Jain Junbo, Asia Times Online
Thượng Hải - Trung Quốc càng dương những cơ bắp kinh tế và quân sự của mình thì càng có nhiều bàn thảo về "sự vươn lên của Trung Hoa". Nhưng cơ bắp kinh tế và quân sự thì được liệt vào dạng "quyền lực cứng". Trong khi cái mà Trung Quốc cần là "quyền lực mềm" để trở thành một sức mạnh thực sự tầm cỡ thế giới, thì vẫn đang thiếu.
Cũng như trên, một số học giả ở Trung Quốc cho rằng quyền lực mềm của Bắc Kinh cũng đang lớn mạnh, với dẫn chứng là sự hồi sinh của Khổng giáo. Tư tưởng của Khổng Tử, một triết gia và nhà giáo dục người Trung Hoa khoảng 2.500 trước, đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc.
Chính quyền cũng đang dùng Khổng Tử để truyền bá văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới để tăng ảnh hưởng quyền lực mềm của họ. Ví dụ từ năm 2004, kể từ khi Học viện Khổng giáo Trung Quốc đầu tiên được thành lập ở Seoul, Nam Hàn, đã có hơn 250 Học viện Khổng giáo được dựng lên trên khắp thế giới.[1]
Trong cùng lúc ấy, nhà hiền triết này cũng được trọng vọng hơn ở trong nước. Hằng năm vào ngày sinh của ông (ông sinh ngày 29 tháng Chín, 551 trước Công Nguyên), các ngôi đền thờ Khổng Tử (Văn Miếu) đều tổ chức những buổi lễ tưởng niệm.
Thường thì những buổi lễ này được chính quyền địa phương tổ chức và bảo trợ. Ví dụ tại thành phố Khúc Phụ thuộc tỉnh Sơn Đông, quê hương của Khổng Tử, chính quyền địa phương đã tổ chức một buổi lễ hoành tráng hoàn toàn theo đúng các nghi lễ cổ xưa của Khổng giáo.
Không thể tưởng tượng được có những buổi lễ như thế này 30 năm trước. Ảnh hưởng hơn 2.000 năm của Khổng giáo đã bắt đầu đi xuống trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20 vì bị cho là nguyên nhân chính của tình trạng lạc hậu ở Trung Quốc. Trong phong trào sinh viên chống vương quyền 4 tháng Năm, 1919, họ đã hô to khẩu hiệu "Đả đảo Khổng giáo".
Dưới thời Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng chỉ trích Khổng Tử như là biểu tượng chính của chế độ phong kiến và đã góp phần vào tình trạng bóc lột giai cấp. Những bài giảng của ông được cho là nhảm nhí, đáng được quẳng vào "thùng rác lịch sử".
Ngày nay, ĐCSTQ đang ngầm chấp nhận và thậm chí khuyến khích việc khôi phục Khổng giáo với hi vọng khoả lấp được khoảng trống tư tưởng khi học thuyết Marx - Lenin chính thống đã bị thực tế bỏ rơi. Họ tin rằng việc này sẽ dọn đường cho quá trình cách tân kinh tế và mở cửa.
Chính thức mà nói, một khi ĐCSTQ còn nắm quyền, họ không thể bỏ rơi chủ nghĩa Marx (dù nó được hiểu theo nghĩa gì đi nữa) và chấp nhập Khổng giáo như là hệ tư tưởng. ĐCSTQ vẫn nhấn mạnh rằng những lãnh tụ của họ đang "xây dựng" chủ nghĩa Marx để thích ứng với hoàn cảnh của Trung Quốc: Tư tưởng Mao Trạch Đông, lý thuyết xã hội chủ nghĩa với đặc điểm của Trung Quốc của lãnh tụ vĩ đại Đặng Tiểu Bình, học thuyết "Ba Đại diện" của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và quan điểm "Xã hội hài hoà", "phát triển khoa học" của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều là thành phần của chủ nghĩa Marx theo phong cách Trung Hoa.
Vì thế dù chủ nghĩa Marx mang phong cách Trung Hoa hiện đang là tư tưởng thống lĩnh có thể khác xa rất nhiều chủ nghĩa Marx kinh điển cũng như với chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Marx của phương Tây hiện đại, đang được xem như một tư tưởng chính trị ngoại bang, rõ ràng là nó cũng khác biệt với Khổng giáo.
Nhưng một số tư tưởng của Khổng giáo hiện rất có ích trong việc giữ vững trật tự và hài hoà xã hội, ví dụ như tôn trọng người lớn tuổi, nhà giáo và không làm hại người khác. ĐCSTQ chắc chắn là muốn phục hồi những giá trị này để giúp ổn định xã hội. Nhiều bậc phụ huynh cũng muốn con cái họ theo học những lời dạy của Khổng Tử.
Nhưng sự tôn trọng Khổng Tử của chính quyền địa phương thì lại chú tâm vào quyền lợi kinh tế. Việc tổ chức những buổi lễ kỷ niệm thường lôi cuốn du khách và nhằm quảng cáo các sản phẩm địa phương. Đối với những quan chức địa phương, họ chỉ quan tâm đến tổng sản lượng nội địa hơn là văn hoá vì nó là tấm vé để khuyến khích việc này. Một số trí thức cũng làm giàu bằng cách "quảng bá" tư tưởng Khổng Tử với những bài thuyết trình được trả tiền và xuất bản sách.
Những việc này được thể hiện trong câu khẩu hiệu tuyên truyền phổ biến: "Văn hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển". Nghĩa là văn hoá chỉ là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tóm lại, trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21, Khổng giáo là một người phụ tá cho ông thần tài Trung Hoa (và là đại diện ngoại giao của Trung Quốc) nhưng không phải là người thầy tư tưởng của người dân Trung Quốc.
Vì thế, nếu Khổng giáo không được chính thức khuyếch trương như là trọng tâm của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc mà chỉ là được dùng như một con chốt giáo điều để hỗ trợ kinh tế, thì nó khó có thể được quảng bá trên toàn thế giới như là một trụ cột của quyền lực mềm của Trung Quốc.
Văn hoá là một trong những tài nguyên căn bản của quyền lực mềm, theo Joseph Nye, người đầu tiên đưa ra khái niệm này vào năm 1990 để phân tích những quan hệ quốc tế. Theo nhà chính trị học Hoa Kỳ này thì quyền lực mềm là khả năng thâu tóm được những gì mình muốn qua sự hợp tác và lôi cuốn, đối nghịch với quyền lực cứng, thường sử dụng sự ép buộc hoặc mua chuộc. Theo định nghĩa này thì bản thân văn hoá không phải là quyền lực mềm mà là nguồn tài nguyên tiềm tàng vô cùng quan trọng của nó.
Bên cạnh sự miễn cưỡng của chính quyền còn có những vấn đề nội bộ làm cho việc hiện đại hoá Khổng giáo trở nên khó khăn. Khổng giáo ra đời từ 2.500 năm trước và trở nên phong phú hơn qua lịch sử vương triều của đất nước này để trở thành một hệ tư tưởng nhằm biện minh và bảo vệ cho cơ cấu giai tầng của các hệ thống chính trị và xã hội.
Dó đó, có nhiều tư tưởng của nó đã bị lỗi thời, ví dụ như phải trung thành với nhà cầm quyền, cấm vi phạm trật tự giai tầng trong gia đình và xã hội và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Những giá trị này mâu thuẫn với thời đại ngày nay và không thể chuyển hoá để trở thành những quan niệm có thể chấp nhận được đối với con người hiện đại.
Với cùng lý do trên, cũng rất khó khăn để biến Khổng giáo thành tư tưởng toàn cầu. Với sự lớn mạnh về quyền lực cứng của mình, các nước phương Tây đã thành công trong việc thiết lập những giá trị riêng của họ, ví dụ như thị trường tự do, dân chủ, qui tắc về luật lệ và mọi người bình đẳng. Kết quả là nhiều quốc gia đã phấn đấu để xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội dựa trên những giá trị bắt nguồn từ phương Tây.
Từ cách nhìn trên, thước đo sự lớn mạnh về quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ là một số quốc gia sẽ chấp nhận một số giá trị của Trung Quốc. Về phương diện này thì quyền lực mềm của Trung Quốc vẫn còn phải đi một chặng đường dài, nếu Khổng giáo là nòng cốt hoặc một phần của nó.
Cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu là cơ hội vàng để Trung Quốc nâng cao quyền lực mềm và kinh tế của mình. Trong khi Trung Quốc có thể giữ được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế trong cuộc khủng hoảng, đã có những thảo luận trong lẫn ngoài nước về "kiểu mẫu Trung Quốc" trong việc phát triển, hoặc ngày cả một khái niệm "Đồng thuận kiểu Bắc Kinh", đối lập với sự Đồng thuận của Washington, vốn cổ vũ trào lưu thị trường. Với lập luận là đàng sau một "kiểu mẫu" phát triển của một quốc gia, phải có sự hậu thuẩn bởi các giá trị và nguyên tắc xã hội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thích nói rằng họ trung thành với "chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Hoa", bao gồm sự pha trộn văn hoá phương Tây và Trung Quốc. Trung Quốc đã chấp nhận một số tư tưởng phương Tây, ví dụ như nền kinh tế thị trường và qui tắc luật lệ. Một số được sử đổi để phù hợp với nhu cầu của người Trung Quốc, ví dụ như chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Sự trộn lẫn này là khả dĩ vì nền văn hoá truyền thống Trung Quốc đủ mạnh để dễ dàng hấp thụ những tư tưởng ngoại quốc này.
Khổng giáo như là luồng tư tưởng chủ đạo trong truyền thống Trung Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong mớ hỗn hợp này. Đây là bằng chứng thực tế về việc Khổng giáo đang ngày càng trở nên thịnh hành ở Trung Quốc. Trong khi một số tư tưởng của nó có thể bị lạc hậu và nên loại bỏ, nhiều tư tưởng khác có thể hiện đại hoá và thích nghi để đáp ứng với nhu cầu hiện tại.
Trong ý nghĩa này, Khổng giáo cần được tái nghiên cứu và tái thẩm định. Dù quan trọng như thế, nhưng Khổng giáo không hẳn chỉ là một luồng tư tưởng - nó không phải là nguồn lực duy nhất của quyền lực mềm của Trung Quốc. Những nền tư tưởng giá trị khác là Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử và ngay cả Phật giáo Trung Hoa.
Nói cho cùng, truyền thống là một nguồn lực dồi dào cho quyền lực mềm của một quốc gia, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Là một quốc gia với sử sách kéo dài hơn 5.000 năm, nó có thể đạt được quyền lực mềm lớn lao dựa trên những tư tưởng truyền thống nếu những tư tưởng ấy được hiện đại hoá và toàn cầu hoá. Bằng cách nào để nhận diện, hiện đại hoá và khuyếch trương những tư tưởng ấy sẽ là một công việc khó khăn nhưng quan trọng đối với những giới trí thức Trung Quốc cũng như chính quyền.
Tuy nhiên, Trung Quốc phải tránh việc áp đặt những giá trị Trung Hoa lên những quốc gia khác, điều này có thể bị xem như là thứ văn hoá đế quốc. Đặc biệt là những quảng bá có chủ ý về văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới có thể bị các nước phương Tây xem như là sự đe doạ đối với các nền văn hoá Thiên Chúa giáo và nguyên nhân tiềm tàng cho một xung đột của những nền văn minh - cái gọi là "mối đe doạ Trung Quốc".
Trung Quốc cần nên thuyết phục các quốc gia và mọi người rằng sự quảng bá ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc thì không xung đột với những nền văn hoá khác và không phải là sự cố gắng để giảm giá trị hiện đại mà chỉ chia xẻ những giá trị và tính chất cơ bản của sự khác biệt về văn hoá.
Một khi Trung Quốc có thể cung cấp cho thế giới không những sản phẩm hàng hoá thường nhật và cơ hội thương mại, mà còn cả những giá trị cơ bản và kiểu mẫu có lợi cho nền hoà bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới, nó sẽ được thế giới tôn trọng và có thể đứng vững như bàn thạch như một quyền lực thực sự lớn mạnh, như đã từng làm trong quá khứ.
Chú thích:
[1]. Căn cứ theo trang mạng Học Viện Khổng Tử, những học viện này là "những tổ chức giáo dục bất vụ lợi nhằm thoả mãn những yêu cầu của mọi người trong các quốc gia và khu vực trên thế giới đang theo học ngôn ngữ Trung Hoa, để phát triển sự hiểu biết của họ về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, để tăng cường việc trao đổi văn hoá, giáo dục và hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, để thắt chặt hơn quan hệ hữu nghị với các nước, để khuyếch trương việc phát triển đa văn hoá, và để xây dựng một thế giới hài hoà."
Tiến sĩ Jain Junbo là phó giáo sư Học viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc đại học Phục Đán, Thượng Hải .
Thượng Hải - Trung Quốc càng dương những cơ bắp kinh tế và quân sự của mình thì càng có nhiều bàn thảo về "sự vươn lên của Trung Hoa". Nhưng cơ bắp kinh tế và quân sự thì được liệt vào dạng "quyền lực cứng". Trong khi cái mà Trung Quốc cần là "quyền lực mềm" để trở thành một sức mạnh thực sự tầm cỡ thế giới, thì vẫn đang thiếu.
Cũng như trên, một số học giả ở Trung Quốc cho rằng quyền lực mềm của Bắc Kinh cũng đang lớn mạnh, với dẫn chứng là sự hồi sinh của Khổng giáo. Tư tưởng của Khổng Tử, một triết gia và nhà giáo dục người Trung Hoa khoảng 2.500 trước, đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc.
Chính quyền cũng đang dùng Khổng Tử để truyền bá văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới để tăng ảnh hưởng quyền lực mềm của họ. Ví dụ từ năm 2004, kể từ khi Học viện Khổng giáo Trung Quốc đầu tiên được thành lập ở Seoul, Nam Hàn, đã có hơn 250 Học viện Khổng giáo được dựng lên trên khắp thế giới.[1]
Trong cùng lúc ấy, nhà hiền triết này cũng được trọng vọng hơn ở trong nước. Hằng năm vào ngày sinh của ông (ông sinh ngày 29 tháng Chín, 551 trước Công Nguyên), các ngôi đền thờ Khổng Tử (Văn Miếu) đều tổ chức những buổi lễ tưởng niệm.
Thường thì những buổi lễ này được chính quyền địa phương tổ chức và bảo trợ. Ví dụ tại thành phố Khúc Phụ thuộc tỉnh Sơn Đông, quê hương của Khổng Tử, chính quyền địa phương đã tổ chức một buổi lễ hoành tráng hoàn toàn theo đúng các nghi lễ cổ xưa của Khổng giáo.
Không thể tưởng tượng được có những buổi lễ như thế này 30 năm trước. Ảnh hưởng hơn 2.000 năm của Khổng giáo đã bắt đầu đi xuống trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20 vì bị cho là nguyên nhân chính của tình trạng lạc hậu ở Trung Quốc. Trong phong trào sinh viên chống vương quyền 4 tháng Năm, 1919, họ đã hô to khẩu hiệu "Đả đảo Khổng giáo".
Dưới thời Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng chỉ trích Khổng Tử như là biểu tượng chính của chế độ phong kiến và đã góp phần vào tình trạng bóc lột giai cấp. Những bài giảng của ông được cho là nhảm nhí, đáng được quẳng vào "thùng rác lịch sử".
Ngày nay, ĐCSTQ đang ngầm chấp nhận và thậm chí khuyến khích việc khôi phục Khổng giáo với hi vọng khoả lấp được khoảng trống tư tưởng khi học thuyết Marx - Lenin chính thống đã bị thực tế bỏ rơi. Họ tin rằng việc này sẽ dọn đường cho quá trình cách tân kinh tế và mở cửa.
Chính thức mà nói, một khi ĐCSTQ còn nắm quyền, họ không thể bỏ rơi chủ nghĩa Marx (dù nó được hiểu theo nghĩa gì đi nữa) và chấp nhập Khổng giáo như là hệ tư tưởng. ĐCSTQ vẫn nhấn mạnh rằng những lãnh tụ của họ đang "xây dựng" chủ nghĩa Marx để thích ứng với hoàn cảnh của Trung Quốc: Tư tưởng Mao Trạch Đông, lý thuyết xã hội chủ nghĩa với đặc điểm của Trung Quốc của lãnh tụ vĩ đại Đặng Tiểu Bình, học thuyết "Ba Đại diện" của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và quan điểm "Xã hội hài hoà", "phát triển khoa học" của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều là thành phần của chủ nghĩa Marx theo phong cách Trung Hoa.
Vì thế dù chủ nghĩa Marx mang phong cách Trung Hoa hiện đang là tư tưởng thống lĩnh có thể khác xa rất nhiều chủ nghĩa Marx kinh điển cũng như với chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Marx của phương Tây hiện đại, đang được xem như một tư tưởng chính trị ngoại bang, rõ ràng là nó cũng khác biệt với Khổng giáo.
Nhưng một số tư tưởng của Khổng giáo hiện rất có ích trong việc giữ vững trật tự và hài hoà xã hội, ví dụ như tôn trọng người lớn tuổi, nhà giáo và không làm hại người khác. ĐCSTQ chắc chắn là muốn phục hồi những giá trị này để giúp ổn định xã hội. Nhiều bậc phụ huynh cũng muốn con cái họ theo học những lời dạy của Khổng Tử.
Nhưng sự tôn trọng Khổng Tử của chính quyền địa phương thì lại chú tâm vào quyền lợi kinh tế. Việc tổ chức những buổi lễ kỷ niệm thường lôi cuốn du khách và nhằm quảng cáo các sản phẩm địa phương. Đối với những quan chức địa phương, họ chỉ quan tâm đến tổng sản lượng nội địa hơn là văn hoá vì nó là tấm vé để khuyến khích việc này. Một số trí thức cũng làm giàu bằng cách "quảng bá" tư tưởng Khổng Tử với những bài thuyết trình được trả tiền và xuất bản sách.
Những việc này được thể hiện trong câu khẩu hiệu tuyên truyền phổ biến: "Văn hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển". Nghĩa là văn hoá chỉ là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tóm lại, trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21, Khổng giáo là một người phụ tá cho ông thần tài Trung Hoa (và là đại diện ngoại giao của Trung Quốc) nhưng không phải là người thầy tư tưởng của người dân Trung Quốc.
Vì thế, nếu Khổng giáo không được chính thức khuyếch trương như là trọng tâm của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc mà chỉ là được dùng như một con chốt giáo điều để hỗ trợ kinh tế, thì nó khó có thể được quảng bá trên toàn thế giới như là một trụ cột của quyền lực mềm của Trung Quốc.
Văn hoá là một trong những tài nguyên căn bản của quyền lực mềm, theo Joseph Nye, người đầu tiên đưa ra khái niệm này vào năm 1990 để phân tích những quan hệ quốc tế. Theo nhà chính trị học Hoa Kỳ này thì quyền lực mềm là khả năng thâu tóm được những gì mình muốn qua sự hợp tác và lôi cuốn, đối nghịch với quyền lực cứng, thường sử dụng sự ép buộc hoặc mua chuộc. Theo định nghĩa này thì bản thân văn hoá không phải là quyền lực mềm mà là nguồn tài nguyên tiềm tàng vô cùng quan trọng của nó.
Bên cạnh sự miễn cưỡng của chính quyền còn có những vấn đề nội bộ làm cho việc hiện đại hoá Khổng giáo trở nên khó khăn. Khổng giáo ra đời từ 2.500 năm trước và trở nên phong phú hơn qua lịch sử vương triều của đất nước này để trở thành một hệ tư tưởng nhằm biện minh và bảo vệ cho cơ cấu giai tầng của các hệ thống chính trị và xã hội.
Dó đó, có nhiều tư tưởng của nó đã bị lỗi thời, ví dụ như phải trung thành với nhà cầm quyền, cấm vi phạm trật tự giai tầng trong gia đình và xã hội và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Những giá trị này mâu thuẫn với thời đại ngày nay và không thể chuyển hoá để trở thành những quan niệm có thể chấp nhận được đối với con người hiện đại.
Với cùng lý do trên, cũng rất khó khăn để biến Khổng giáo thành tư tưởng toàn cầu. Với sự lớn mạnh về quyền lực cứng của mình, các nước phương Tây đã thành công trong việc thiết lập những giá trị riêng của họ, ví dụ như thị trường tự do, dân chủ, qui tắc về luật lệ và mọi người bình đẳng. Kết quả là nhiều quốc gia đã phấn đấu để xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội dựa trên những giá trị bắt nguồn từ phương Tây.
Từ cách nhìn trên, thước đo sự lớn mạnh về quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ là một số quốc gia sẽ chấp nhận một số giá trị của Trung Quốc. Về phương diện này thì quyền lực mềm của Trung Quốc vẫn còn phải đi một chặng đường dài, nếu Khổng giáo là nòng cốt hoặc một phần của nó.
Cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu là cơ hội vàng để Trung Quốc nâng cao quyền lực mềm và kinh tế của mình. Trong khi Trung Quốc có thể giữ được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế trong cuộc khủng hoảng, đã có những thảo luận trong lẫn ngoài nước về "kiểu mẫu Trung Quốc" trong việc phát triển, hoặc ngày cả một khái niệm "Đồng thuận kiểu Bắc Kinh", đối lập với sự Đồng thuận của Washington, vốn cổ vũ trào lưu thị trường. Với lập luận là đàng sau một "kiểu mẫu" phát triển của một quốc gia, phải có sự hậu thuẩn bởi các giá trị và nguyên tắc xã hội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thích nói rằng họ trung thành với "chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Hoa", bao gồm sự pha trộn văn hoá phương Tây và Trung Quốc. Trung Quốc đã chấp nhận một số tư tưởng phương Tây, ví dụ như nền kinh tế thị trường và qui tắc luật lệ. Một số được sử đổi để phù hợp với nhu cầu của người Trung Quốc, ví dụ như chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Sự trộn lẫn này là khả dĩ vì nền văn hoá truyền thống Trung Quốc đủ mạnh để dễ dàng hấp thụ những tư tưởng ngoại quốc này.
Khổng giáo như là luồng tư tưởng chủ đạo trong truyền thống Trung Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong mớ hỗn hợp này. Đây là bằng chứng thực tế về việc Khổng giáo đang ngày càng trở nên thịnh hành ở Trung Quốc. Trong khi một số tư tưởng của nó có thể bị lạc hậu và nên loại bỏ, nhiều tư tưởng khác có thể hiện đại hoá và thích nghi để đáp ứng với nhu cầu hiện tại.
Trong ý nghĩa này, Khổng giáo cần được tái nghiên cứu và tái thẩm định. Dù quan trọng như thế, nhưng Khổng giáo không hẳn chỉ là một luồng tư tưởng - nó không phải là nguồn lực duy nhất của quyền lực mềm của Trung Quốc. Những nền tư tưởng giá trị khác là Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử và ngay cả Phật giáo Trung Hoa.
Nói cho cùng, truyền thống là một nguồn lực dồi dào cho quyền lực mềm của một quốc gia, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Là một quốc gia với sử sách kéo dài hơn 5.000 năm, nó có thể đạt được quyền lực mềm lớn lao dựa trên những tư tưởng truyền thống nếu những tư tưởng ấy được hiện đại hoá và toàn cầu hoá. Bằng cách nào để nhận diện, hiện đại hoá và khuyếch trương những tư tưởng ấy sẽ là một công việc khó khăn nhưng quan trọng đối với những giới trí thức Trung Quốc cũng như chính quyền.
Tuy nhiên, Trung Quốc phải tránh việc áp đặt những giá trị Trung Hoa lên những quốc gia khác, điều này có thể bị xem như là thứ văn hoá đế quốc. Đặc biệt là những quảng bá có chủ ý về văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới có thể bị các nước phương Tây xem như là sự đe doạ đối với các nền văn hoá Thiên Chúa giáo và nguyên nhân tiềm tàng cho một xung đột của những nền văn minh - cái gọi là "mối đe doạ Trung Quốc".
Trung Quốc cần nên thuyết phục các quốc gia và mọi người rằng sự quảng bá ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc thì không xung đột với những nền văn hoá khác và không phải là sự cố gắng để giảm giá trị hiện đại mà chỉ chia xẻ những giá trị và tính chất cơ bản của sự khác biệt về văn hoá.
Một khi Trung Quốc có thể cung cấp cho thế giới không những sản phẩm hàng hoá thường nhật và cơ hội thương mại, mà còn cả những giá trị cơ bản và kiểu mẫu có lợi cho nền hoà bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới, nó sẽ được thế giới tôn trọng và có thể đứng vững như bàn thạch như một quyền lực thực sự lớn mạnh, như đã từng làm trong quá khứ.
Chú thích:
[1]. Căn cứ theo trang mạng Học Viện Khổng Tử, những học viện này là "những tổ chức giáo dục bất vụ lợi nhằm thoả mãn những yêu cầu của mọi người trong các quốc gia và khu vực trên thế giới đang theo học ngôn ngữ Trung Hoa, để phát triển sự hiểu biết của họ về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, để tăng cường việc trao đổi văn hoá, giáo dục và hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, để thắt chặt hơn quan hệ hữu nghị với các nước, để khuyếch trương việc phát triển đa văn hoá, và để xây dựng một thế giới hài hoà."
Tiến sĩ Jain Junbo là phó giáo sư Học viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc đại học Phục Đán, Thượng Hải .
Nguồn: Asia Times Online
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen