Donnerstag, 30. August 2012

NHỮNG TRÒ MÂU THUẨN CỦA BỌN CS THƯỜNG LỢI DỤNG NÓI :


-:"Dân chủ là tư tưởng Tây Phương, không thích hợp với một quốc gia phương Đông như Việt Nam..."

Xét cho cùng, chủ nghĩa Marx-Lenin cũng không phải là tư tưởng của phương Đông, nhưng lại đang được áp dụng một cách khiêm cưỡng ở Việt Nam.

Phim ảnh, báo chí, nhà tầng, xe hơi, tự do tình dục hay đa số chuyên ngành khoa học và kinh tế... đều là những sản phẩm "made in Tây Phương" đã và đang được chúng ta chấp nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng. Không lẽ tư tưởng dân chủ lại là một ngoại lệ?


-Phát triển kinh tế trước đi, rồi hẵng dân chủ hóa

Dân chủ và kinh tế giống hai chân - phải song hành. Nghèo quá mà dân chủ thì cũng không bền, thống kê cho thấy các nền dân chủ quay đầu lại thành độc tài thường xuất hiện ở các nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp. Ngược lại, thiếu tư duy dân chủ thì kinh tế cũng èo uột, phát triển không bền vững. Mối liên hệ giữa dân chủ và phát triển kinh tế sẽ được đề cập trong một câu hỏi kế tiếp.

Những người ủng hộ dân chủ hoàn toàn không phản đối phát triển kinh tế. Chúng tôi cổ vũ các doanh nhân, nếu có khả năng, hãy đóng góp cho đất nước bằng hoạt động của doanh nghiệp mình. Nhưng chúng tôi phản đối các doanh nhân nhắm mắt nhắm mũi phát triển kinh tế, mà không quan tâm tới chính trị và đạo đức. Những doanh nhân như thế đang nhắm mắt tiếp tay cho tham nhũng làm nghèo đất nước, đang đầu độc thế hệ tương lai bằng những dòng sông rác và bầu không khí đầy khói bụi. Doanh nhân, hay tầng lớp trung lưu, phải là đầu tầu giúp xã hội nâng cao dân trí, tham gia vào tiến trình dân chủ hóa. Như trong câu hỏi "CHÍNH TRỊ LÀ GÌ? TẠI SAO CHÚNG TA QUAN TÂM ĐẾN CHÍNH TRỊ ?" đã đề cập, đó không phải là việc làm vô bổ, ôm rơm nặng bụng - mà gắn liền với quyền lợi của bản thân họ.

Tóm lại, nếu có khả năng thì đóng góp phát triển kinh tế - kỹ thuật. Nhưng phải để ý tới khía cạnh chính trị; và cũng đừng coi những người đấu tranh cho những thay đổi về chính trị là bọn vô tích sự - họ có tác động gián tiếp tới nền kinh tế đó!


HAY LÀ NHỮNG BỌN HVB THƯỜNG LẬP LUẬN MAU THUẨN :"Lo đóng góp cho đất nước về khoa học kỹ thuật và kinh tế thôi, chính trị đừng có đụng vào!"


Một lập luận thường thấy của các Hồng vệ binh là: "yêu nước thì làm ăn buôn bán, nghiên cứu khoa học để phục vụ lợi ích cộng đồng; còn chính trị thì tránh càng xa càng tốt"!?!

Không có gì sai lạc hơn suy nghĩ này. Như đã nói ở trên, thể chế chính trị là cỗ máy lớn, các lĩnh vực khác chỉ là cỗ máy con trong đó. Việt Nam hiện nay còn nghèo nàn lạc hậu, nghiên cứu khoa học bí bét không phải vì chúng ta thiếu những chuyên gia giỏi, những nhà kinh doanh có đầu óc; mà vì cơ chế chính trị hiện thời ngăn cản sáng tạo và phát triển đúng mức của dân tộc. (Có thể các HVB không tin lời phe dân chủ, coi đây là sự khuyếch đại quá đáng. Nhưng các bẠN cứ thử lên Google tra "cởi trói" "cơ chế" xem tôi nói có đúng không? Lĩnh vực nào cũng đề nghị "cởi trói" - từ giáo dục, y tế, tiền lương, ngân hàng cho tới bóng đá, văn hóa... Không bị cơ chế trói buộc thì tại sao nhiều người đòi cởi trói vậy?)

Các doanh nghiệp và khoa học gia không chỉ cần biết cách buôn bán và nghiên cứu. Họ còn cần phải tư vấn cho nhà nước về những khiếm khuyết trong thể chế và pháp luật, để điều chỉnh cho phù hợp, đẩy nhanh tốc độ phát triển. Đó chính là tham gia hoạt động chính trị, vừa ích nước vừa lợi nhà, thiết thực tới mức không phím nào mà gõ cho hết..


