Đông Đức là một trong những nước tiên phong làm "Cách Mạng Nhung" ở Đông Âu vào cuối thập niên 80.
Cũng vào ngày tháng này cách đây 20 năm, từ vài chục người thấp nến cầu nguyện cho Hòa bình ở Nhà Thờ "Leipziger Nikolaikirche" vào đầu mùa thu 1989, người dân Leipzig đã "Tự diễn biến" thành những cuộc "Biểu Tình Ngày Thứ Hai" / "Leipziger Montagsdemonstration" khởi đầu chỉ vài trăm người , rồi lên đến vài ngàn người, hàng vạn người và hàng trăm ngàn người vào "Những Ngày Thứ Hai" sau đó.
Nhà thờ Nikolai:
Nhân Dân muốn tự bầu chọn - EGON (TTK-SED và CT-Nước) - Không Cám Ơn:
Cuộc biểu tình vàò ngày 9.10.1989 ở Leipzig mãi mãi đi vào lịch sử Đức, 70000 người Đức với khát vọng dân chủ / tự do đã vượt qua nổi sợ hải và cái chết của mình hiên ngang đối diện với hàng vạn CA nổi chìm và QĐ có vũ trang kèm theo lời hâm dọa từ bộ máy tuyên truyền CS-Đức trước đó là sẽ biến ngày này thành "Giải pháp Thiên An Môn" / "Tiananmen-Lösung" và hy vọng sẽ không còn ai dám ra đường. Nhưng khi thấy 70 vạn người cầm nến xuống đường hô to "Chúng Tôi Là Nhân Dân !" / "Wir sind das Volk!" thì CA/QĐ đành phải "botay chấm com " và rút lui.... Hai tháng sau đó, vào ngày 3.12.1989 Bộ Chánh Trị và TW của SED tuyên bố "tự giải tán" mở đường cho cuộc Thống Nhất Đức. Chúng ta có thể học hỏi được gì ở cuộc cách mạng nhung không tiếng súng này ?
Chúng tôi là Nhân Dân và Không Phải là Kẻ Thù:
"Giải Pháp Trung Quốc" / "Chinesische Lösung" cho Leipzig ngày 9.10.1989:
Mời các bạn đọc lại lời tường thuật của 1 nhân chứng:
Tối ngày 9 tháng 11 năm 1989, tôi đang xem tivi. Thấy Bức tường Berlin sụp đổ, mà lòng sững sờ.
Trong đầu óc mười tám tuổi năm ấy tôi vẫn tưởng Bức tường luôn ở đó, nào có hoài nghi rằng nó sẽ vẫn ở đó đến muôn đời. Tin Bức tường sụp đổ tựa như ai bảo tôi lục địa ngầm Bắc Mỹ và Á Âu bất ngờ đổi hướng khiến từ giờ trở đi ta có thể đi bộ từ Hamburg đến Boston.
Tôi thấy hình ảnh dân chúng nhảy múa trên Bức tường trước Cổng Brandenburg. Hàng triệu người đổ xô ra các đường phố Berlin, không quen biết gì vẫn ôm chầm lấy nhau, vừa khóc vừa cười đan quyện nhau. Những hình ảnh này không thể nào xúc động hơn, nhưng vì tôi sống ở miền tây nam nước Đức và chúng tôi chẳng có bạn bè hay người thân gần gũi nào ở bên kia Bức tường tại Đông Đức, cho nên đó vẫn là một sự kiện trừu tượng.
Cổng Brandenburg và Bức tường Bá Linh:
Chính thức mà nói, bức tường tồn tại để bảo vệ các công dân bên Đông khỏi bị tư bản Tây Berlin xâm lược. Ngày sau khi bức tường được dựng lên năm 1961, tờ báo tuyên truyền Đông Đức Neues Deutschland đăng đầy lời cảm ơn của người dân Đông Berlin. Một bài báo đã so sánh lối sống có kỷ cương của các công dân xã hội chủ nghĩa với đám dân bên phía Tây: "Máu đã đổ và âm thanh điếc đặc đã rền vang trong buổi trình diễn nhạc của tay tổ sa đọa người Mỹ Bill Haley tại Cung Thể thao Tây Berlin. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp bảo vệ biên giới tổ quốc của chúng ta, cuộc sống ở đây vẫn diễn ra bình yên." Lý do thật sự của việc dựng tường thì khác hẳn: không khéo Đông Đức mất hết dân. Hàng triệu người bên Đông đã trốn qua biên giới ngỏ trong thành phố Berlin kể từ lúc chiến tranh chấm dứt.
