nhận với các tuyên bố trong khu vực [7], trong đó có Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, người Trung Quốc bác bỏ các tuyên bố tự do của Tây Tạng. Về phần mình, Trung Quốc chỉ ra lịch sử truyền miệng hoặc các bản đồ cổ, vẽ hàng trăm năm trước. Trung Quốc không công nhận chủ quyền bằng vũ lực, do đó họ không thể đòi quyền sở hữu đối với Tây Tạng do sự chiếm đóng đất đai của họ.
Trong trường hợp này, họ chỉ dựa vào các tuyên bố trước đây cả thế kỷ [8].
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, tuyên bố là chủ sở hữu vùng đất này. Năm 1951, Trung Quốc áp đặt hiệp ước 17 điểm bất bình đẳng lên Tây Tạng, qua đó chinh phục người dân Tây Tạng bằng sự cai trị của Trung Quốc. Đến năm 1959, người dân Tây Tạng đã trở nên mệt mỏi với sự chiếm đóng bất hợp pháp này và nổi dậy. Cuộc nổi dậy đã dẫn đến kết quả 87.000 người Tây Tạng bị giết.
Sau sự kiện này, Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ, nơi ông lãnh đạo chính phủ lưu vong. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma ban hành hiến pháp cho nước Tây Tạng độc lập [9].
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối thừa nhận nền độc lập của Tây Tạng và đã tàn bạo trong việc khẳng định quyền kiểm soát ‘đất nước’.
Trung Quốc đàn áp Tây Tạng
Trung Quốc tuyên bố họ đã giải phóng người dân Tây Tạng, nhưng người dân Tây Tạng nhìn vấn đề này hoàn toàn khác. Người dân Tây Tạng lo sợ bị mất đất đai, văn hóa và cách sống của mình.
Như một người Tây Tạng tên là Tawu Jamphel Yeshi, 27 tuổi, phản đối sự cai trị của Trung Quốc, đã viết những dòng sau đây trước khi tự thiêu:
“Chúng tôi (người Tây Tạng) yêu cầu được tự do thực hành tôn giáo và văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đòi quyền tự do sử dụng ngôn ngữ của chúng tôi. Chúng tôi đòi có được quyền bình đẳng như những người dân sống ở các nơi khác trên thế giới. Dân thế giới, xin hãy ủng hộ Tây Tạng. Tây Tạng thuộc về người Tây Tạng [10]“.
Mọi thứ trở nên quá tồi tệ đối với người Tây Tạng khi đang viết bài này, không dưới 54 người Tây Tạng đã tự thiêu để mọi người chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của họ. Mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma không đồng ý với hành động này [11], sự phản kháng vẫn tiếp tục.
Nhu cầu của người Tây Tạng đã thay đổi. Trong những năm qua, nhiều nước đã hỗ trợ một Tây Tạng độc lập. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, những nước cam kết hỗ trợ này càng ít hơn.
Thất bại trong việc hỗ trợ người dân Tây Tạng đau khổ, đã dẫn đến sự gia tăng đàn áp của Cộng sản trong khu vực và sự xung đột cho người Tây Tạng. Khi áp lực quốc tế lên Trung Quốc giảm bớt, người dân Tây Tạng buộc phải chiến đấu cho các quyền tự do cơ bản mà tất cả mọi người phải được được hưởng.
Tự Do Tôn Giáo
Dân Tây Tạng muốn có tự do tôn giáo, đây là một vấn đề đối với người vô thần Trung Quốc.
Mặc dù tự do tôn giáo được Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ, nhưng “tự do thực hành tôn giáo” thì không. Điều này có nghĩa là hiến pháp Trung Quốc chỉ bảo đảm quyền tự do “sinh hoạt tôn giáo bình thường”.
Đảng cộng sản đã lấy mất rất nhiều quyền tự do qua điều mà họ tuyên bố là “bình thường”. Chẳng hạn như, đạo Phật công nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma và uy thế của ngài, thì bị cấm. Thật vậy, các Phật tử Tây Tạng thậm chí không được phép sở hữu hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như không được giữ tài liệu liên quan đến những lời giáo huấn của ngài [12].
Ở Trung Quốc, “tự do tôn giáo” có nghĩa là một người được tự do thực hành tôn giáo theo cách Đảng Cộng sản ra lệnh.
Không chỉ Đảng Cộng sản vô thần, mà họ còn kiểm soát tất cả các tôn giáo bằng một bàn tay sắt. Vấn đề gần đây nhất là chính phủ Trung Quốc đã đàn áp tất cả các tôn giáo chính ở Trung Quốc, và xem tôn giáo là mối đe dọa đối với địa vị thống trị của Cộng sản.
Người Tây Tạng nói riêng, là một cái gai đối với họ. Đa phần bắt nguồn từ thực tế là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bỏ trốn. Việc ngài tiếp tục đối thoại với phương Tây được xem như là ly khai với Trung Quốc và là một cách phá hoại Trung Quốc.
Việc này ngày càng trầm trọng hơn do tình yêu thương và sự tôn kính mà người Tây Tạng ngày nay dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hậu quả là, Trung Quốc đàn áp hơn bao giờ hết. Đàn áp đã trở nên quá khốc liệt và tàn bạo mà Bắc Kinh không muốn thế giới nhận ra mọi thứ trở nên tồi tệ như thế nào.
Để giữ bí mật này trong chăn, người nước ngoài không thể nào có được visa vào Tây Tạng. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Tây Tạng bị ‘đóng cửa vô thời hạn’ đối với người nước ngoài [13]. Dường như chính phủ Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để che đậy những gì đang thực sự xảy ra ở Tây Tạng.
Người Tây Tạng cũng tranh đấu do không thể dung nạp cộng sản, với mục đích sống một cuộc sống bình thường, nhưng không thể. Ngoài việc bắt buộc người Tây Tạng để tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma, người dân còn phải trải qua sự “giáo dục lòng yêu nước”, và họ phải tuân theo đạo Phật kiểu Cộng sản.
Người dân Tây Tạng cho rằng những phương pháp này và các chính sách khác – như việc bắt buộc loại bỏ bất kỳ, cũng như tất cả mọi hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – là hết sức vô lý. Họ cũng chỉ ra việc thi hành nặng tay mà cộng sản đã áp đặt lên họ. Một ví dụ trong số đó là rất nhiều điểm kiểm tra của chính phủ mà người Tây Tạng phải đi qua trong khi đi lại.
Những người dân sống trên mảnh đất này cũng giống như sống ở một trong những nhà tù cao nhất trên trái đất. Hầu hết cho rằng các chính sách đàn áp vẫn tiếp tục. Các tu sĩ Tây Tạng vẫn đang bị bắt giữ và “cải tạo”.
Họ bị đánh đập và buộc phải tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma [14].
Tuần tới, tôi sẽ bàn sâu thêm về một số “giải pháp” bi kịch mà Trung Quốc đã khám phá ra cho “vấn đề” Tây Tạng.
Tài liệu tham khảo & hình ảnh:
[1][4][8][9] DhamraKara.net
[2] như trên
[3] RFA.org
[5] như trên
[6] Những người bạn của Tây Tạng
[7] Phayul.com
[10] Sify.com
[11] NY Daily News
[12] Buddhist Channel
[13] Telegraph
[14] Global Post
[15] Sify

Nguồn: Top Secret Writers
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Thế hệ thanh niên Trung Quốc bị tẩy não

Foreign Policy

Tác giả: Qi Ge

Người dịch: Đan Thanh
21-9-2012
Những cuộc biểu tình chống Nhật Bản chẳng đòi lại được đảo cho chúng ta, mà chỉ làm rõ một điều: Người dân là con rối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
THƯỢNG HẢI – Từ thập niên 1970, tôi đã được biết rằng nhân dân Trung Quốc là nhân dân tự do và dân chủ nhất thế giới. Mỗi năm tôi đi học tiểu học ở Thượng Hải, các thầy cô giáo đều nhắc đi nhắc lại điều này trong giờ đạo đức và chính trị. Sách giáo khoa – giả vờ giả vịt ngây thơ – hỏi chúng tôi rằng liệu tự do và dân chủ ở các nước tư bản có thật là cái mà họ tự nhận không? Sau đó là có đủ kiểu logic và các ví dụ không hề nêu nguồn trích dẫn, nhưng do tôi luôn luôn ngồi đếm thầm trong những giờ học đó, thay vì tập trung nghe giảng, cho nên việc chính quyền làm về căn bản là vô ích đối với tôi. Ở trường trung học và lên đại học, tôi khó bị tẩy não một cách kỳ lạ.
Nhưng ngay cả như thế, thì trong những năm đại học, tôi vẫn ghét Nhật Bản. Tôi cảm thấy người Nhật đã giết hại quá nhiều đồng bào tôi, đa số nạn nhân đều là dân thường, và cuối cùng Nhật đầu hàng thì vẫn là chưa đủ. Chỉ sau khi học tiếng Nhật và đọc thêm các tài liệu lịch sử, tôi mới dần hiểu ra bộ mặt thật của lịch sử: Khi quân đội Nhật xâm lược Trung Quốc vào năm 1931, Mao Trạch Đông – hồi ấy vẫn còn là du kích – đã quay đầu tháo chạy. Tưởng Giới Thạch – vị tống thống trên danh nghĩa của Trung Hoa lúc đó đã trụ lại để chiến đấu trong thành phố Trùng Khánh thời chiến, còn Đảng Cộng sản của Mao trốn lên phía bắc để lập căn cứ chống Nhật ở tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), Cam Túc (Gansu), và Ninh Hạ (Ningxia), nơi chẳng có một lính Nhật nào.
Thanh niên ngày nay lại lặp lại những chuyện tôi đã trải qua hồi mới lớn, nhưng, không như thế hệ tôi – những người mà lòng căm ghét Nhật Bản chỉ dừng ở mức độ lời nói – thế hệ này đã xuống đường biểu tình.
Mặc dù hiến pháp Trung Hoa cho phép dân biểu tình, nhưng chính quyền vẫn cấm biểu tình trong những trường hợp đặc biệt. Bất cứ ai biết sử Trung Quốc đều hiểu rằng khi luật Trung Quốc quy định một điều gì đó thì có thể là nó có ý nói ngược lại. Ví dụ, luật Trung Quốc bảo rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng trên thực tế, Hồ Cẩm Đào và các đồng chí của ông ta bình đẳng hơn tất cả những người khác.
Vì vậy, thanh niên Trung Quốc ngày nay nên cảm ơn chính quyền Nhật Bản, bởi vì nếu Nhật Bản chưa mua quần đảo Điếu Ngư, thì chính quyền Trung Quốc sẽ chẳng mở mạng một chút nào để cho phép họ xuống đường như tuần trước. Những người biểu tình hò hét các khẩu hiệu đơn điệu, nhàm chán, chẳng hạn như đòi Nhật Bản cút khỏi quần đảo Điếu Ngư; công an mặc thường phục trà trộn với người biểu tình, trao đổi với nhau một cách hết sức căng thẳng qua tai nghe. Người biểu tình thậm chí còn vác ảnh Mao Trạch Đông – đã chết từ năm 1976, và tôi thì ước giá như ông ta chết sớm hơn thế.
Nhiều người biểu tình trẻ tuổi tỏ ra cực kỳ phấn khích. Hàng thập kỷ qua, các chương trình tivi về cuộc kháng chiến chống Nhật 1931-1945 bóp méo mọi sự thật lịch sử và biến người Nhật thành một sắc dân ngu đần, hung hãn, tàn bạo, một giống gián cần bị tiêu diệt. Thật buồn cười là, các diễn viên Trung Quốc vào vai ác quỷ Nhật Bản đều chỉ nói tiếng Trung Quốc, khúm núm một cách trơ trẽn, mọi cử chỉ của họ chẳng khác gì các quan chức tham nhũng có mặt trên khắp đất nước Trung Hoa ngày nay.
Giờ đây, chính quyền Trung Quốc cảm thấy chỉ bôi nhọ kẻ thù qua tivi thì chưa đủ, và đã đến lúc cho phép thanh niên biểu tình – một cơ hội mà thanh niên rất hoan nghênh, bởi vì như thế là thông qua các hành động yêu nước của mình, họ có thể chứng tỏ là họ có giá trị trên cái cõi đời này. Nhiều người trong số họ bình thường có địa vị rất khiêm tốn, thu nhập thấp, lê lết vật lộn sống ở các thành phố đắt đỏ. Họ không mua nổi nhà, không có gia đình, không nuôi được con, không chăm sóc nổi bố mẹ, và chẳng ai quan tâm chú ý đến họ. Nhưng giờ đây, những con rối bị chà đạp đó cuối cùng đã có thể nhảy vào trung tâm của sân khấu chính trị, thế nên họ rất sẵn sàng để cho người ta giật dây họ.
Tuy nhiên, nền giáo dục tẩy não của chính quyền Trung Quốc tinh vi hơn thế nhiều. Để một chế độ đỏ có thể tồn tại lâu đến thế, để theo kịp với phương Tây về sự thừa thãi của chủ nghĩa tư bản, họ cần phải vượt trội so với mô hình Xô Viết thô bạo. Và chắc chắn là, sau những vụ đập phá, đốt phá, cỗ máy tuyên truyền sẽ tung ra khẩu hiệu “yêu nước có lý trí”: Vẫn là những định-hướng-theo-đảng cũ kỹ đó, nhưng bây giờ là một thời đại khác rồi và đảng cần kín đáo hơn, có nghĩa là họ phải nhấn mạnh cái từ đang là mốt thời thượng: “có lý trí”. Đảng Cộng sản và Bộ Tuyên truyền của họ luôn luôn theo kịp thời đại.
Trong cái xã hội toàn trị một cách tinh vi này, “yêu nước có lý trí” nghĩa là phải tôn trọng các quy tắc mà chế độ toàn trị đề ra. Kiểu lý trí đó, và kiểu yêu nước đó, cũng sẽ tương tự như của Joseph Goebbels mà thôi. Tuy nhiên, những thanh niên yêu nước bị tẩy não ở Trung Hoa lục địa không hiểu điều đó. Người Hong Kong – những người biểu tình phản đối “nền giáo dục yêu nước” do chính quyền lục địa áp đặt lên họ – mới thật hiểu biểu tình: Không giống như ở lục địa, các cuộc biểu tình ở Hong Kong thực sự là tự phát và không được sự hậu thuẫn của chính phủ. Thảo nào mà các hãng tin sở tại không hề đưa tin về chúng.
Thật lạ, trên các blog, một số lượng đáng ngạc nhiên các trí thức nổi tiếng Trung Hoa lại nhiệt liệt ủng hộ khẩu hiệu yêu nước có lý trí. Lúc đầu, tôi thấy như thế là hỏng rồi, nhưng về sau tôi hiểu ra: Khi họ ngồi học các giờ đạo đức ở trường tiểu học, hẳn họ đã không có cái thú như tôi là đếm đến những số thật lớn.
Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Xạo Hoài Cha Nội!


Kiều hối GIẢM:
“…Thứ nhất, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng kiều hối trong 3 quý liên tiếp đầu năm nay đều giảm. Trong đó, dự kiến lượng kiều hối chảy về Việt Nam trong quý III/2012 ước đạt 1,83 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 2,04 tỷ USD. Trong khi kiều hối đang có ảnh hưởng khá lớn đến dòng tiền trên TTCK, thì việc lượng kiều hối giảm sẽ tác động không tích cực đến sức cầu trên thị trường…” (Caféf, 10/09/2012)
Kiều hối TĂNG:
“6 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối về Việt Nam đã đạt trên 6 tỷ USD (cả năm 2011 là trên 9 tỷ USD). Một số chuyên gia dự báo, kiều hối năm nay có thể đạt khoảng 10 – 11 tỷ USD, tức tăng khoảng 20% so với năm 2011, và cao hơn mức tăng trung bình 10% – 15% của những năm gần đây…” (Vietstock, 17/09/2012)
—————————–
Tôi có làm thống kê, có dữ liệu từ nhiều nguồn, cho thấy năm nay KIỀU HỐI GIẢM so với năm ngoái.
Tuy nhiên, vẫn còn rất cao, và do đó giúp KT Việt Cộng rất nhiều.
Theo 2 bài trên, ông Nghĩa dùng tên mình ra nói, thì nói KIỀU HỐI GIẢM.
Các bạn chú ý bài dưới, khi nói KIỀU HỐI TĂNG, tác giả bài báo và ông Hiếu chỉ nói rất chung chung, “một số chuyên gia dự báo”.
Và tác giả “Đỗ Lê” là ai, ai từng nghe tới?
Muốn lừa gạt dân chúng, theo kiểu “ráng chịu thêm chút nữa, vài tuần sau sẽ thoải mái hơn nhiều”, Việt Cộng hay có các bài báo “khen tốt” cho nền KT như bài trên của “Đỗ Lê”.
Đây là kế “rừng mơ” của Tào Tháo. Quân lính đi đường mỏi mệt, muốn trốn, năm lăn ra nghỉ, v.v… Tào Tháo nói dối “Có rừng mơ trước mặt, chút nữa sẽ tới”.
Quân lính “thèm rõ dãi”, ráng chạy lên, đương nhiên vẫn không thấy gì.
Tào Tháo cứ dụ gạt đám lính ngu như vậy, nào là hứa cho vàng, gái, đất ruộng, v.v… cuối cùng cũng tới nơi, và đương nhiên quỵt hết, chối hết, tất cả các lời hứa.
Việt Cộng nghiên cứu sử Tàu rất kỹ, biết rõ các mưu kế này.
VC gạt dân ngu khu đen VN, nông dân, suốt 82 năm qua, vẫn còn thằng, con, ngu tin theo.
Lúc nào cũng “sắp giàu rồi”, “2020 thành quốc gia công nghiệp hóa”, “đã qua thời gian khó khăn nhất của nền KT”, v.v…
Đang khi đó, cả 40% trong số 600 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐÃ PHÁ SẢN, thất nghiệp tăng 20%, mà Việt Cộng còn gân cổ cãi “Kinh tế tăng 4-6%”, rồi cho cả 700 báo đài, thêm mấy chục ngàn cái loa phường nói láo suốt ngày đêm. (Vietstock, 25/06/2012)
Và họ làm như lo lắng lắm về rửa tiền.
—————————–
Trời đất, ai không biết các cty như Dragon Capital, VinaCapital, là các nơi rửa tiền cho tội phạm quốc tế từ bao nhiêu năm nay.
Họ đăng ký kinh doanh tại Cayman Islands nơi mà BẤT CỨ AI cũng có thể đem cặp táp tiền còn dính máu, xì ke, thuốc súng, liệng lên bàn cũng đều được cấp cho tờ giấy “nhà đầu tư”.
Do vậy mà các cty này lỗ suốt nhiều năm qua, năm nào cũng lỗ mấy chục %, nhưng họ vẫn tỉnh bơ.
Vì lý do đơn giản, đó là tiền tội phạm, tiền “chùa”, tiền ăn cắp, ăn cướp, nên chủ nhân không ngại lỗ vài chục %, miễn sau liệng ra tiền dính máu, xì ke, thuốc súng (đám buôn lậu vũ khí thế giới) rồi đổi ra checks “sạch”.
—————————–
CP Việt Cộng làm sao mà không biết, ông Dũng làm sao mà không biết. NHƯNG họ làm ngơ, vì cần ngoại tệ bơm vào VN.
Nay chủ yếu là muốn kê lên “KIỀU HỐI TĂNG”, rồi giả bộ từ bi lo lắng việc “rửa tiền”.
Xạo Hoài Cha Nội (XHCN)!
—————————–
Cafef, “Từ nay đến cuối năm, TTCK chưa thể phục hồi”, 10/09/2012, http://cafef.vn/20120910051332532CA31/tu-nay-den-cuoi-nam-ttck-chua-the-phuc-hoi.chn
Vietstock, Kiều hối tăng: Niềm vui và nỗi lo, 17/09/2012, http://vietstock.vn/2012/09/kieu-hoi-tang-niem-vui-va-noi-lo-757-239597.htm
Vietstock, ‘Lạm phát giảm do sức mua của người dân kiệt quệ’, 25/06/2012, http://vietstock.vn/2012/06/lam-phat-giam-do-suc-mua-cua-nguoi-dan-kiet-que-761-226871.htm