MÂU THUẨN THỨ 3 :"Làm gì thì làm, đừng vạch áo cho người xem lưng, đừng nói xấu Việt Nam trước thế giới!" Sai mất rồi!!!

Thế giới không mù để phải có các nhà dân chủ Việt Nam hướng dẫn, họ mới hiểu Việt Nam tốt xấu ra sao! Chính quyền Bắc Hàn, một quốc gia kín cổng cao tường, nơi có các nhà bất đồng chính kiến bị thủ tiêu hay mọt xương trong các trại giam, vẫn bị thế giới lên án vì những hành vi vô nhân đạo. Các tờ báo, các doanh nghiệp cũng như chính phủ nước ngoài có nhiều con đường riêng của họ để tìm hiểu thông tin nội tình Việt Nam. Không phải các nhà dân chủ im tiếng là Việt Nam sẽ trở nên tốt đẹp trong mắt họ.

Chúng ta hãy tưởng tượng một bức biếm họa thế này nhé: Một thằng đang bôi bẩn lên tường. Một người công dân có ý thức đi qua nhìn thấy hô lên rằng "Anh kia vẽ bẩn, hãy dừng tay lại ngay!". Các Hồng vệ binh đi qua, không thèm tìm hiểu ngọn nguồn đúng sai ra sao, kết luật công dân mẫu mực kia là đồ phản động, vạch áo cho người xem lưng!?! Tường bẩn là do kẻ xấu kia làm ra, nhưng người tốt đấu tranh với cái xấu đó lại bị coi là đồ mách lẻo, đúng là ở xã hội này giá trị đảo lộn hết cả rồi!

Muốn cho thế giới thấy Việt Nam là một quốc gia văn minh và xứng đáng làm bạn với, cần phải biết lắng nghe những phản ánh của các công dân để trừng trị thích đáng những kẻ bôi bẩn bức tường kia. Chúng ta đang làm ngược lại, bảo vệ những kẻ bôi bẩn, còn bỏ tù những công dân; thế thì trách gì Việt Nam vẫn bị thế giới đánh giá là công dân hạng hai?!?



MÂU THUẨN THỨ TƯ: "Đồng ý dân chủ là tốt, là cần thiết - dưng mà dân trí kém quá, làm bây giờ loạn mất..."


Vin vào dân trí kém để ngăn cản quyền làm chủ của nhân dân là một lập luận ngụy biện nhằm bảo vệ cho bản thân của chế độ độc tài. Thứ nhất, dân trí thấp là rào cản đối với sự hoạt động hiệu quả của bất kỳ xã hội nào, không riêng gì dân chủ. Ngay cả thể chế XHCN cũng cần có những con người XHCN có đạo đức, văn hóa và tri thức để phát triển. Chúng ta đã không đợi dân trí đủ để phát triển XHCN ở Việt Nam, vậy tại sao lại lấy cớ dân trí thấp để ngăn cản quyền làm chủ của nhân dân? Thứ nhì, dân trí bao nhiêu mới đủ để xây dựng thể chế dân chủ? Lịch sử Việt Nam hơn 60 trước đã từng chứng kiến 1 CHÍNH PHỦ DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG được bầu lên thông qua Tổng Tuyển cử mà không hề "loạn", bất chấp thù trong giặc ngoài và dân số trên 90% mù chữ. Với trình độ dân trí hiện này, phải chăng chúng ta vẫn không có khả năng lặp lại "kỳ tích" khi xưa?


Thứ ba, giả sử chúng ta chấp nhận sự thực là dân trí hiện nay kém quá, cần trì hoãn dân chủ - đa đảng. Trì hoãn đa đảng thì được, nhưng không thể trì hoãn xây dựng nền tảng dân trí thích hợp cho xã hội dân chủ tương lai. Chúng ta chấp nhận Đảng Cộng Sản Việt Nam tạm thời vẫn độc quyền lãnh đạo xã hội, nhưng không thể chấp nhận việc họ ngăn cấm chúng ta bàn về chính trị, trao đổi các tư tưởng tiến bộ để nâng cao dân trí.
Chiến tranh đã lùi xa hơn 20 năm nay (cứ giả sử lấy mốc cuộc chiến 1979 với Trung Quốc là cuộc chiến cuối cùng), vậy mà dân trí còn thua thời 1945, giới trẻ không hề có khái niệm gì về tự do - dân chủ, thậm chí còn dị ứng với chúng. Đảng CSVN đã không giảng dạy những tư tưởng tiến bộ này trong hệ thống giáo dục thì chớ, còn đặt tường lửa ngăn cản những trang web mang tính học thuật như Talawas.org, tùy tiện lên án và bắt giữ những người có ý định phổ biến những kiến thức dân chủ ở Việt Nam như NTTRUNG,PHAM HONG SON,HA SI PHU,LTCNHAN.Thử hỏi nếu Đảng và Nhà nước trở thành rào cản đối với phát triển dân trí như thế, thì sẽ phải cần bao lâu nữa để dân trí tới tầm để Việt Nam có dân chủ?

Những công dân Việt Nam có lương tâm không thể chờ đợi Đảng CSVN ban ơn cho chúng ta về dân trí. Khi đã hiểu dân chủ cần thiết như thế, và dân trí là rào cản dân chủ - sao chúng ta không góp một tay cùng nâng cao dân trí ở Việt Nam nhỉ?





1 Kommentar:

  1. Câu hỏi và Trả lời

    CÂU HỎI: Ông có thể trả lời tại sao một nhà nước dân chủ lại giúp ích cho phát triển nhiều hơn là nhà nước độc tài?

    JOSEPH SIEGLE: Chúng tôi chia câu trả lời của mình ra ba phần chính: Phần thứ nhất giải thích vấn đề qua khía cạnh chia sẻ quyền lực. Ở nước dân chủ, bạn có cơ chế chịu trách nhiệm theo cả hai chiều: ngang và dọc. Chịu trách nhiệm chiều ngang kiềm chế nhà lãnh đạo không cho theo đuổi những chính sách bấp bênh như thường thấy ở trong hệ thống độc tài. Chịu trách nhiệm chiều dọc khuyến khích các thủ lĩnh chính trị khác lôi kéo sự ủng hộ của người bỏ phiếu. Điều này dẫn đến hiệu ứng điều hòa (moderating effects) thông qua sự kiểm tra và cân bằng (check and balance).

    JOSEPH SIEGLE: Có ba giả thiết về lợi ích của nền độc tài đối với nước nghèo và các giả thiết này hiện nay vẫn còn thịnh hành:

    1) Các nước nghèo thực thi chính sách phát triển kinh tế tốt hơn dưới sự điều hành của một nhà nước độc tài, bởi vì nhà nước độc tài có khả năng quản lý và sắp xếp nguồn lực có hạn tốt hơn.

    2) Một khi các nước nghèo đã đạt tới mức phát triển nhất định, các nước này có nền móng cho xã hội dân chủ và sẽ nhiều khả năng chuyển sang thể chế dân chủ thành công hơn.

    Bên dưới chính sách này của chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế là một tư tưởng về mối liên hệ giữa dân chủ và phát triển. Có một cách nhìn được nhiều người chấp nhận là nước nghèo cần trì hoãn dân chủ tới khi họ phát triển. Hồi tôi còn ở trường đại học, đây là cách nhìn của Scandinavi về dân chủ, rằng chỉ có các nước Scandinavi mới có đủ điều kiện để trở nên dân chủ, và rằng bạn phải có một tầng lớp trung lưu vững chắc trước khi bạn có thể thưởng thức dân chủ. Lý luận này tiếp tục – thể hiện trong bài viết của Samuel Huntington and Seymour Martin Lipset – rằng nếu các quốc gia nghèo trở nên dân chủ, bởi vì sức ép của nền dân chủ là phải đáp ứng quyền lợi của nhân dân, họ sẽ phải vay mượn rất nhiều và chi tiêu theo cách không có lợi cho phát triển – các lý luận này đang được Thủ tướng hiện tại của Mexico dùng để chỉ trích những người tiền nhiệm. Những quyết định tồi này sẽ khiến sự phát triển không xảy ra, và bởi người dân sẽ bực tức, họ sẽ quay lại với nền độc tài.

    Do đó, đơn thuốc là, hãy tìm cho mình một ông độc tài tốt bụng – người ta ít khi giải thích bằng cách nào bạn đảm bảo được ông độc tài đó tiêu tiền để phát triển đất nước thay vì chuyển nó tới tài khoản ngân hàng bên Thụy Sĩ – đợi đến khi ông độc tài đó tạo ra sự phát triển, nhờ đó tạo ra tầng lớp trung lưu, và rồi, không thể tránh khỏi, tầng lớp trung lưu sẽ yêu cầu tự do, và bạn sẽ có chính quyền dân chủ.

    Chúng tôi có linh cảm rằng kế hoạch nêu trên là không đúng. Chúng tôi cũng tin rằng đây là lần đầu tiên chúng tôi có đủ dữ liệu thông kê để phân tich và trả lời câu hỏi: “Liệu một nước nghèo có thể hưởng lợi ích từ dân chủ hay không, khi mà nước đó mong muốn vừa phát triển vừa củng cố nền dân chủ?”

    AntwortenLöschen