Ngày nay tôi và gia đình sống rất gần đường Bernauer Straße, nơi Bức tường cắt ngang thành phố tàn nhẫn nhất. Vào sáng sớm ngày 13 tháng Tám năm 1961, những toán công an Đông Đức bắt đầu đóng biên giới giữa khu vực Xô-viết và Đồng minh, chẻ thành phố thành Đông và Tây Berlin. Tại các nơi khác, đường phân chia thường chạy dọc theo biến giới tự nhiên, hay ít ra cũng băng qua những nơi đất trống. Riêng ở đây, Bức tường chạy dọc theo con đường có nhà dân bình thường. Người sống ở phía nam đường Bernauer Straße ngủ dậy thấy nhà mình nằm ngay sát biên giới, căn hộ của họ ở phía Đông, nhưng vỉa hè trưóc mặt toà nhà họ ở thuộc phía Tây.
Hè vừa qua từ New York chúng tôi dọn về sống ở Berlin. Nhà cửa đến giờ vẫn chưa sửa sang xong. Chúng tôi đều mệt lử. Thêm vào đó chúng tôi có cháu bé hay quấy, chỉ vui vẻ khi tôi đẩy xe đưa cháu đi dạo thật xa để thăm thú nơi ở mới. Hai cha con thường đi ngang Đài Tưởng niệm Bức tường ở góc đường Bernauer Strasse và đường Ackerstrasse. Chính nơi đây lần đầu tiên tôi thấy những tấm ảnh cũ chụp cảnh người dân nhảy qua cửa sổ nhà mình để trốn sang phía Tây. Sau khi công an dùng gạch bịt kín các cửa sổ ở tầng thấp hơn, người dân cố gắng trốn từ các cửa sổ ở tầng cao hơn. Mãi mãi bỏ lại sau lưng họ là bao tài sản, bạn bè, và thường cả gia đình. Bà Ida Siekmann chết ngay ở đây vào ngày 22 tháng Tám năm 1961, một ngày trước sinh nhật lần thứ 59, sau khi nhảy từ căn hộ của bà ở tầng thứ ba. Bà là nạn nhân chính thức đầu tiên của Bức tường. Thế mà ở đây tôi lại thương hại cho bản thân mình vì tôi chỉ được ngủ có vài giờ và không vào mạng thông suốt được.
Trong những ngày đầu tiên sau khi Bức tường dựng lên, nó chỉ là đống kẽm gai giăng ngang. Anh Conrad Schumann, người lính 19 tuổi trong quân đội Đông Đức, đang đứng gác ở góc đường Ruppiner Strasse và đường Bernauer Strasse. Bên phía Tây, nhiều người đi bộ qua lại chế giễu và xỉ vả anh, rồi đột nhiên nổi hứng, anh bất đầu chạy và phóng mình qua hàng rào kẽm gai để sang phía Tây, thế là trở thành nhân vật trong một trong những tấm ảnh ấn tượng nhất của thời đại. Mới gần đây thôi tôi chợt nhận ra rằng tôi thường hay chạy bộ ở ngay chính vỉa hè đó.
Người Lính Đông Đức Conrad Schumann đào tẩu vào ngày 15.8.1961:
Ngày nay nơi tôi ở sầm uất với bao nhà hàng, cửa tiệm, phòng trưng bày tranh, và công viên cho trẻ em vui chơi, điều này càng khiến ta thêm rùng mình khi phát hiện ra biết bao tấn kịch đã từng diễn ra ở đây. Ngay sát chỗ tôi và các cháu trai chơi nghịch cát, cách đây độ hơn bốn mươi năm những người hàng xóm của tôi hiện nay đã đào một con đường hầm, qua đó 57 người đã trốn thoát trước khi có người chỉ điểm cho công an chìm biết sự tồn tại của đường hầm bí mật này. Một tấm ảnh khác ở Đài Tưởng niệm chụp cảnh cô dâu chú rể vẫy tay chào cha mẹ phía bên kia hàng rào kẽm gai. Có lẽ họ chỉ sống cách nhau mấy con ngõ, giờ chia lìa nhau ở hai đầu hai nước rạch ròi, thù địch. Tôi nghĩ về cha mẹ tôi có thể lên tàu đến Berlin để xem cháu hát ở nhà trẻ.
Trong khi tôi cố gắng tìm về lịch sử qua các viện bảo tàng, sách và ti vi, cách đây 20 năm lịch sử đã thật sự được làm nên chỉ cách đây vài con phố ở phía Đông, trong giáo xứ quận Prenzlauer Berg. Người dân đã liều mất việc làm, liều làm tan nát tương lai con cái, và liều cả việc bị tống vào các trại tù Stasi khét tiếng, tuy nhiên họ vẫn hoạt động trong các nhóm đối lập trong suốt nhiều năm trời. Tựa như những nhóm tương tự ở Leipzig, họ bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình công khai vào mùa Thu năm 1989. Chỉ trong vòng vài tuần, từ vài mươi người dấn thân can đảm đã lên đến hàng trăm ngàn người trên khắp cả nước, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nước Đức, với cả một lịch sử biết bao kinh hoàng tàn bạo, chiến tranh, và bạo lực vô nghĩa, cuối cùng đã trải qua một cuộc cách mạng mà không tốn một viên đạn nào.
Trong suốt 28 năm, Bức tường Berlin là một trong những biên giới đáng sợ nhất và khó vượt qua nhất. Ít người thoát qua được phía bên kia bình an vô sự; đa số đã cố liều mình nhưng rồi bị bắt và bị tống vào tù, và nhiều người bị sát hại trong lúc đang tìm cách trốn. Ngày nay, chỉ còn rất ít chỗ còn sót lại tàn tích của Bức tường năm xưa. Thay vào Bức tường đã mất, người ta xếp hai gờ đá nhỏ, chạy song song trên mặt đường của Berlin để đánh dấu chỗ bức tường của một thời đã qua. Hôm nay mỗi lần đạp xe băng qua vết sẹo nhân tạo nay, tôi vội nhắm mắt lại và lòng dậy lên niềm biết ơn cái gờ đường bé nhỏ khiêm nhường ấy.
Trích từ: Christoph Niemann – Bên kia Bức tường
http://www.talawas.org/?p=10569
Biểu Tình ở Leipzig vào ngày 9.10.1989:
Thủ tướng Đức: "Sự khát khao tự do và lòng dũng cảm của người Đức đã đưa đến Thống nhất đất cho nuớc Đức"
Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đã gọi Sụp đổ của bức từong Berlin là kết quả của sự khát khao tự do của người Đức. "Tự do – đó là tài sản quý giá nhất" - bà phát biểu nhân ngày lễ „Thống nhất Đức“ - tại Trung tâm quốc hội ở Saarbrücken vào ngày 3.10.2009. "Thống Nhất đã trở nên có thể, vì hàng nghìn người đã chứng tỏ lòng dũng cảm to lớn khi tham gia biểu tình và thể hiện lòng dũng cảm công dân".(*)
"Thống Nhất Đức không từ trên trời rơi xuống. Đó là kết qủa của sự cam đảm, sự quyết tâm và lòng dũng cảm tiềm ẫn trong nhân dân" (**)
(*) Kanzlerin Merkel würdigte zum Tag der Deutschen Einheit den Mauerfall als Folge einer starken Sehnsucht nach Freiheit. "Sie ist das kostbarste Gut", sagte sie beim zentralen Festakt in Saarbrücken. Die Einheit sei möglich geworden, weil tausende Menschen großen Mut bewiesen hätten, etwa durch Demonstrationen und Zivilcourage, sagte Angela Merkel (CDU). An der Veranstaltung in der Congresshalle nahmen neben Merkel auch Bundespräsident Horst Köhler und der saarländische Ministerpräsident Peter Müller (beide CDU) teil.
Trích từ: Merkel: Sehnsucht nach Freiheit brachte Einheit - ZDF 3/10/2009
http://www.heute.de/ZDFheute/inhalt/18/0,3672,7905906,00.html
(**) Die Einheit, die durch den Einsatz tausender Deutscher möglich geworden sei, habe gezeigt, welche Kraft im Volk stecke. "Sie ist nicht vom Himmel gefallen. Sie ist das Ergebnis von Mut, Entschlossenheit und Zivilcourage", sagte Merkel am Samstag beim zentralen Festakt zum Tag der Deutschen Einheit in Saarbrücken. Hunderttausende feierten in der saarländischen Landeshauptstadt und in Berlin friedlich den 19. Einheitstag auf bunten Bürgerfesten. Das Saarland war nach 1993 zum zweiten Mal Gastgeber der zentralen Feier.
Trích từ: Merkel sieht Mut der DDR-Bürger als Vorbild - GMX 3/10/2009
http://portal.gmx.net/de/themen/nachrichten/deutschland/9049410-Merkel-Mut-der-DDR-Buerger-ist-Vorbild.html
Hôm nay 9.10.2009, thành phố Leipzig tưng bừng "Lể hội Ánh Sáng" / "Lichtfest" để tưởng nhớ ngày "Phép Màu từ Leipzig" cách đây đúng 20 năm (9.10.1989).
70.000 người dân Đông Đức xuống đường khẳng định lại "quyền lực nhân dân" của mình với khẩu hiệu:
"Chúng Tôi là Nhân Dân !" / "Wir sind das Volk!"
Một mảng tường Bá Linh cũng đã được trưng bày ở Leipzig vào dịp này, Video:
http://www.mdr.de/sachsen/leipzig/6753806.html
Oberbürgermeister Burkhard Jung sagte, der 9. Oktober 1989 habe die Verhältnisse im Osten Deutschlands unwiderruflich in Bewegung gesetzt.
"Diese Revolution war das Werk der vielen Unbekannten und Namenlosen, der einfachen Leute", sagte Jung.
"Cuộc cách mạng này là Công Trình của nhiều người vô danh và không tên, của những người yêu chính nghĩa."
Nguồn: http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=31265
_________________________________________________________________________________________
Đúng là" Phép mầu từ Leipzig" vào ngày 9.10.1989, đây lần đầu tiên mà đoàn người biễu tình đã đi được 1 vòng mầu nhiệm (*) là trở về nơi phát xuất biểu tình "Nhà thờ Nikolai" / "Công trường Karl Marx", trước đó họ chưa bao giờ đi được 1/4 vòng thì đã bị CA và xe bắn nước giải tán và 1 số thì bị Stasi bắt nhốt. Những cuộc biễu tình sau này lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng khắp Đông Đức (CA chỉ còn đứng quan sát và chụp hình !). Và đúng 1 tháng sau đó vào ngày 9.11.1989 người Đức đã tự phá bỏ "Bức Tường Ô Nhục Bá linh"
(*) "Runde Echke" là Toà nhà "Trung Tâm Chỉ Huy của Stasi" , "SED Bezirksleitung" là Toà nhà "Trung Tâm Lãnh Đạo CS-Đông Đức ờ Leipzig".
http://php2.arte.tv/wundervonleipzig/index_de.php
___________________________________________________________________________
Leipzig, khúc dạo đầu dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Berlin
10/10/2009
Lịch sử bất ngờ chiếm một vị trí quan trọng trên nhiều tờ báo Pháp hôm nay. Thời sự trên Libération được viết dưới cái nhìn của một số nhà sử học Pháp. Le Figaro với hàng tựa : « Leipzig chuẩn bị cho sự sụp đổ của bức tường Berlin » nhắc lại ngày mà lần đầu tiên trong lịch sử của nước Cộng hòa Dân chủ Đức diễn ra một cuộc xuống đường rầm rộ chống lại đảng Cộng sản.
***
Tờ báo cộng sản L'Humanité giới thiệu một cuốn sách mang tựa đề « La bascule de 1989 » nói về những chuyển biến quan trọng trên thế giới đánh dấu năm 1989. Tác giả, Pierre Grosser là một giáo sư sử học thuộc trường Chính trị Kinh doanh Sciences Po Paris. Một trong số những biến cố của năm 1989 được tác giả chú ý đó là cuộc thảm sát Thiên An Môn xảy ra cùng ngày với sự kiện nước Ba Lan cộng sản tổ chức bầu cử tự do.
