Donnerstag, 19. Juli 2012

Người luật sư giúp giải thoát các nạn nhân buôn người







Cô phóng viên Lise Olsen viết trên tờ Houston Chronicle hôm thứ Sáu mùng 10 tháng Sáu: sứ mạng của nữ luật sư Võ An Phong là gánh vác việc chấm dứt tệ trạng nô lệ, một công tác to lớn hơn khả năng của chính phủ Hoa Kỳ.


Dù nhận xét của Olsen đúng hay không đúng, cô cũng bầy tỏ đầy đủ thiện cảm và lòng cô kính phục An Phong.






Tôi cũng kính phục An Phong, người thiếu nữ Huế, trẻ như một sinh viên, mang nét đẹp e ấp, với nụ cười, ánh mắt, duyên dáng, kín đáo, như Núi Ngự, như Sông Hương. Nặng không quá 120 pao, cao chỉ hơn thước rưỡi chút đỉnh, An Phong cho tôi cái cảm tưởng là cô rất yếu đuối, không đủ sức tự vệ, và sẽ chỉ biết khóc nếu cô bị một tên côn đồ nắm chặt hai cổ tay cô vào một bàn tay hắn, mặc cho cô vô vọng vùng vẫy mà không thoát ra được.


Tuy nhiên, tôi không bị lầm vì vẻ ngoài liễu yếu của An Phong, tôi ý thức được sức mạnh ý chí của cô, vì có lần tôi đã chứng kiến cô gay gắt chất vấn ông Michael Michalak cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; bằng nhiều lý luận đanh thép, cô đòi ông giải thích việc ông làm, hay không làm, trên sinh quán của cô. Đối diện với người thiếu nữ Việt Nam chỉ bé nhỏ bằng một nửa cái ngoại hình khá rềnh ràng của ông, và để mua thời gian, hầu tìm cách trả lời cho những câu hỏi hắc búa, Michalak đã xin hưu chiến để khui thêm một chai Heneiken nữa, vì, ông nói, "khí hậu Houston 'nóng' quá."


Rời bỏ Houston an toàn, cô An Phong đến làm việc tại Bangkok đầy cạm bẫy, để khơi thông nguồn tị nạn đang tắc nghẹn trên kênh luật pháp.


Trả lời câu hỏi tại sao cô không mở văn phòng, hành nghề luật sư tại Houston, An Phong bảo tôi,
"cháu lúng túng mỗi khi phải nói với thân chủ về lệ phí," nụ cười hóm hỉnh nở trên môi, cô nói tiếp. "Deal với những thân chủ đi tìm tự do, cháu tránh được những phút phải thảo luận về luật sư phí."

Mô tả tính "miễn phí" của việc làm tự nguyện, khéo được đến như vậy cũng chỉ có đàn bà Huế mới biết cách nói. Nhưng tại sao An Phong lại "sợ" tiền? Cô không sợ, Olsen nhận xét: cô chỉ không quên những nguy hiểm, cay cực, của gia đình cô trong chuyến phiêu lưu đi tìm tự do 16 năm trước. Lần này cô tự nguyện đến Bangkok để nhập cuộc, hòa mình vào giữa những khó khăn, đối diện với bế tắc pháp lý, và đối diện với bàn tay nối dài của Việt Cộng khủng bố, hầu tận tụy hoạt động giúp những người tị nạn đang tạm trú trên đất Thái Lan.


Cô bảo tôi,
"Ở Thái Lan hiện có trên 500 người Việt đang xin quy chế tị nạn; vì Thái không còn trại tị nạn nữa, nên nhưng người này phải sống chui, sống nhủi, trốn tránh cảnh sát; nếu bị bắt, họ sẽ bị đưa vào trung tâm giam giữ, và sau đó bị trục xuất về Việt Nam.

"Cháu hy vọng qua Thời Báo, và qua một vài cơ quan truyền thông khác sẽ có nhiều luật sư biết việc BPSOS, việc luật sư Nina, và cháu đang làm -loại công việc đội đá vá trời- mà tình nguyện chung lung gánh cùng với cháu để giúp người Việt tị nạn khốn khổ.

"Nina là hiện thân của một luật sư tài năng, có lòng nhân ái, đã đến gánh vác sứ mạng này, và đang có mặt tại Thái Lan.

Càng có nhiều bàn tay giúp đỡ thì số người xin tị nạn được định cư càng nhiều. Ngày còn nhỏ, sống trong trại tị nạn, cháu từng biết về một số luật sư thiện nguyện làm việc tại các trại tị nạn Phi Luật Tân. Cháu tiếc mình chưa lớn, chưa làm luật sư để cùng đi giúp người như các luật sư đó."


An Phong bảo tôi là tối thứ Bẩy 6/11, cô tham dự buổi trình diễn thời trang quốc tế gây quỹ cho hoạt động của CAMSA (Liên Minh Phòng Chống Nạn Nô Lệ Mới Ở Châu Á); mặc dù việc quyên góp, gây quỹ tại chỗ không thực hiện được, nhưng một luật sư và một dược sĩ đã tự nguyện đóng góp trước để cô có ngân khoản hoạt động. Những người khác sẽ gửi tiền tặng về thẳng Boat People SOS.


Trả lời câu tôi hỏi "Lo việc thiên hạ hoài sao? Bao giờ cô lống chầy?", An Phong bảo tôi, "hiện giờ thì chưa, và 'bao giờ' thì cháu chưa biết; bà cố ngoại cháu bảo 'tới thời hoa, thì hoa nở' nên cháu chờ thời thôi.


Bà cố rất đặc biệt; má cháu kể lại là bà cố có đủ ngạn ngữ, ca dao, để giải thích mọi diễn biến xã hội, như câu 'tới thời hoa, thì hoa nở' giải thích hiện tượng lập gia đình muộn.


Đem chuyện bà cố và ca dao ra trả lời tôi về việc cô chưa lập gia đình, An Phong còn viện dẫn mẹ cô để giải thích việc cô thiện nguyện qua Thái Lan,
"bước chân lên trại tị nạn chẳng được bao lâu, mẹ đã lao vào làm việc thiện nguyện cho trung tâm sinh hoạt phụ nữ -làm 7 ngày mỗi tuần. Việc mẹ làm không thể không để dấu ấn trong cuộc sống của cháu..."



Attorney helping human trafficking victims find way to escape

On a mission to end slavery
Attorney An Phong Vo, along with Boat People SOS, helps victims of human trafficking find a way to escape

Lise Olsen (Houston Chronicle - 6/2011)

After 10 days in a Jordan sewing factory, Phuong-Anh Vu knew she'd been tricked: Her first paycheck was $10 — a tenth of the promised pay, meals were barely enough to survive and when she and other Vietnamese workers protested, the owner summoned police.


"Policemen pulled on their hair and beat their heads on the beds and on the ground, and there was blood everywhere," said Vu, who led a strike and eventually fled to Thailand and finally Houston.


Her daring rebellion and escape - as well as years spent with other trafficking victims in transit in Thailand - helped motivate the Houston office of the nonprofit Vietnamese American Boat People SOS to ramp up its outreach to asylum seekers in Asia.


Her story and the stories of others like her also provided personal motivation and a new mission for human rights activist An Phong Vo, an attorney based at the
nonprofit's West Houston office who began working with trafficking victims in 2007. Along the way, Vo became one of the leading U.S. experts in helping victims to obtain special visas to stay in the United States and stabilize their lives.

Now, Vo's calling will take her to Bangkok, where she will try to aid an estimated 500 asylum-seekers - including victims of human trafficking - living in donated apartments after fleeing oppression from Vietnam and slavery conditions in other countries.


People in need


Vo, who escaped Vietnam as a child and fluently speaks Vietnamese, graduated from law school at Louisiana State University. Almost immediately, she began helping
20 women trafficking victims who resettled in Houston after fleeing conditions exposed in a criminal case against the owners of the Daewoosa sweatshop in American Samoa.

Later, she assisted Central American women held prisoner and ultimately freed from traffickers after a federal raid of cantinas in Houston. She also helped some women reunite with the children they left behind in their home countries. She began to assist many Vietnamese Americans harmed in recent hurricanes, as well.


In April on a preliminary visit to Bangkok for her new assignment, Vo met with asylum-seekers in Bangkok. Many were too afraid of arrest and deportation to leave their apartments; some children had no schooling or toys and had to sit silently for hours to avoid detection.


Vo, who spent
three years in a refugee camp as a child, became convinced the project would be worth the risk, both personal and professional, to go abroad to help.

"It is the chance of a lifetime to be able to do groundwork and provide assistance," Vo said. "And Thailand is the hub of what's happening with international organizations and civil society in Asia. So I'd like to be in the midst of that."


Finding inspiration


The story of Phuong-Anh Vu's recent escape helped provide additional inspiration to Vo and others in Houston after the human trafficking victim and strike leader resettled here last year. It was Vo's mentor, Boat People SOS's executive director Nguyen Dinh Thang, based at the organization's Virginia office, who supplied Vu with money she needed to survive and to escape from captivity at the Jordan factory in 2007.


In an interview, Vu, now a Houston Community College student, said she'd been living in a remote village in the jungles of Northern Vietnam when she heard she could earn a
$10,000 salary plus expenses by taking a three-year contract at a Taiwanese-owned sewing factory in Jordan. But after she joined about 275 others at the factory, they were locked inside a walled compound and forced to work 15-hour days, seven days a week.

Vu organized a strike and later found a cellphone to call a reporter who posted a plea for help on a website. The first cellphone response came from Thang, the BPSOS executive director in America.


"I asked him where was America," Vu remembers. "I didn't know."


Thang sent an envoy to Jordan with $3,000 cash to help.


Vu escaped to Thailand and, after nearly three years of paperwork, was allowed to immigrate to America.


But neither she nor Vo have forgotten others left behind.


"I want to ask for help not from Vietnamese-Americans only, but from all Americans to maybe skip one breakfast or one coffee to help Boat People SOS so they can help someone like me or a woman in the same situation
because I've been there," she said.


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen