Khi ông Phạm Duy vào 1965 đã dựa vào bài thơ L'Adieu của Guillaume Apollinaire làm ra nhạc phẩm “Mùa Thu Chết” thì nhiều người miền Bắc vào thập niên 70, ngay cả những năm sau này nói chung, người ta vẫn tin rằng Phạm Duy hàm ý về mùa thu cướp chính quyền mà cộng sản gọi là “mùa thu cách mạng tháng 8, 1945”. Nhưng xét ra trên thực tế thì có ít nhất ba mùa thu vô cùng ủ rũ đi qua đời của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Những mùa thu mà Đảng hay nhắc tới coi như nêu lên những hiện tượng làm nên “công trạng”, “thành tích vĩ đại”, “cố gắng tài tình sáng tạo”, và ngay cả “cái xác chết vào mùa thu dù đã 41 nằm chình ình đó nhưng vẫn còn thơm.”
Nói lòng vòng như thế bởi Đảng cũng chỉ là những sự nhố nhăng, những tấn tuồng không hơn không kém. Tất cả đều dựa trên sự lừa dối để cai trị. Cái gì từ Hồ Chí Minh viết ra, nói ra đa phần đều không thật, và chính ông ta cũng đã từng dạy cán bộ nói láo. Do vậy mà người ta hay nói chỉ có một việc Hồ và Đảng làm thật, đó là nói láo.
Nhiều chuyện lắm. Nhân mỗi lần mùa thu tới, Đảng hay gợi chuyện cũ để cố gắng nhồi nhét những “hình ảnh anh hùng yêu nước chống xâm lăng, giành độc lập” cho cái uy thế hiện tại. Đúng ra thì phải nói về thực tại Đảng hay chỗ nào, tài ba ra sao, có bằng chứng nào giúp dân giúp nước,v.v..Hẳn nhiều người biết tại sao Đảng vẫn luôn mãi dựa vào cái xác chết ở Ba Đình như cái bùa để hộ thân Đảng, cùng những lịch sử xuyên tạc ngụy biện để gạt dân, bắt học sinh và sinh viên phải tin theo những gì Đảng “sáng tạo” nhất là “sáng tạo lịch sử” Đảng sống còn nhờ vào nói láo, nhưng cái vô cùng nguy hại cho kẻ bị trị là nghe hòai những điều láo đó rồi dần dà tin là thật một cách tự nhiên.
Cũng còn những người chưa bị nhuộm đỏ để biết phân biệt. Lấy độc trị độc cũng là một cách làm thân Đảng tê liệt, hết cách đối phó. Lấy ngay bài viết và hình ảnh trên báo của Đảng để vạch trần âm mưu gian xảo. Chúng ta rất may mắn nhờ có thông tin nhiều chiều, nhất là internet, mà tìm ra được sự thật, thấy ra những thủ đọan của chế độ.
Đi vào vấn đề của mùa thu. Bỏ qua mùa thu gọi là “cách mạng tháng 8, 1945” để bước vào mùa thu kế tiêp, thu 1946. Phải ghi nhận rằng giai đọan từ tháng 6 đến tháng 9, năm 1946, là mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Từ đó đưa đẩy tới cuộc chiến tranh đông dương 1946-1954 mà nguyên do chính là quốc tế cộng sản Hồ Chí Minh, và cuộc chiến ý thức hệ này không chấm dứt vào 1954 mà diễn tiến tới 30/4/1975.
Về phương pháp tuyên truyền thì không ai hơn những người cộng sản, bởi họ chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện, do vậy họ có thể dùng tất cả những thủ đọan dù tàn độc đến đâu miễn sao đạt kết quả. Từ nhỏ nhẹ ru ngủ, rỉ tai, đến vũ lực không nương tay, và nhất là tuyên truyền “xám” là vũ khí lợi hại họ không ngưng nghỉ.
Lấy kinh nghiệm từ Oliver Todd (nhà báo Pháp) rằng đối với Việt cộng thì họ dùng hình ảnh rất nhiều, bên cạnh vài câu văn ngụy tạo không trung thực, để áp đặt vào tâm não dân chúng nói chung, và họ đã thành công. Bởi vì nó dễ nhớ không mất thời gian nhiều như đọc các sách báo. Những bài viết có thể gây suy nghĩ cho giới tri thức khi có những lập luận mâu thuẫn.
Ở đây chúng tôi cũng xin dùng hình ảnh để chứng minh những gian trá, tạo dựng lịch sử theo ý Đảng để lường gạt dân chúng, nhất là giới sinh viên, học sinh. Những hình ảnh bắt đầu từ ngày Hồ Chí Minh rước Pháp về và sau đó chuẩn bị qua Pháp từ hè 1946 và ở Pháp cho tới ngày 18/9/1946. Tài liệu từ các sách trên thế giới và các trang mạng tòan cầu.
Hình ảnh nói lên tội bán nước của ông Hồ. Cảnh chúc mừng sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 giữa Pháp (phe theo cộng) và Hồ Chi Minh: Tướng Pháp Leclerc, Hồ Chí Minh, Đại Sứ Pháp Jean Sainteny. Mục đích để Pháp công nhận "Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" và dùng Pháp để tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Giai đọan này dân chúng miền Bắc đã đặt tên cho gian hùng là "Hồ Chí Minh bán nước!" Pháp đã ra đi sau khi Nhật đảo chánh vào 3/1945, và vua Bảo Đại đã xé Hòa Ước 1884 giữa Pháp và Việt Nam với sự chứng kíên của các bên. Vua tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng rồi sau đó phe Hồ cướp chính quyền.
Khi Tòan Quyền Thierry d'Argenlieu biết âm mưu của Hồ Chí Minh và Pháp trong Hiệp Ước Sơ Bộ là muốn biến tòan cõi Việt Nam nằm trong tay cộng sản qua điều khỏan "thống nhất 3 kỳ". D' Argenlieu đã tức tốc hẹn gặp Hồ tại Vịnh Hạ Long, ngày 24/3/1946, trên tàu L'Emile Berlin để nói về Hiệp Ước và Hội Nghị tại Fontainebleau bên Pháp sắp diễn ra. Ông nhấn mạnh với Hồ Chí Minh rằng miền Nam phải được tự trị và tách riêng, còn "Việt, Miên, Lào" không được nhắc đến trong Hiệp Ước, trong khi ông còn trách nhiệm tại Đông Dương, nhưng Hồ chỉ muốn phe Hồ và Pháp độc quyền làm chuyện "thống nhất". Lập luận của d'Argenlieu rất hữu lý đã làm cho Hồ khó có thể trả lời một cách suông sẻ. Hình bên: Hồ Chí Minh, Sainteny, Leclerc trước khi Hồ vào trong gặp d'Argenlieu.
Thấy thái độ cứng rắn của d'Argenlieu là chống lại vịêc "thống nhất 3 kỳ" trong Hiệp Ước, Hồ Chí Minh biết mình sẽ bị nhiều trở ngại trong tương lai gần; hơn nữa Hồ cũng thừa biết d'Argenlieu nằm trong phe cánh bảo thủ và khối này đang trong thế mạnh và sẽ nắm lại thế chủ động tại quốc hội. Hồ thực sự rất lo âu. Hãy nhìn nét mặt Hồ khi tiếp xúc với d'Argenlieu trong văn phòng trên tàu. Khi chiếu hình ảnh phim này, cộng sản giảng giải rằng " Bác bị d'Argenlieu dọa nạt," nhưng lại không giải nghĩa tại sao.
Bắt đầu giữa 4/1946 Hội Nghị Đà Lạt đã được tổ chức do yêu cầu của d'Argenlieu để bàn tiếp và chuẩn bị ngày qua Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau. Trong lần này có Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Tường Tam. D' Agenlieu ghi nhận về thái độ của Giáp khi biết d'Argenlieu không làm theo ý của Hồ và Giáp cũng đã biết ngay lúc này rằng chiến tranh giữa phe Hồ và Pháp (phe bảo thủ) sẽ xảy ra. Còn Nguyễn Tường Tam sau ngày họp này đã thấy ra màu đỏ lòm của Hồ nên tìm đường tẩu thóat sang Tàu, mặc dù tên ông được nằm trong phái đòan sang Pháp ngày 28/5/1946 do Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Vũ Hồng Khanh cũng vậy, vì bị phe Hồ gạt nên lỡ ký tên trong Hiệp Ước Sơ Bộ, sau đó ông Khanh cũng trốn tránh luôn.