Tuy nhiên đáng chú ý hơn hết có lẽ là bài viết đập vào mắt độc giả ngay trên trang nhất báo Le Figaro với hàng tựa : « Leipzig chuẩn bị cho sự sụp đổ của bức tường Berlin ». Vào ngày 9/10/1989 bảy mươi ngàn người tập hợp nhà thờ Nicolaikirche : lần đầu tiên trong lịch sử của nước Cộng hòa Dân chủ Đức diễn ra một cuộc xuống đường rầm rộ chống lại đảng Cộng sản đông Đức.
Tại sao thành phố Leipzig lại được xem là chiếc nôi của cuộc cách mạng ôn hòa đông Đức và vì sao ngày 9/10 năm đó đã đi vào lịch sử đưa vận mệnh thế giới vào một tiến trình không thể đảo ngược ? Đặc phái viên của Le Figaro nhắc lại Leipzic luôn là cánh cửa mở ra thế giới Tây phương của Đông Đức đặc biệt là qua trung gian hội chợ sách được tổ chức mỗi năm hai lần. Nhờ đó người dân Đông Đức tiếp cận với những ý tưởng dân chủ của phương Tây.
Biểu tình ngày 9/10/1989 đã bắt nguồn một cách âm ỉ từ nhiều tháng trước đó. Trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 5 năm ấy, lần đầu tiên cử tri Leipzig bỏ phiếu chống lại những ứng viên của Đảng. Thế nhưng khi công bố kết quả chính thức, thì đảng Cộng sản Đông Đức chiếm đa số áp đảo 89,9%. Liền sau đó hàng trăm người đã tập hợp để đòi bầu cử tự do. Số người tham dự các cuộc biểu tình ấy ngày càng đông bất chấp đe dọa của công an Đông Đức.
Sau lễ Quốc khánh 7/10, chính quyền của ông Honecker đã điều động tám ngàn cảnh sát và quân đội đến Leipzig để bao vây nhà thờ Nicolaikirche. Nhân vật số hai của chế độ Đông Đức, Egon Krenz cam kết ông sẽ dùng sức mạnh để bóp chết phong trào như những gì đã xảy ra trên trên quảng trường Thiên An Môn ở Trung Quốc hồi tháng sáu cùng năm.
Từ sáng sớm ngày 9/10/1989 công an Stasi và quân đội đến chật thánh đường. Theo lời Linh mục điều hành nhà thờ tin lành Nicolaikirche « họ dường như đã được chuẩn bị để đối phó với mọi tình huống ». Thế nhưng vị linh mục này kêu gọi tín đồ tránh tất cả những hành động gây hấn. Rồi ông cùng các tín đồ tay cầm ngọn nến bước ra khỏi nhà thờ. Mọi người cầu nguyện cho hòa bình, cầu nguyện để cảnh sát đừng nổ súng. Đám đông hô to khẩu hiệu « wir sind das Volk » ( chúng tôi là nhân dân).
Theo lời nhân chứng hàng đầu của sự kiện lịch sử này, các giới chức lãnh đạo địa phương khi đó vô cùng lúng túng, không biết phải ứng xử ra sao. Họ đã liên tục gọi điện về Berlin và chờ chỉ thị của trung ương. Tại Berlin, Egon Krenz do dự. Ở Leipzig đoàn người biểu tình lúc một thêm đông, và họ diễn hành qua cả trụ sở của cảnh sát Đông Đức tại thành phố. Lệnh nã súng vào người biều tình từ Berlin không bao giờ đến. Hình ảnh 70 ngàn dân Leipzig xuống đường được đài truyền hình Tây Đức truyền đi khắp thế giới. Ngày 9/10/1989 cuộc cách mạng ôn hòa ở Đông Đức thực sự « cất cánh ». Đó là « một phép lạ » như lời của nhân chứng hàng đầu được Le Figaro trích lại. Theo lời linh mục nhà thờ Nicolaikirche lòng can đảm của nhân dân đã chinh phục cảm tình của quân đội và cảnh sát. Đấy chính là một khúc quanh quan trọng trong tiến trình xóa bỏ bức màn sắt.
RFI
Dịch sai một chỗ roài, einfachen Leute có nghĩa là những người bình thường chớ không phải những người yêu chính nghĩa.
AntwortenLöschen