Không thể nhân nhượng, hòa hoãn với Việt Cộng, rồi hy vọng họ thay đổi, hoặc ráng tìm "thành phần tiến bộ" nào đó trong nội bộ ĐCS



Việt Cộng leo thang chống dân VN, thế này thì ngày tàn của Việt Cộng làm sao mà yên ổn, không bị đổ máu:
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/89784...-nha-nuoc.html


"...Ngày 24/9, TAND TP.HCM đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án “tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” do bị cáo Nguyễn Văn Hải (tức bogger ‘Điếu cày’, 60 tuổi, TP.HCM) cùng đồng bọn thực hiện.

Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Văn Hải mức án 12 năm tù, tuyên phạt bị cáo Tạ Phong Tần (34 tuổi, Bạc Liêu) 10 năm tù, Phan Thanh Hải (tức ‘anh ba Sài Gòn’, 43 tuổi, Hà Nội) 4 năm tù cùng về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”..."


-----------------------


Việt Cộng khôn hồn thì nên ráng giữ KT cho đừng sập thêm.


KT mà sập thêm, dân đói nên nổi loạn, thì toàn bộ 3 triệu đảng viên khó sống sót.


3 người trên có số người truy cập rất đông, ngay tại VN. Số fans này sẽ không để yên.


Sẽ có người tiếp nối, mà thật ra chỉ cần lật các trang báo Việt Cộng thì thấy thiếu gì tin "phản động" nói xấu quan chức, nền KT.


Sắp tới đây, KT Việt Cộng sẽ còn thê thảm hơn, nay LẠM PHÁT bắt đầu tăng vọt trở lại, đang khi SỨC MUA (purchasing power) của dân chúng bị sụt giảm thảm hại.


May là có việc, mà gần 100% công nhân nay bị thiếu ăn, cạn kiệt sức lực, từ đó dễ bị tai nạn lao động, tàn phế do lao lực quá sức trong tình trạng tay run, mắt mờ.


-----------------------


Tình hình tệ hại như vậy mà Việt Cộng KHÔNG thay đổi chút nào, vẫn lưu manh, mánh mung xảo quyệt như hồi còn trong hang Pắc bó, chui bò dưới sình Củ chi.


Tụi rừng rú này làm gì hiểu biết cái gì là văn hóa, văn minh, cái gì là tự do ngôn luận, là dân chủ tự do, là bỏ phiếu công bằng.


Không thể nhân nhượng, hòa hoãn với Việt Cộng, rồi hy vọng họ thay đổi, hoặc ráng tìm "thành phần tiến bộ" nào đó trong nội bộ ĐCSVN.


Phe tôi quyết định sẽ thảm sát nền Kinh tế Việt Cộng, buộc chúng phải quy hàng, vì ngân hàng sụp đổ, TTCK sụp đổ, BĐS sụp đổ. Khi đó, chính quan chức cũng bị phá sản phải bỏ chạy khỏi VN, chức vụ, để bảo vệ phần còn lại của tài sản họ.


Nay họ ĐÃ bị thiệt hại rất nhiều rồi, nhưng còn ráng thoi thóp, hy vọng.


-----------------------


Tôi có tin IDG VN sắp đóng cửa, con rể ông Dũng sắp thất nghiệp.


Tin này nếu đúng thì sẽ là 1 cái tát nảy đom đóm vào mặt Henry Hoàng, ông Dũng, và nền KT VN.


Cty này đòng cửa tại VN là phải, chịu lỗ hàng trăm triệu USD. Các cty họ đầu tư vào bên VN không có cái nào là sinh lợi cả, mà cao lắm chỉ huề vốn.


Họ rút ra, rất đau, nhưng họ thấy rõ là càng ở lại sẽ chỉ càng tốn thêm tiền, trong khi viễn cảnh không có gì sáng sủa cả.


TT Indonesia đã lên tiếng là VN cần được cứu giúp tài chánh, báo WSJ đăng 1 loạt 3 bài chê bai nền KT Việt Cộng sát ván, cty IDG chuyên về truyền thông, tin tức, làm sao mà không biết.


Ngoại quốc sắp rút hàng loạt ra khỏi VN, chỉ còn lại vài cty lớn như Honda, Toyota, co cụm hoạt động, chứ không cty nào phát triển, tăng vốn đầu tư - trừ vài công trình BĐS đắc địa - cả.


-----------------------


Vào lúc này, lẽ ra Việt Cộng nên hòa hoãn, tìm đường thoái lui. Nhưng, không, họ vẫn cứng đầu, cái cứng cổ bướng bỉnh của Chí Phèo tới chết không nhận mình sai.


Thôi thì phải chìu ý họ thôi, cho họ chết trong sự bướng bỉnh, si khờ của họ.

Gửi thủ hiến tiểu bang Hessen (Đức) Volker Bouffier về chuyến công du Việt Nam tháng 10/2012.



Ministerprsident des Landes Hessen Volker Bouffier

 

Diễn Đàn Việt Nam 21 
ngày 18.09.2012



Kính gửi Thủ hiến tiểu bang Hessen

Ông Volker Bouffier
Phủ thủ tướng tiểu bang
Georg-August-Zinn-Str.1

65183 Wiesbaden                                                                                                  



Thưa thủ hiến,


chúng tôi rất quan tâm ghi nhận tin tức về chuyến công du Á châu của ông từ ngày 3 đến 10 tháng 10 năm 2012 mà chặng đầu tiên sẽ là Việt Nam, quê hương cũ của chúng tôi. Chúng tôi đánh giá cao sự kiện bên cạnh các vấn đề kinh tế thì khía cạnh văn hóa, giáo dục, khoa học, môi trường và nhân quyền sẽ là đề tài trong các cuộc tiếp xúc của ông. Quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Đức và Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho đồng bào chúng tôi. Đặc biệt là người Việt Nam sẽ tiếp thu được từ người Đức rằng về lâu về dài không thể phát triển kinh tế nếu không có tự do, như lời tuyên bố mới đây của bộ truởng kinh tế liên bang Philipp Rösler trong một cuộc phỏng vấn trước khi viếng thăm Việt Nam.


Tiểu bang Hessen đã đóng góp không nhỏ và giữ vai trò dẫn đầu trong quá trình xây dựng và phát triển trường đại học Việt-Đức. Với chương trình tuổi trẻ gặp gỡ "Hessen gặp Việt Nam - Việt Nam gặp Hessen", ông đã tạo cơ hội giao lưu văn hóa cho học sinh Việt Nam, giúp cho thanh thiếu niên Việt Nam được biết nhiều hơn về xã hội tự do dân chủ của nước Đức. Đến nay vẫn còn nhiều trẻ em Việt Nam không được đến trường vì cha mẹ không thể trả học phí. Vì thế việc ông tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lãnh vực giáo dục chúng tôi thấy rất quan trọng. Như thế ông sẽ giúp không chỉ cho thanh thiếu niên mà còn cho tất cả mọi người  Việt Nam phát huy tinh thần tự do, dân chủ, công bằng và lòng can đảm muốn có thay đổi.


Quê hương chúng tôi vẫn còn nhiều tệ nạn. Nhà cầm quyền Hà Nội hứa hẹn với người dân "độc lập, tự do và hạnh phúc" từ 37 năm nay nhưng những điều này vẫn chưa thành sự thật. So sánh với tranh chấp biển đảo Nhật - Trung hiện nay cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội thay vì
giữ gìn độc lập càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc khi để cho Bắc Kinh chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà không có một phản kháng nào. Hà Nội đã đè nén khát vọng tự do của người dân, bắt giữ những người bất đồng chính kiến cũng như không tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng. Đằng sau bộ mặt kinh tế bề ngoài được đánh bóng là phồn thịnh thì thực tế phần lớn dân chúng phải chịu đựng nghèo đói, lạc hậu và tham nhũng thay vì hạnh phúc. Các quan chức lũng đoạn công quỹ trong đó gồm cả tiền viện trợ phát triển. Trong lãnh vực môi trường Hà Nội theo đuổi một chính sách thù địch thiên nhiên và con người. Trong khi nước Đức sẽ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thì Hà Nội lại nhập khẩu các lò phản ứng từ Fukushima, Chernobyl. Nhiều nhà trí thức và chuyên gia nguyên tử như các giáo sư Phạm Duy Hiển, Nguyễn Khắc Nhẫn, Hoàng Xuân Phú, Trần Văn Bình v.v. cũng như Mạng môi trường „Save Vietnam´s Nature“ đã lên tiếng phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam nhưng nhà cầm quyền vẫn bám chặt vào công nghệ nguy hiểm này.

Chúng tôi rất hoan nghênh nếu trong chuyến đi ông dành thì giờ để trao đổi với đại diện của xã hội dân sự và các cộng đồng tôn giáo
Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng ông sẽ thẳng thắn đề cập đến số phận của các tù nhân chính trị bất bạo động tại Việt Nam và can thiệp cho họ sớm được tự do.

Kính chúc ông cùng phái đoàn một chuyến đi thoải mái và thành công.


Dr. Hong-An Duong

Diễn Đàn Việt Nam 21
www.vietnam21.info
E-Mail: forumvietnam21@googlemail.com


an Herrn Ministerpräsident des Landes Hessen Volker Bouffier anläßlich seiner Reise nach Vietnam im Oktober 2012



Forum Vietnam 21
Sektion Deutschland
Stuttgart, den 18.09.2012

Ministerpräsident des Landes Hessen

Herrn Volker Bouffier
Hessische Staatskanzlei
Georg-August-Zinn-Str.1

65183 Wiesbaden


Ihre Reise nach Vietnam


Sehr geehrter Herr Ministerpräsident Bouffier,


mit großem Interesse haben wir die Nachricht von Ihrer Reise nach Asien in der Zeit vom 03.bis 10. Oktober 2012 aufgenommen. Erste Station der Reise wird auch unsere alte Heimat Vietnam sein.


Wir wissen es zu schätzen, dass Sie im Gespräch mit den vietnamesischen Regierungsmitgliedern neben wirtschaftspolitischen Themen auch Aspekte der Bereiche Kultur, Bildung, Wissenschaft, Umwelt und Menschenrechte anschneiden werden. Eine verstärkte wirtschaftliche Beziehung zwischen Deutschland und Vietnam kommt unseren Landsleuten zu gute. Besonders wenn die Vietnamesen von den Deutschen lernen, dass sich eine Marktwirtschaft auf Dauer nicht ohne Freiheit entwickeln kann, wie Bundeswirtschaftsminister Philipp Rösler kürzlich in einem Interview zu seiner Vietnam-Reise sagte.


Hessen war dankenswerterweise maßgeblich am Aufbau der vietnamesisch-deutschen Universität und federführend bei deren Entwicklung beteiligt.

Mit dem Jugendbegegnungsprojekt „Hessen meets Vietnam - Vietnam meets Hessen“ haben Sie für einen Kulturaustausch zwischen deutschen und vietnamesischen Schülern gesorgt, der den vietnamesischen Jugendlichen geholfen hat, mehr von der freien, demokratischen deutschen Gesellschaft zu erfahren.
Noch können sehr viele vietnamesische Kinder die Schule nicht besuchen, weil die Eltern das Schulgeld nicht bezahlen können. Wir halten es deshalb für sehr wichtig, wenn Sie in Vietnam den Bereich der Bildung weiter unterstützen. Dadurch werden Sie den Geist der Freiheit, der Demokratie, der Gerechtigkeit und den Mut zur Veränderung nicht nur bei den jungen sondern auch bei allen Menschen in Vietnam fördern.

Noch herrschen in unserer Heimat Missstände aller Arten. Das Regime in Hanoi verspricht dem Volk seit 37 Jahren „Unabhängigkeit, Freiheit und Glück“. Doch nichts davon ist wahr geworden. Statt Unabhängigkeit zu erhalten, begibt sich die Regierung immer mehr in die Abhängigkeit Chinas. Sie überlässt Peking ohne Widerstand vietnamesische Territorien, wie die Paracel- und Spratly Inseln. Vergleichbar dazu ist der derzeitige Inselstreit zwischen Japan und China. Den Wunsch des Volkes nach Freiheit unterdrückt HaNoi durch Verhaftung von  friedlichen Dissidenten  sowie durch Missachtung der Meinungs-, Presse- und Religionsfreiheit. Statt Glück leidet hinter der Fassade einer vermeintlich blühenden Wirtschaft die breite Masse des Volkes unter Armut, Rückständigkeit und Korruption. Funktionäre plündern die öffentlichen Kassen, darunter auch Gelder der Entwicklungshilfe. Auch in puncto Umwelt betreibt HaNoi eine menschen- und naturfeindliche Politik. Während in Deutschland Atommeiler stillgelegt werden, importiert HaNoi die Reaktoren aus Fukushima und Tschernobyl. Gegen den Bau von  Atomkraftwerke in Vietnam haben führende vietnamesische Atomwissenschaftler wie die Professoren Hoang Xuan Phu, Pham Duy Hien, Nguyen Khac Nhan, Tran Van Binh sowie das Umweltnetzwerk „Save Vietnam´s Nature“ protestiert, jedoch ohne Erfolg. Die Regierung hält an der gefährlichen Technologie fest.


Wir begrüßen es sehr, wenn Sie in Vietnam auch Zeit finden, mit Vertretern der Zivilgesellschaft und der Religionsgemeinschaften zu sprechen. Wir hoffen, dass Sie beim Gespräch mit Regierungsmitgliedern auch das Schicksal der gewaltlosen politischen Gefangenen in Vietnam offen zur Sprache bringen und sich für deren Freilassung einsetzen.


Wir wünschen Ihnen und Ihrer Delegation eine angenehme und erfolgreiche Reise.


Mit freundlichen Grüßen

Dr. Hong-An Duong

Forum „Vietnam 21“ – Sektion Deutschland
forumvietnam21@googlemail.com


 

Sonntag, 23. September 2012

Dân Làm Báo tường thuật về phiên xử 3 blogger yêu nước ... đọc thơ của Anh Điếu Cày gởi ra ...




Tường thuật phiên tòa xét xử những Blogger yêu nước - CLB Nhà Báo Tự Do





10h30: Các bạn thân mến, hiện nay tất cả mọi người đều hướng về phiên tòa xét xử các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do - những người con yêu nước của Dân tộc.

Trong thời điểm đầy xúc động này, Danlambao đã nhận được một bài thơ gửi đến với nét chữ đúng là của Blogger Điếu Cày. Được biết, đây là những vần thơ do chính tay Điếu Cày viết trong tù, sau đó bài thơ được những người bạn tù giúp chuyển ra bên ngoài.

Danlambao rất hân hạnh được gửi đến các bạn bài thơ mang tên "Những dòng sông tranh đấu" của Điếu Cày:



09h40: Có tin nói rằng chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị áp giải về Vũng Tàu. Được biết, sáng nay chị Hằng đã diễn thuyết rất hùng hồn về những blogger yêu nước cho đông đảo người dân nghe. Ngay sau đó, viên trưởng công an Phường 6 Quận 3 xuất hiện rồi ra lệnh bắt tất cả mọi người. Trong quá trình bắt giữ, nhiều người đã bị hành hung thô bạo.

Theo tin từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs): Lúc 9h38, Tại đồn CA Phường 6, Q.3. Cơ quan CA lập biên bản kết tội Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) vi phạm trật tự công cộng. An Đổ Nguyễn nói lại: “Chính các anh là những người gây rối trật tự. Còn chúng tôi đi bộ trên lề đường đúng luật, chính các anh mới tụ tập đông người cản đường công dân đi lại”. Hai bên to tiếng với nhau...

* Để truy cập trang dự phòng của Truyền Thông Chúa Cứu Thế, bạn đọc cần thêm httpS trước đường link: https://chuacuuthenews.wordpress.com/

09h20: Chị Lư Thị Thu Trang (Thành viên khối 8406) khi đang trên đường đưa con đi học đã bị công an bắt giữ. Lý do phía CA đưa ra là vì chị Trang đã 'gây rối trật tự' tại... Bạc Liêu (!?)

Audio Linh mục Đinh Hữu Thoại (Truyền Thông Chúa Cứu Thế - VRNs) tường thuật lại diễn biến sáng nay tại phiên tòa vụ án các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do


Ảnh: Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs)
09h00: Hai bạn Trịnh Kim Tiến và Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) cũng đã bị bắt giữ về công an phường 10, quận 3 khi đang đi trên đường. Trịnh Kim Tiến tuyên bố sẽ ở lại đồn công an cho đến khi có người công khai đứng ra xin lỗi, đồng thời trả lời rõ về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

08:45: 3 người gồm có Bùi Chát, Nguyễn Tiến Nam (Binh Nhì), Nguyễn Văn Dũng (Aduku) đã bị áp giải sang trụ sở CA Phường 8, Quận 3.

Chị Dương Thị Tân hiện không biết đang bị giam giữ ở đâu. Trước khi diễn ra phiên tòa, chị Tân đã bị an ninh - mật vụ lao vào đạp xe, cố ý gây tai nạn. Đây là trò hăm dọa của công an trước ngày diễn ra phiên tòa các Blogger CLBNBTD.

* Công an phường 8, quận 3. Nơi đang giam giữ Bùi Chát, Nguyễn Tiến Nam (Binh Nhì), Nguyễn Văn Dũng (Aduku)
Địa chỉ : 39 Huỳnh Tịnh Của, Quận 3. +84 8 3829 0058
* Công an quận 3: nơi đang giữ Paulo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến
Địa chỉ: 243, Cách Mạng Tháng 8 P. 4, Q. 3. Điện Thoại: +84 8 38392764

Khuôn mặt những an ninh - mật vụ đã theo dõi, cố ý đạp xe giàn cảnh gây tai nạn đối với chị Dương Thị Tân

08h35: Sau khi bị bắt giữ, hai người em của chị Tạ Phong Tần là Tạ Khởi Phụng, Tạ Minh Tú đã bị tách riêng đưa đi đâu không rõ.


08h25: Danh sách những người đang bị giam giữ tại trụ sở CA Phường 6, Quận 3 gồm có:

1. Phạm Quốc Tuấn
2. Bùi Thị Minh Hằng
3. Nguyễn Thị Phượng
4. Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn)
5. Nguyễn Tiến Nam (Binh Nhì)
6. Nguyễn Văn Dũng (Aduku Adk)
7. Bùi Chát
...

* Sau đây là địa chỉ và số điện thoại những nơi đang bắt người trái phép. Nững bạn đọc không thể tham dự phiên tòa có thể gọi điện trực tiếp đến các đồn công an sau để yêu cầu thả người:


1. Công an phường 6 quận 3, nơi đang giam giữ hàng chục những người blogger đến tham dự phiên tòa. Địa chỉ: 18, Võ Văn Tần - P. 6, Q. 3. Điện thoại: +84 8 39304660

2. Công an phường Tân Hưng, quận 7 - nơi đang giữ bạn Châu Văn Thi (Yeu NuocViet)
Địa chỉ: 703 Trần Xuân Soạn , P. Tân Hưng, .7. Điện thoại : +84 8 37713778 // +84 8 37713653

3. Công an phường 2, quận Tân Bình - nơi đang giữ anh Huỳnh Công Thuận
Địa chỉ: 362-364, Lê Văn Sỹ - P. 2, Q. Tân Bình. ĐT: +84 8 8445640, +84 8 3844 5640

4. Công an phường Bến Nghé, Quận 1 - nơi đang giữ bạn Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang)
Địa chỉ: 74, Đường Hồ Tùng Mậu , Quận 1, Hồ Chí Minh ĐT: (84-8) 38 298 927



08h20: Tin cho biết, tất cả mọi người đã bị công an đánh đập và bắt giữ. Hiện nay, mọi người đang bị giam giữ tại trụ sở công an phường 6, Quận 3

08h15: Đã xảy ra xô xát giữa lực lượng công an với những người tham phiên tòa

08h10: Chị Bùi Thị Minh Hằng mạnh mẽ tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan Công an đối với những Blogger yêu nước trước đông đảo người dân.

08:04: Theo lịch xét xử, lúc này phiên tòa đã diễn ra. Tuy nhiên, tất cả mọi người không ai được đến tham dự, mặc dù trong thông báo ghi rõ đây là một phiên tòa 'công khai'. Như vậy, màn kịch mang tên tòa án nhân dân đã lộ rõ sự lố bịch.


Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs) cho biết: Tại khu vực Võ Văn Tần – Nam Kỳ Khởi Nghĩa có khoảng 50 công an đang vây bắt một số người tới tham dự phiên tòa, hiện chưa xác định được số lượng và danh tính. Trong khí đó, ngã tư Nguyễn Đình Chiểu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị chặn, không thể lưu thông qua được

Trước đó, công an đã lao vào cướp băng-rôn của mọi người.



08h00: Những người đến tham gia phiên tòa đang bị CA chặn lại tại ngã tư Võ Văn Tần - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cách trụ sở tòa án khoảng vài trăm mét.

07h56: Một cô gái trẻ đang bị CA bắt giữ đưa về CA Phường 6, Quận 3.

07h50: Anh Trịnh Anh Tuấn, sinh viên ngành Luật, Đạo học Tây Nguyên (Facebook Gió Lang Thanh) đã bị bắt ngay trước Nhà văn hóa Thanh Niên. Hiện tại, anh Trịnh Anh Tuấn đang bị giam giữ tại CA Phường Bến Nghé. Còn anh Huỳnh Công Thuận bị giữ trái phép tại CA Phường 2, Quận Tân Bình.

Lúc 07h47, những người ủng hộ các blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã tuần hành đến ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Điện Biên Phủ. Còn cách tòa án khoảng vài trăm mét.

Lúc 07H40, Linh mục Lê Ngọc Thanh tiếp tục bị chặn giữ tại ngã tư Điện Biên Phủ - Lê Quý Đôn. Đoàn người đã lập tức dừng lại để yêu cầu phía công an nói rõ lý do chặn xe.

Tin cập nhật lúc 07h30: Từ Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, mọi người đã bắt đấu tuần hành tiến về phía Trụ sở Tòa án Nhân dân. Hiện nay, mọi người vừa đi vừa giăng biểu ngữ trên đoạn đường Điện Biên Phủ

- Trước đó, vì Linh mục Lê Ngọc Thanh vì chân đau nên phải đi xe. Khi vừa đến góc đường Bà Huyện Thanh Quan, Võ Thị Sáu đã bị công an vô cớ chặn xe kiểm tra giấy tờ.

Công an liên tục sách nhiễu những người đến tham gia phiên tòa 'công khai' vụ án các Blogger CLBNBTD
*

Bắt đầu từ sáng sớm, các tuyến đường đổ về tòa án Nhân dân TP.HCM đều xuất hiện bóng dáng lực lượng công an ô hợp đủ loại.

Khu vực nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (38 Kỳ Đồng) hiện đang bị phong tỏa. Tất cả các giao lộ dẫn vào nhà thờ bị chắn barie, hàng rào... dựng sẵn.

Một số chiếc xe thùng dùng để bắt người cũng lảng vảng quanh nhà thờ, tiếng còi xe cảnh sát hú inh ỏi.

Lúc 6h sáng nay, anh Châu Văn Thi (Facebook Yêu Nước Việt) khi vừa ra khỏi nhà đã bị 4 viên an ninh mật vụ ập vào phá xe hỏng xe máy. Những viên an ninh này sau đó tiếp tục bắt giữ Thi áp giải lên công an phường. Thi phản đối hành vi bắt người trái phép vì theo thông báo hôm nay là phiên tòa xét xử công khai nên mọi người đều có quyền tham dự.

Anh Huỳnh Công Thuận cũng đã bị 2 viên an ninh chặn bắt tại Phú Nhuận.


*

Danlambao - Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay 24/09/2012, tại trụ sở Tòa án nhân TP.HCM sẽ diễn ra phiên tòa vụ án các Blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do: Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần (Công lý Sự Thật), Phan Thanh Hải (AnhBaSG). Đây là một phiên tòa thu hút rất đông sự quan tâm của dư luận bởi những Blogger bị đưa ra xét xử đều là những người yêu nước.

Trước thời điểm diễn ra phiên xử, công an TP.HCM đã huy động lực lượng đông đảo để theo dõi, sách nhiễu người dân dự định đến tham gia phiên tòa. Một nguồn tin cho biết, gần như toàn bộ quân số trong ngành công an cũng sẽ được điều động tại các 'điểm nóng'.

Bất chấp những hành vi sách nhiễu, đe dọa bắt bớ từ phía công an, nhiều người vẫn tỏ rõ quyết tâm đến tham gia phiên tòa và thể hiện sự ủng hộ đối với các blogger yêu nước.

Trong hoàn cảnh bị an ninh, mật vụ truy lùng suốt nhiều ngày nay, chị Bùi Thị Minh Hằng đã cố gắng vượt thoát thành công. Hiện nay, Bùi Hằng đã có mặt tại Sài Gòn để đồng hành cùng tất cả mọi người đến tham gia phiên tòa những người yêu nước.

Theo ghi nhận, hiện nay tất cả mọi người đã chuẩn bị lên đường. Một số người dân tại các tỉnh lân cận cũng có mặt tại Sài Gòn từ sáng sớm

Chim ơi đừng hót nữa
Anh ra tòa hôm nay!
(Thơ Thái Hữu Tình)