Mặc dù biết trước sẽ bị thất bại vì phe cộng sản không còn nắm quyền quốc hội để hỗ trợ, Hồ Chí Minh cũng qua Pháp, ngày 31/5/1946, với phái đòan riêng của ông ta trong giai đọan có Hội Nghị. Phái đòan Hồ chưa được ai trong chính phủ tiếp đón mà phải ở khách sạn tại Biarritz chờ sau khi có kết quả cuộc bầu cử quốc hội Pháp xảy ra vào 2/6/1946.Hình từ sách của William Duiker, "Ho Chi Minh" - nhóm Hồ Chí Minh đi dạo biển trong khi chờ đợi.
Jean Sainteny được lệnh ra tiếp Hồ tại phi trường để đưa Hồ từ Biarritz tới Paris. Lúc này Hồ đã biết "vấn đề" của Hồ Chí Minh được coi như không quan trọng lắm vì phe tả đang mất quyền hành tại quốc hội. Hình ảnh này cho thấy Hồ ngồi bên cạnh người hộ tống Sainteny, Duiker ghi rằng trong hồi ký của Sainteny đã diễn tả Hồ tỏ ra vô cùng lo sợ (exceptionally nervous)
Sainteny thuộc phe thân cộng cũng muốn giúp Hồ, nhưng ông ta chỉ là một nhân viên của chính phủ. Hồ không trực tiếp dự Hội Nghị Fontainebleau bắt đầu từ mùa hè tới thu 1946. Ông ta bỏ nhiều thời giờ gặp các đồng chí người Pháp và phe cánh thiên tả để vận động phụ ông như Léo Poldès, Jean-Baptiste Paul, Jacques Rabemananjara. Marius Moutet...Một số đảng viên làm ngơ với Hồ vì cho rằng Hồ đã không dám tự nhận lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương mà đổi thành Ban Nghiên Cứu Marxist.
Ghi chú trong Getty Images là Hồ Chí Minh được phe cánh tả dẫn đầu là Marius Moutet, thuộc Đảng Xã Hội, là Bộ Trưởng Hải Ngọai, tiếp rước vào 6/1946. Những sách cộng sản luôn ghi Hồ được chính phủ Pháp tiếp rước long trọng, nhưng thật ra Sainteny được lệnh lo cho Hồ, và nhân viên sắp xếp mướn hotels cho Hồ ở trong thời gian chờ đợi hai bên bàn về Hiệp Ước Sơ Bộ. Chung quanh Hồ lúc nào cũng có cánh thiên tả và cộng sản.
Hồ Chí Minh được thủ tướng Bidault bắt tay như một phép ngọai giao giữa lãnh tụ các quốc gia trong ngày Lễ Độc Lập 14/7/1946.
Vụ Hồ Chí Minh bị Thủ Tướng Bidault "chơi" khá ê mặt khi Bidault yêu cầu Ban Tổ Chức ngày Lễ Độc Lập 14/7/1946 dời ghế Hồ xuống dưới, không được ngang hàng với Bidault. Hiện tượng này được báo giới Pháp đăng um sùm để chứng tỏ chính phủ Bidault không ưa gì cộng sản. Còn bồi bút trong nước thì viết là "Bidault khinh người Việt Nam" ( tội của cộng sản lại đổ lên đầu dân Việt!). Hình bên người ta thấy rõ Hồ Chí Minh đứng vào hàng thứ 3, sau rất nhiều lãnh tụ khác.
Hồ Chí Minh và Marius Moutet họp hành nhiều lần trong 4 tháng tại Pháp, có khi rất bí mật để tìm phương cứu vãn. Phe Hồ bị ràng buộc vấn đề "Đông Dương" vì không thể tách rời Miên Lào ra khỏi Việt Nam như trong Hiệp Ước Sơ Bộ ghi và Bidault yêu cầu nếu có "tổng tuyển cử" thì phải có người của Pháp kiểm sóat bên cạnh những Việt Minh, nhưng tất cả yêu cầu của Bidault đều bị Hồ không chấp nhận mặc dù trong thế gật gù bằng lòng. Việc không dứt khóat của Hồ đã làm Bidault bực bội, và hai bên đã thảo ra một bản "Tuyên Cáo Chung" vào 8/1946, ký vào để tôn trọng những gì đã hứa.
Những bài viết trên báo Đảng (SGGP) ghi dưới hình này là Hồ Chí Minh ký với Marius Moutet Tạm Ước 14/9/1946 (Modus Vivendi). Thực ra đó là gian mà không ngoan chút nào, bởi vì người đang ký vào văn bản không phải Marius Moutet mà là Thủ Tướng Bidault (có thể là Bản Tuyên Cáo Chung trình bày ở trên). Dáng dấp hai nhân vật này hòan tòan khác nhau, Moutet già hơn Bidault, tóc thưa nhiều bạc. Hơn nữa, nhiều sách báo đã ghi rõ quá khuya ngày 14/9/1946 Hồ Chí Minh đã gõ cửa nhà Moutet mang vào bản văn gọi là Tạm Ước rồi ép Moutet ký vào (lúc ngay trên đầu giường) để vài ngày sau mang về Viêt Nam "trấn an dư luận" và trong tư thế chuẩn bị chiến tranh với Pháp, còn hình này xảy ra tại văn phòng có nhiều nhân viên chứng kiến.
Buồn bã chăng? Sainteny mời Hồ về nhà ăn nhậu giải sầu?
Hồ Chí Minh có thời gian gặp một số thanh niên Việt Nam và Pháp thiên tả tại Pháp.
Hồ vào nhà thương thăm vợ của Raymond Aubrac khi bà sanh con không có chồng bên cạnh. Hồ cũng đã ở nhà Aubrac 6 tuần trong lúc này. Hai vợ chồng Aubrac là đảng viên cộng sản Pháp. Bà Lucie Aubrac có thành tích đóng tuồng để giúp chồng vượt nhà tù Đức Quốc Xã.
Phái đòan của Phạm Văn Đồng đã rời Pháp ngày 3/9/1946 trở về Việt Nam, Hồ Chí Minh ở nán lại. Trong hình này, có lẽ trước khi về nước hai nhóm tụ lại nhau. Cả nhóm ngồi trước một building trông thật là thê thảm!
Sau khi ký với Moutet tạm ước ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh đi xe lửa về Toulon rồi xuống tàu Dumont d'Urville trở về ViệtNam. Tại đây Hồ đã bị sinh viên vàViệt kiều biểu tình chống đối vì tội bán nước của ông. Trong một bài viết dài về Hội Nghị Fontainebleau, nhà biên khảo Vũ Ngự Chiêu cho rằng "Không ai hiểu tại sao Hồ đã chọn cách hồi hương bằng tàu Dumont d'Urville. Cũng chẳng ai biết Hồ nghĩ gì trong hơn một tháng lênh đênh trên biển cả." Nhưng theo ông Peter Neville, tác giả "Britain in Vietnam, 1945-46" ghi rằng Sainteny trong hồi ký tiết lộ lý do Hồ Chí Minh không về bằng máy bay do chính phủ Pháp đài thọ mà chọn đường tàu biển vì lo sợ số phận của ông giống hòang tử Vĩnh San. Số là de Gaulle đã chọn Vĩnh San về Việt Nam thành lập chính phủ, thay vì mời Bảo Đại, và trong lúc chương trình xúc tiến thì hòang tử đã tử nạn máy bay vào 12/1945. Đây coi như vụ "ám sát" do phe cộng sản âm thầm gây ra, nó đã làm cản trở chương trình "một Việt Nam độc lập không cộng sản" của de Gaulle. Tác giả còn nhắc, 1987, Phạm Văn Đồng đã ra lệnh mang hài cốt Vĩnh Sang từ Pháp về Việt Nam làm lễ truy điệu rất long trọng, xem như một anh hùng đóng góp vào sự tồn tại của Đảng.
Hồ đã ngồi trên tàu hơn tháng. Ngày 22/9/1946, đang ngồi trong tàu ông viết một lá thư gởi bà Sô Dít, một đảng viên cộng sản có chân trong qúôc hội Pháp. Hồ yêu cầu bà giúp đỡ ông làm mọi cách để chính phủ Pháp công nhận "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Nhưng đây chỉ là một sự níu kéo vô vọng vì chính tướng Salan một ngày trước khi Hồ trở về nước đã tuyên bố trước mặt Hồ là Pháp sẽ có chiến tranh với phe cộng sản của Hồ. Không gì hơn là Hồ tỏ thái độ chấp nhận, nhưng thách thức là chiến đấu tới cùng dù 10 mạng người Việt đổi 1 mạng người Pháp. Thế là trên đường về nước Hồ mang tâm trạng chuẩn bị chiến tranh. Ngày 21/10/1946 ông về tới Hà Nội. Thử hỏi, nếu ngay lúc tại Pháp Hồ Chí Minh tuyên bố rời bỏ Đảng Quốc Tế Cộng Sản và trở về với quốc gia dân tộc thì Pháp có cần thiết phải trở lại Việt Nam? Cũng trong năm 46 này, trước khi đánh với Việt Minh thì Pháp đã trao trả độc lập cho các nước mà Pháp đã dùng làm thuộc địa.
Bởi vậy Việt cộng không khỏi dị ứng mỗi lần có người cất tiếng ca bài "Mùa Thu Đã Chết". Hằng ngàn mùa thu trôi qua trên đất nước Việt Nam đã để lại trong lòng người những cảm xúc tự nhiên hòa theo vũ trụ. Hai mùa thu đầu tiên sau khi bàn chân nhuộm đỏ của Hồ Chí Minh chính thức trở về đạp trên lãnh thổ hiền hòa đã biến thành cảnh của máu đổ, tang thương. Và cũng có phải địa linh đã xui khiến để Đảng làm lễ nhớ bùa hộ mạng mỗi 2/9 để tòan dân luôn ghi khắc nỗi quốc nhục mỗi khi thu về!
Bút Sử - 14/9/2010
Sources: Britain in Vietnam, Prelude to disaster, 1945-6, Peter Neville, 2008; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980; Ho Chi Minh, William Duiker, 2000; Getttyimages; SGGP.
War Against Communism in Vietnam 1946-1954
Brief explanation about Ho Chi Minh during 1945-1946
Evidences
March 9, 1945: Japanese overthrown French (being fear the Allies marching to Indochina)
March 11, 1945: Emperor Bao Dai declared Vietnam Independent. The protectorate treaty 1884 between French and Vietnam was torn up.
April 17, 1945: Government was established under leader Tran Trong Kim with many intellectuals. The yellow flag with 3 red stripes was the first independent symbol of Vietnam after 80 years under French colonist. During this term (April – August, 1945) the government had performed signifìcant tasks such as transported rice and foods from the South to North for the famine, reformed the administration, unified the governments as well as the laws, replaced the French personnel by the Vietnamese, issued regulations to teach students Vietnamese, organized youth groups, etc…
August 6 and 9, 1945: U.S. dropped bombs at Hiroshima and Nagasaki. Japanese surrendered.
August 17, 1945: Taking advantage of “power vacuum”, Viet Minh (communist under leader Ho Chi Minh) stole the government workers meeting at Nha Hat Lon and turned it into political act. The yellow flag with 3 red stripes was replaced by the red flag.
August 19, 1945: A larger crowd was organized by Viet Minh to publicly declared Viet Minh plundered the Tran Trong Kim government.
In Central, all areas protested with arms. August 18, 1945, Bao Dai ordered the “ Hội Đồng Cứu Nguy” the country in danger, called all the parties ready to fight.
August 21, 1945: Bao Dai was forced to give up his position.
August 24, 1945: Bao Dai agreed and became the normal citizen.
In the mean time, the South had number of organizations: Mat Tran Quoc Gia Thong Nhat, Viet Nam Doc Lap Ho Van Nga, Thanh Nien Tien Phong Pham Ngoc Thach, Cao Dai, Hoa Hao, Viet Nam Phuc Quoc Hoi Tran Van An, the Intellectuals Groups, the Trosky communist group Ta Thu Thau.
August 21, 1945: Viet Minh leaflets were dropped all over Saigon.
September 2, 1945: Ho Chi Minh declared “Vietnam Independent” (second time after Bao Dai in 3/1945) at Ha Noi. A provisional government was formed composing of both communists and nationalists.
The United States, France, Britain, Vietnam, and others after the World War II
Why did the French return to Vietnam?
U S president F. Roosevelt, before his death in April 12, 1945, had the policy about colonists to return the colonies to the nations that included Indochina (Viet Mien Lao). However, just before the complete finish of WW II, the situation changed the plan concerning the U S’s decision.
The conference in San Francisco from 24/4/1945 – 26/6/1945 (Pentagon Papers, Gravel Edition, Background to the Crisis 1940-1950, Boston: Beacon Press, 1971) gathered 50 countries. In a report from Secretary of State (US) Mr. Stettinius witnessed that Secretary Bidault (under de Gaulle) felt released when the U S in a way letting the return of French.
Potsdam between July 17 -August 2, 1945: Troops of Tuong Gioi Thach took care the defeated Japanese at the North, and the South was for the British.
Potsdam followed the usual pattern of Anglo-American wrangling in the weeks beforehand, combined with some obvious blackmail by General de Gaulle. The French leader told the Americans “if you are against us in Indochina, this would cause terrific disappointment in France and might drive France into communist hands. We do not want to become communist”, de Gaulle warned, “but I hope you do not put us into it.”
Especially, Ho and his colleagues finally recognized that the United States, far from being neutral, was actively assisting France by shipping its troops back to Indochina with American transport and equipment…The Cold War had come to Indochina. The noisy flaunting of US jeeps, lorries and armoured cars in Saigon by the French was an unwelcome reminder to all Vietnamese that they would be looking to the far west in vain. It was also a warning to the Viet Minh of things to come.
(page 55, 122; Britain in Vietnam, Prelude to disaster, 1945-1946, by Peter Neville)
Before Sept 2, 1945, Ho Chi Minh and his colleagues including Vo Nguyen Giap, Nguyen Huu Dang…had several attempts to invite U S team of OSS (Office of Strategic Services) headed by Archimedes Patti to be with him on that day as a way of recognition of his government.
Note under picture (“Why Vietnam” by Archimedes Patti, page 30): 26 August 1945, Hanoi, Ho Chi Minh sends an official delegation headed by Vo Nguyen Giap to welcome the American OSS mission to Hanoi. While the band plays the American National Anthem, Giap and his delegation join the author and the OSS team in saluting the American flag.
August 30, 1945: Anti-French demonstration was organized by Viet Minh (to get sympathy from the US, perhaps?)
Anti-French demonstration; Why Vietnam, page 235
On September 2, 1945, only 4 members of OSS were at the meeting. There were American helicopters for observation, signs of English (The Doc Lap), and few red flags in the crowd.
September 6, 1945: Pham Quynh, an educator, was executed by Viet Minh. Mr Pham was blamed for being sided with the French.
Sainteny, a major, representative of France arrived at Hanoi on August 22, 1945 by US military plane. After US refused helping, Ho Chi Minh began “night meetings ” with socialist Sainteny. According to Patti: from mid-November to March 1946, copies of several telegrams and letters from Ho Chi Minh to the President, the Secretary of State, the Chairman of the Senate Committee on Foreign Relations, and the United Nations reached my desk…on the basis of the principle on the humanitarian grounds. Those requests were ignored.
March 06, 1946: March 6, 1946 accord between France and Ho Chi Minh was signed by Sainteny and Ho. The France at this time was under control of communist and socialist congress majority. 15,000 troops arrived to Hai Phong then toward Ha Noi. Heavy fights between Quoc Dan Dang ,the nationalists, and French. Viet Minh were hiding. By this accord, France recognized the government Viet Nam Dan Chu Cong Hoa of Ho Chi Minh which happened at the ceremony in Ha Noi on March 7, 1946. Other important fact in the accord was the unification of Three Ky that made Admiral d’Argenlieu (Indochina) very upset. The unification would mean Vietnam from North to South become communist state.
Obviously, people in Hanoi saw the acts of Ho Chi Minh. A poem had been circulated around ironically mocking Ho Chi Minh for welcoming French back in Vietnam: Mộ Quỳnh cỏ mọc còn xanh; Hỏi ai bán nước, ấy anh già Hồ! The tomb of Quynh still with green grass; Who did commit an act of treason? He is the foxy Ho! After this bad reputation, Ho wrote a few times to defend himself that Ho would never commit an act of treason (bán nước) - Hồ Chí Minh không và sẽ không bao giờ là một người bán nước. (Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, tác giả Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh, trang 133)
March 24, 1946: Admiral Thierry d’Argenlieu welcomed Ho Chi Minh aboard the French warship Emile Bertin amidst the spectacular natural scenery of Ha Long Bay…D’Argenlieu recorded his adversary’s long history as ‘Un vieux relent d’anticolonialisme’, Moscow-trained, and chief of the Indochinese Communist Party. ( Britain in Vietnam, page 143).
At this moment in time, Ho was sure that d’Argenlieu was very much against the March 6 Accord. Per conversations, Ho’s unpleasant expression was shown clearly on films and images. Mouth pieces and propaganda explained Ho was threatened by d’Argenlieu.
April 1946: A meeting request by d’Argenlieu took place in the Lycée Yersin in Dalat. Giap was at this event. Giap left for Hanoi convinced that war was inevitable (Britain in Vietnam, page 145).
May 19, 1946: Ho Chi Minh met d’Argenlieu in Hanoi this time before the forthcoming at Fontainebleau meeting. People were on street greeting the Admiral. From this day, May 19 has been the birth of Ho Chi Minh.
May 28, 1946: Pham Van Dong led a delegation to Fontainebleau conference, near Paris. Nguyen Tuong Tam, a nationalist, was in the list but ran away after realizing he was duped. About the same time Ho and his team also flew to France in different path.
The conference began on July 6, 1946 and ended September 9, 1946. Pham Van Dong was merely unsuccessful that in Viet Su 12ab, publisher Truong Thi, 1974, noted that d’Argenlieu and Dong had very heated discussion.
June 2, 1946: France had election. Felix Gouin was defeated whose communist and socialist- led coalition had helped Ho Chi Minh with the March 6 Accord. The political development in France began to take effect dramatically that Ho had smelled months before when meeting with d’Argenlieu. The Conservative under George Bidault controlled the congress since.
Being busy with election, Sainteny was ordered to guard Ho Chi Minh while members of government were not available. In Sainteny’s memoirs, he noted that Ho Chi Minh appeared exceptionally nervous on the occasion.
Ho Chi Minh and his team had time to walk on the beach.
( Ho Chi Minh, by William Duiker, 2000, page 426)
Ho Chi Minh was greeted by group of communists and socialists led by Marius Moutet, Minister of Foreign Relation. ( Getty Images)
On July 14, 1946, France Independent Day, Ho was moved from front row to few rows after by Prime Minister Bidault’s order. Perhaps, Bidault obviously let the world know he opposed international communist Ho Chi Minh shortly before the real war happened. (Getty Images)
There was time for Ho and Sainteny having pleasure with foods and drinks
Before returning to Vietnam, two groups, led by Pham Van Dong and Ho Chi Minh, met and took a picture.
The night before Ho was to return to Vietnam, Salan (French general) said to him- and Ho must have known it was true- “We are going to fight each other, and it will be very difficult.” Indeed, Ho had told Sainteny and Marius Moutet, “If we have to fight, we will fight…You will kill ten of us and we will kill one of you, but you will be the ones who grow tired.” (Ho Chi Minh, A Biography, by Pierre Brocheux, translated by Claire Duiker, 2007)
September 14, 1946: Ho Chi Minh came to Marius Moutet’s house after midnight for his signature with an “accord” on hand that later called “Modus Vivendi September 14, 1946″ . Moutet had tried much to help Ho Chi Minh during 4 months Ho in France. This “accord” of course had no value, moreover, this showed more Ho’s decision of welcoming the French back to Vietnam for their advantages, not the Vietnamese people. In reality, this “accord” as described later, in history books for students, that Ho was so “creative” dragging on with time in an impasse situation.
Ho Chi Minh’s French hosts finally got rid of him on 18 September when he sailed for Vietnam on the French cruiser the Durmont d’Urville, having refused a French offer of an aeroplane. On reaching Marseilles, Ho was greeted with shouts of “traitor” by some Vietnamese students. Why taking cruise? The most likely explanation, perhaps, is the one put forward by Jean Sainteny that Ho feared for his life if he went by air (he remember, perhaps, the fate of Vinh San in December 1945). (Britain in Vietnam, page 156)
Author of Britain in Vietnam also stated the French communist plot. De Gaulle and Vinh San had agreed on December 1945 that Vinh San would return to Vietnam beginning of March 1946 with condition that “two flags would fly side by side” in Hanoi, Hue, Saigon, and with further meeting. But as it turned out, these plans were rendered null and void, first by Vinh San’s tragic death in an air crash on 24 December shortly after he met de Gaulle…Vinh San’s body was returned to Vietnam in 1987 , it was received with full military honours by the communist premier Pham Van Dong (Britain in Vietnam, page 117).
In the cruise, September 22, 1946, Ho Chi Minh wrote a letter to his female comrade he called “So Diet”. Ho pledged for her support by any mean to have French return to Vietnam and recognize his government. This was the last attempt hopelessly. The whole letter is in “Ho Chi Minh va Mot Nua Nhan Loai” written by Tran Khue.
October 21, 1946: Ho Chi Minh arrived in Vietnam this day and greeted by his close comrades. Soon after they were ready for the war that had ignited months before when in April 1946 at conference in Dalat, Vo Nguyen Giap convinced that war was inevitable.
While being attacked by the French, Ho Chi Minh changed tactics. Not entreating the French like before, Ho announced that the French coming back Vietnam for its second colonialism. Unfortunately, as Ho estimated, Vietnamese population at that time was 95% illiterate. Many including nationalists from the South followed his way to fight the French without realizing the threat of communism that they had been involved blindly.
President Richard Nixon, in his book “No More Vietnams“, he stated (page 31):We should have intervened alone if necessary to help the French because they were the strongest regional power fighting Communist aggression. If we had saved Dien Bien Phu, the French still probably would have withdrawn and finally given their colonies independence, as we had urged for so long, but they would have done so in a deliberate and responsible manner than in a headlong rush for the door .
Pierre Brocheux also noted that France had no intension of having Vietnam its colony at this time. Ho wrote a book which reveals his thoughts and feelings about France and French people. He wrote about where he went, what he did, and whom he met in 1946. But was he ignorant that he failed to mention in 1946, French also left Lebanon and Syria , giving back the independence for those two nations. Obviously, Ho wanted the Vietnamese to digest his propaganda that France still was in colonial policy in Vietnam.
Moreover, for the average Americans, president Nixon had to express contemptuously that an obsessive fear of associating with European colonial powers blinded successive American administrations to a very simple fact: Communism, not colonialism, was the principal cause of the war in Indochina. (No More Vietnams, page 31).
This article hopefully is for those who are still confused about the role of Ho Chi Minh in the critical period 1945- 1946, because of the propaganda and conflicts in history. As shown above, Ho had never been at a time against the France for a Vietnam independent, instead, he, a “saint communist”, would always follow his big communist brothers’ guidance to spread red blood (symbol of red flag) all over Vietnam and then the world. Because of his ambition of becoming a Stalin of Vietnam, Ho is a source of the war 1946-1954, and the bigger war 1954-1975 that killed millions of people.
But Su
Sources: Why Vietnam, Archimedes L.A. Patti, 1980; Ho Chi Minh- A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Ho Chi Minh, William Duiker, 2000; No More Vietnams, Richard Nixon, 1986; Britain in Vietnam – Prelude to disaster, 1945-46, Peter Neville, 2007; Sử Địa 12ab, Ban Giaó Sư Sử Địa, nhà xb Trường Thi, Saigon, 1974; Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên, 1975; Pentagon Papers, Gravel Edition, Background to the Crisis 1940-1950, Boston: Beacon Press, 1971.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen