Montag, 27. August 2012

Biến cố Mùa Xuân Prague tại Tiệp Khắc.

 

 

Trong phong trào các quốc gia Đông Âu đấu tranh dành lại tự do dân chủ từ tay cộng sản trước đây, thế giới được chứng kiến một biến cố quan trọng quen gọi là Mùa Xuân Prague (Prague Spring). Prague là thủ đô của Tiệp Khắc ( Czechoslovakia ). Mùa Xuân Prague là giai đoạn giải phóng chính trị của nhân dân Tiệp trong thời gian nước này sau Thế Chiến II bị Liên Sô thống trị. Cuộc Cách Mạng khởi đầu từ ngày 05-1-1968 khi nhà cải cách Alexander Dubcek lên cầm quyền tại Tiệp và kéo dài cho tới ngày 21-8-1968 khi hồng quân Liên Sô và các nước trong Hiệp Ước Warsaw tràn vào dập tắt công cuộc cải cách của Tiệp Khắc. Cuộc đấu tranh của nhân dân Tiệp vẫn kiên trì kéo dài dưới hình tức bất bạo động cho đến khi chế độ cộng sản bị hoàn toàn sụp đổ trong biến cố gọi là cuộc Cách Mạng Nhung (Velvet Revolution) ngày 29-11-1989. Tiệp Khắc trở thành nước độc lập tự chủ, dân chủ và tự do.

 

 

     Có hay không có Mùa Xuân Prague Việt Nam ? Ý “Mùa Xuân Prague” trong chủ đề tập chú vào việc Liên Sô xua quân xâm lăng Tiệp Khắc, biến nước này thành một thuộc địa của Liên Sô. Do đó, nhóm chữ “Mùa Xuân Prague VN” được hiểu là việc quân đội Tầu cộng tràn xuống chiếm đóng nước ta, giống như Liên Sô chiếm Tiệp Khắc, biến Việt Nam thành quận, huyện của Tầu như trong các thời Bắc Thuộc trước kia. Dựa trên cơ sở nào để trả lời rằng có hoặc không có việc quân Tầu cộng sẽ tràn xuống xâm lược VN. Bài phân tích dưới đây rút ra từ kinh nghiệm học hỏi được của nước Tiệp Khắc bên Đông Âu để trả lời cho câu hỏi mà tiêu đề trên đặt ra và ước đoán rằng một Mùa Xuân Prague sẽ đến với Việt Nam trong một ngày nào đó, có thể không xa lắm.

 

I.   Biến cố Mùa Xuân Prague tại Tiệp Khắc.

 

 

     Đảng CS Tiệp thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội năm 1946. Hai năm sau tức là vào tháng 2-1948 với sự hậu thuẫn của Liên Sô, đảng này đã hoàn toàn nắm quyền cai trị Tiệp Khắc, áp đặt nền chuyên chính vô sản kiểu Stalin (Stalinization *) trên toàn quốc, và tuyên bố nền cộng hòa nhân dân Tiệp (people’s  republic), mặc dầu trên nguyên tắc Tiệp Khắc vẫn còn là một chế độ đa đảng. Theo giáo điều Marxit, đây là bước đầu tiến tới xã hội chủ nghĩa và sau cùng là cộng sản chủ nghĩa. Chế độ chính trị tại Tiệp Khắc rập khuôn như Liên Sô. Người VN hẳn không ai không biết chuyên chính vô sản kiểu stalin (stalinization) là cái gì, vì từng người chúng ta ít nhiều đã có kinh nghiệm bản thân. Tuy nhiên việc đảng CS Tiệp thi hành chuyên chính đã không gặp thuận lợi. Lý do là vì thứ nhất, chủ trương kỹ nghệ hóa nước Tiệp theo mô hình của Liên Sô của đảng CS Tiệp là một việc làm đi thụt lùi với thực tế nền kinh tế Tiệp Khắc. Nền kỹ nghệ của Tiệp trước Thế Chiến II sánh ngang với các nước Tây Âu, hơn hẳn các nưóc Đông Âu kể cả Nga. Lúc đó, Liên Sô chỉ được đánh giá là một nước kém mở mang trong khi Tiệp Khắc đang trên đường kỹ nghệ hóa đất nước rồi. Thứ hai, tham vọng thay đổi đường lối kinh tế của chủ tịch đảng CS Tiệp Antonin Novotny đụng phải sức cản là khơi dậy đòi hỏi phải có cải tổ chính trị. Tự do dân chủ đã là một nếp sống đã có sẵn của người dân Tiệp Khắc. Đường lối chuyên chính kiểu stalin của CS đi ngược lại nếp sống đó nên gặp phải sức chống đối quyết liệt của các tầng lớp dân chúng, nhất là của Hội Các Nhà Văn, của sinh viên và tầng lớp trí thức.

 

 

     Từ đầu thập niên 1960, nền kinh tế Tiệp Khắc bước vào thời kỳ trì trệ nghiêm trọng, và sự chống đối của dân chúng trở nên gay gắt hơn. Đảng CS buộc phải dần dần giải trừ chuyên chính vô sản (de-stalinization *) và nới lỏng các quyền tự do dân chủ. Tháng giêng 1968, Alexander Dubcek, một người có tinh thần cải cách, thay thế Novotny làm bí thư thứ nhất đảng CS Tiệp. Ông đưa ra một đề án gọi là Chương Trình Hành Động (Action Program) để tự do hóa Tiệp với sự cam kết thi hành những việc làm cụ thể như ban hành quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, bãi bỏ kiểm duyệt, tự do hội họp, có thể thành lập chính phủ đa đảng, và nền kinh tế đặt căn bản trên việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng hơn là dựa vào nền kỹ nghệ nặng, sức lao động, và nguyên liệu thô. Tuy nhiên chương trình cải cách của Dubcek cũng chỉ mới là những hứa hẹn và có tính cách vá víu, không đi từ căn bản là dứt bỏ luôn chủ nghĩa CS, vì độc tài toàn trị luôn luôn và hoàn toàn đối kháng với tự do dân chủ cả về mặt lý thuyết lẫn hành động. Dubcek vẫn chủ trương tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Marxit-Leninit, vẫn đứng chân trong Hiệp Ước Warsaw và khối Comecon. Ông chủ trương cải tổ là để giữ cho đảng CS Tiệp có một bộ mặt nhân bản hơn được gọi là mô hình mới xã hội chủ nghĩa Tiệp (new model of Czechoslovak socialism).

 

     Việc bãi bỏ kiểm duyệt báo chí đã đưa tình thế đi nhanh hơn việc thi hành các cam kết cải cách của Dubcek và vuột khỏi bàn tay kiểm soát của ông ta. Trước tình hình đó, đảng CS Tiệp không còn cách giải quyết nào khác hơn là dùng biện pháp trấn áp để tái lập uy quyền. Nhưng kết quả ngược lại. Tình hình càng ngày càng rối ren hơn, nhất là sau khi có sự ra đời của Hiến Chương 77 vào đầu năm 1977. Lãnh đạo Liên Sô Leonid Brezhnev và các lãnh tụ CS Đông Âu khác lo sợ vị thế của khối CS bị suy yếu đi, nên Brezhnev phải cố gắng chấm dứt hay ít nhất giới hạn sự thay đổi tại Tiệp Khắc. Nhưng ông ta không thành công vì mọi sự đã trễ rồi. Cuối cùng quân đội của khối Warsaw do Liên Sô lãnh đạo đã tiến vào đất Tiệp ngày 21-8-1968 chấm dứt chương trình cải cách của Alexander Dubcek.

 

 II.   Chuyên Chính Vô Sản Tại Việt Nam

       Có thể phân chia chính sách chuyên chính của VGCS ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là chuyên chính triệt để từ khi CS chiếm được miền Nam từ 1975 cho đến 1986. Giai đoạn 2 gọi là thời kỳ mở cửa từ năm 1986 đến nay. (Xin lưu ý, trong bài này, chúng tôi chỉ khảo sát chế độ CS tại VN từ 1975 trở về sau).

 

1.  Giai Đoạn Chuyên Chính Triệt Để  

          Như đã thấy trên đây, đảng CS Tiệp Khắc áp dụng chuyên chính vô sản chỉ 12 năm (1948 – 1960) họ đã tự nhận ra mình lạc hướng và tìm biện pháp điều chỉnh. Biện pháp là làm theo ý nguyện của nhân dân Tiệp, trở về với con đường tự do dân chủ. Điều bất hạnh cho họ là  tự do và dân chủ lại là những khái niệm mâu thuẫn với giáo điều Marxit. Bởi lẽ đó, Liên Sô rất lo sợ nên phải đem quân trấn áp và dập tắt ngay cuộc cải cách tại Tiệp.  

     Vấn đề VN thì có khác. Đảng cộng sản VN cũng biết rất rõ khát vọng tự do dân chủ của nhân dân, nhưng không những chúng đã không đáp ứng như Tiệp Khắc, mà còn luôn luôn dùng biện pháp đàn áp để tiêu diệt. Có thể nói rằng trong suốt 34 năm kể từ ngày chiếm được miền Nam, VGCS chưa hề bao giờ chứng tỏ một hành động cụ thể nào được coi là có ý tháo gỡ nền chuyên chính (de-stalinize), trái lại chúng luôn dùng mọi thủ đoạn để xiết chặt thêm sức mạnh của chuyên chính mà chúng gọi là bạo lực cách mạng. Xin dẫn chứng một số các thí dụ điển hình sau đây như những việc:

-  Tập trung cải tạo quân cán chính chế độ VNCH và tất cả những thành phần bị chúng nghi ngờ là nguy hiểm sau khi chúng chiếm được miền Nam .

-  Đổi tiền VNCH, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp, đuổi dân thành thị miền Nam đi vùng kinh tế mới. Tất cả đều có mục đích bần cùng hóa người dân, biến nhân dân miền Nam thành nô lệ cho đảng CS.

-  Cô lập, uy hiếp, và răn đe lãnh đạo giáo hội của tất cả các tôn giáo để tách giáo dân, tín đồ ra khỏi tôn giáo. Quốc doanh hóa các giáo hội.

-  Quốc hữu hóa toàn ngành giáo dục, toàn bộ truyền thông đại chúng. Bỏ tù hầu hết những nhà văn nhà báo của chế độ VNCH.  

    Với những chính sách chuyên chính cơ bản trên, chỉ 4 năm sau khi VGCS chiếm được miền Nam thì mọi gia đình đã trở thành khánh kiệt, đất nước xơ xác. Xã hội miền Nam không mấy chốc đã bắt kip bước lùi của xã hội miền Bắc. Gia đình tan rã. Nhân tâm ly tán. Mọi người trở thành vô sản đồng đều. Toàn bộ sinh hoạt xã hội được các nhà văn nhà báo mô tả là một xã hội trại lính. VGCS đã thực sự nhìn thấy chúng thất bại. Nhưng thay vì tháo gỡ chuyên chính như Tiệp Khắc, chúng lại càng chuyên chính triệt để hơn và đưa ra những chính sách lừa bịp tinh vi hơn.

 

2.   Giai Đoạn Đổi Mới hay Mở Cửa

 

     Chuyên chính (Stalinization) mục đích là để củng cố chế độ và giữ vững đảng. Đứng trước những bế tắc chính trị và xã hội, đảng CS Tiệp đã can đảm gỡ bỏ chuyên chính (de-stalinization) để cứu nguy đất nước. VN thì không thế, trong hoàn cảnh nào đảng CSVN cũng nắm vững chuyên chính. Với chính sách mở cửa, việc chuyên chính của VGCS có biến thái, nhưng thay đổi một cách rất tinh vi ngõ hầu lòe bịp dư luận.  

     Năm 1986, đứng trước nguy cơ bị diệt vong, Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư đảng lúc đó, đưa ra chính sách cởi trói với khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”. Ý nghĩa như người ta hiểu là gỡ bỏ chuyên chính (de-stalinize) để cứu đảng. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Sự cởi trói của Linh là một quả lừa vĩ đại. Bọn báo nô trong nước chưa kịp vui mừng vì tưởng được tha hồ ăn nói thì đã lại bị khóa mõm liền tức thì. Trong khi VGCS đổi mới về kinh tế, chúng lại bóp nghẹt hơn về nhân quyền và các quyền chính trị. Và, thay vì trả lại quyền tư hữu cho toàn dân, đảng VGCS lại chỉ lo tư bản hóa các đảng viên của chúng. Chính sách đổi mới của VGCS đưa đến kết quả là đảng viên càng ngày càng trở thành giầu sụ, ngược lại dân chúng càng ngày càng nghèo kiết. Ngày nay các đảng viên đảng CS đứa nào cũng giầu sụ. Bọn này kết hợp lại thành một tầng lớp mà người dân đặt cho cái tên là “tư bản đỏ”. Lũ tư bản đỏ nắm hết mọi nguồn huyết mạch kinh tế trong nước và hoạt động y hệt như Mafia. Nói đến Mafia người ta đã sợ. Mafia nắm quyền cai trị đất nước thì người dân làm sao mà sống nổi. Đặc thù này của VGCS là một tai họa khủng khiếp nhất nhân dân VN phải gánh chịu kể từ ngày lập quốc. Bọn tư bản đỏ càng ngày càng bóc lột tàn nhẫn đến tận xương tủy người dân. Nhân dân VN vì thế càng càng càng trở nên lầm than, kiệt quệ. So sánh với Tiệp Khắc, từ đầu thập niên 1960, nền kinh tế Tiệp bị đình trệ khiến đời sống người dân Tiệp trở nên khó khăn. Mới chỉ là khó khăn thôi chứ chưa đến nỗi đói khổ. Ở VN, thanh niên phải bán sức lao động ở nước ngoài để nuôi gia đình. Con gái bán thân tứ xứ hầu kiếm miếng ăn. Ngay tại đồng bằng sông Cửu Long, nơi xưa kia người dân có tiếng là làm chơi ăn thiệt, thế mà hiện nay nhiều gia đình trở thành thiếu ăn, thiếu mặc. Theo thống kê của một số cơ quan nước ngoài, trong những năm gần đây quả thật kinh tế VN có phát triển, nhưng sự phát triển chỉ tập trung tại một số thành thị và cho một số người nhất định là các đảng viên đảng CS và thân nhân của họ. 90% dân chúng không hưởng được lợi ích gì từ sự phát triển, trái lại họ càng ngày càng trở nên vô sản đích thực. Khoảng cách giầu nghèo càng ngày càng trở nên trầm trọng đúng với câu dân gian thường nói: kẻ ăn không hết người lần không ra.  Ngay chính trong bọn cán bộ CS, có người nhận định, chỉ có trở lại chuyên chính vô sản (re-stalinize) thì mới giải quyết được vấn đề. 

 

     Từ tình trạng nghèo đói, xã hội VN rơi vào thảm trạng băng hoại đạo đức chưa từng thấy. Nền móng gia đình bật tung từ gốc rễ, trật tự xã hội hoàn toàn bị đảo lộn, những giá trị tinh thần từ hàng ngàn năm nay mất sạch, học đường là nới buôn bán chữ nghĩa và bằng cấp, tinh thần tôn sư trọng đạo đã trở thành lỗi thời, con ngưòi trong xã hội sống và cư xử với nhau bằng dối trá, lừa đảo, và bịp bợm. Một xã hội mất gốc và tan nát không có một bàn tay nào ngăn cản từ giới cầm quyền như thế, chỉ còn cách giải thích duy nhất đây chính là chính sách và đường lối của đảng VGCS. Ngu dân và lưu manh hóa người dân để dễ cai trị đã tỏ ra có một số tác dung nào đó. Cụ thể là việc VGCS sử dụng những thành phần đầu trộm đuôi cướp để trấn áp những người dân lương thiện đứng lên đòi quyền sống như chúng ta thấy trong các cuộc tranh đấu của giáo dân tại Thái Hà và Tam Tòa hiện nay.

Công an lùa bọn thanh niên đầu gấu từng có tiền tích và cả chính công an mặc thường phục xông vào tấn công và hành hung những giáo dân tập trung cầu nguyện một cách hòa bình. Chủ đích của công an là khiêu khích giáo dân bạo động đánh trả bọn đầu gấu để chúng có lý do ra tay đàn áp mạnh. có thể gọi đây là phương pháp “lấy độc trị độc” trong y học cổ truyền. VGCS tạo ra một tầng lớp xấu trong xã hội và dùng nó để chế ngự những người đối lập với cường quyền. Về lâu về dài phương pháp lấy độc trị độc này không biết hiệu nghiệm đến đâu, nhưng bè lũ VGCS không có đứa nào học những lời dậy bảo của tiền nhân: nuôi ong tay áo, hay gậy ông đập lưng ông. Tất cả đó là thành quả của chính sách đổi mới. Tất cả mọi đường lối chính sách chỉ là để bảo vệ và duy trì quyền hành, nhưng đồng thời gây tác dụng ngược là tạo ra bất công và từ đó đưa đến tranh đấu.

 

III.   Nguy Cơ Mất Nước Trước Mặt

 

       Đặt căn bản lý luận trên định đề chân lý của Marx: đâu có bất công, ở đó có đấu tranh, chúng ta có thể khẳng định rằng dưới chế độ cộng sản hiện nay, cuộc đấu tranh của nhân dân VN là tất yếu, và càng ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn chứ không thể nào giảm cường độ, bởi lẽ dễ hiểu là bất công tại VN càng ngày càng chồng chất theo thời gian chứ không bao giờ vơi đi cả. Mọi diễn biến của tình hình tự nó đi theo cái qui luật luẩn quẩn là càng đấu tranh thì càng đàn áp, và càng đàn áp lại càng đấu tranh quyết liệt hơn. Yếu tố thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân VN rõ ràng bắt nguồn từ việc áp dụng mù quáng chuyên chính vô sản (Stalinization) của đảng VGCS. Chuyên chính hay mở cửa cũng vậy, đều là con đường một chiều không có lối rẽ, thô bạo, triệt để, tàn nhẫn, và rừng rú khiến cho người dân không thể chịu đựng nổi phải đứng lên tranh đấu. Đường lối chuyên chính tại VN gay gắt và thúc bách hơn rất nhiều nếu so sánh với của Tiệp Khắc vào thời điểm Mùa Xuân Pruague. Cuộc tranh đấu này vì thế chắc chắn sẽ rất cam go.  

     Mặc dầu VGCS nhận thức rất rõ nguy cơ, chúng cũng đã có đề ra những biện pháp hóa giải, nhưng tựu trung chỉ là trò lừa gạt. Thí dụ như để chấn hưng đạo đức xã hội và lấy lại lòng tin của quần chúng, chúng lại bắt buộc người dân phải học tập đạo đức của Hồ Chí Minh. Muốn làm hòa với đồng bào miền Nam, nhất là những người đã bỏ nước ra đi, chúng triệt hạ nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, áp lực chính quyền Indonesia phá bỏ trại tỵ nạn Galang. Thay vì dân chủ hóa đất nước, chúng dựng lên các tổ chức ma, những tên tranh đấu cuội ở trong cũng như ngoài nước để vô hiệu hóa các hoạt động cứu quốc của những người yêu nước chân chính.  

     Các cuộc tranh đấu ở trong nước, đặc biệt của GH Công Giáo theo thời gian đang dần dần lớn lên trông thấỵ, từ các vụ lẻ tẻ rải rác nhiều nơi, đến Thái Hà là một xứ đạo lớn tại thủ đô, và nay đến Tam Tòa với qui mô giáo phận. Tam Tòa là một dilemma lớn đối với VGCS. Chúng không thể nào giải quyết nổi. Nếu nhưọng bộ, đảng CS chứng tỏ thế yếu. Hàng ngàn, hàng vạn Tam Tòa khác sẽ nổ ra vì người dân không còn sợ nữa. Cũng chẳng có ai sợ kẻ yếu bao giờ. Nếu VGCS thắng và thắng bằng đàn áp thì lòng căm thù CS sẽ càng được nuôi dưỡng và càng lớn lên. Một ngày nào đó lửa Tam Tòa sẽ lại bùng cháy lại. Cần làm sao tinh thần TamTòa tồn tại. Ngọn lửa Tam Tòa chắc chắn sẽ dần dần lan rộng sang các giáo xứ, giáo phận khác. Tiếp theo là đến công nhân chống bất công, đòi quyền lợi, phong trào dân oan khắp nơi đòi đất, đòi nhà, trí thức, sinh viên, học sinh xuống đường chống Tầu cộng xâm lược v.v. Cho đến khi công an và quân đội VGCS phải run sợ trước sức mạnh của nhân dân và không còn khả năng đàn áp được dân nữa thì vấn đề VN sẽ đi vào con đường cùng là quân đội Tầu cộng bắt buộc phải can thiệp.  

     Một câu hỏi cần đặt ra là tại sao Tầu lại phải (chữ PHẢI nhấn mạnh) đem quân vào can thiệp. Có nhiều lý do, nhưng cái lý do chính là miếng mồi VN quá béo bở nuốt đã gần xong, không thể nhả ra được nữa. Và thứ hai là hiện nay không có một thế lực quốc tế nào có đủ khả năng can thiệp vào chuyện này của Tầu. Chỉ có nước Mỹ, nhưng Mỹ đang sa lầy tại nhiều nơi trên thế giới. Nhất là vào lúc này khuynh hướng phóng túng chủ bại đang nắm quyền tại Mỹ. Việc Tầu đem quân vào VN như thế là tất nhiên, nhưng có thể là do VGCS yêu cầu, và cũng có thể không.  

 

1.   Tầu can thiệp do VGCS yêu cầu -  Cả cộng sản Tầu lẫn VGCS đều có nhu cầu gắn bó liên hệ với nhau mặc dầu trên căn bản chủ tớ. Điểm này thiết tưởng khỏi cần phải giải thích thêm vì đã quá hiển nhiên rồi. Có 3 lý do khiến đảng VGCS phải cầu cứu quận đội Tầu che chở. Thứ nhất, Chúng ta đã rõ, đối với VGCS thì thà để mất nước chứ không bao giờ chịu mất đảng. Nếu VGCS đã dám bán đất bán biển để mưu sự tồn tại thì tại sao chúng không dám yêu cầu Tầu đưa quân bảo vệ khi sinh mạng đảng của chúng bị lâm nguy?  Thứ hai, VGCS đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân dân VN, cái tội ác lớn nhất là tội bán nước, cho nên chúng không còn con đường quay trở lại với Tổ Quốc nữa vì sợ nhân dân trả thù. Thứ ba, mỗi tên VGCS, nhất là từ cấp ủy trở lên hiện nay đều là triệu phú dollar. Chúng rất sợ mất cái đầu, sợ mất tiền bạc, và sợ gia đình khó tránh họa, nước đến chân không còn chạy đi đâu được nữa.  

     Hiện nay quân đội Tầu đã sẵn sàng ở biên giới, ở Hải Nam , ở Trường Sa và Hoàng Sa. 375.000 lính tầu dưới cái vỏ công nhân đang làm việc tại VN chỉ cần thay áo mang súng vào là thành một đạo quân hùng mạnh rồi. Các làng Tầu ở Móng Cái, Hải Phòng, Hội An, Đà Nẵng, Chợ Lớn, Hà Tiên cũng có thể là những trại lính Tầu sẵn sàng hữu dụng khi cần đến. Tuy nhiên cũng có thể là cả Tầu lẫn VGCS sẽ cần đến một tờ giấy lộn quen gọi là “Hiệp Ước An Ninh Hỗ Tương” để một bên tránh bị mang tiếng xâm lược, và bên kia không bị mang tiếng bán nước. Hiệp ước này có thể đã có sẵn, cũng có thể sẽ có trong tương lai. VGCS sẽ dựa vào cơ sở pháp lý này để cầu cứu với Tầu cho có hình thức phải đạo. Nên biết rằng có tới trên 2/3 thành viên Trung Ương đảng CS Tiệp biểu quyết chống việc Liên Sô chiếm đóng Tiệp. VGCS hẳn sẽ không được như thế.

 

2.   Tầu tự động can thiệp không do VGCS yêu cầu -   Cho dù vạn nhất VGCS không yêu cầu can thiệp thì Tầu cộng cũng sẽ đem quân chiếm đóng VN vì lý do như đã trình bầy trên. Còn có lý do khác mang nét đặc thù Hán tính là tham vọng bành trướng của người Tầu. Tầu không bao giờ bỏ lỡ cơ hội xâm lăng VN. Xưa nay người Tầu vốn coi VN là một phần lãnh thổ của Tầu, là cửa ngõ giao thương, cũng là bức tường giống như Tây Tạng, Tân Cương, Triều Tiên che chắn cho nước Tầu được kín đáo. Vì thế, nhân cơ hội này Tầu không can thiệp mới là chuyện lạ. Xưa nay lý của kẻ mạnh bao giờ cũng hữu lý. Trong bến cố Mùa Xuân Prague, Brezhnev đã tự đưa ra học thuyết (doctrine) riêng để đem quân vào Tiệp Khắc: Liên Sô có quyền can thiệp bất cứ khi nào một quốc gia trong khối Đông Âu có ý định chạy theo chủ nghĩa tư bản (U.S.S.R has the right to intervene whenever a country in the Eastern Bloc appeared to be making a shift towards capitalism). Tại sao Hồ Cẩm Đào lại không biết đưa ra một học thuyết tương tự? Như chúng tôi vừa nói, lý của kẻ mạnh luôn luôn là có lý kia mà.

 

 

IV.   Kết Luận

 

     Đã có người la lên: mất nước rồi! Mất nước rồi! Tiếng kêu la thảm thiết này không phải là không có lý do. Xét về nhiều mặt, VN thực tế kể như đã mất nước rồi. Về kinh tế, dân ta xài đồ Tầu tới 70%. Về văn hóa, người Việt đọc truyện Tầu, xem phim ảnh Tầu từ thành thị đến thôn quê. Về chủ quyền quốc gia, các vi phạm lãnh thổ, lãnh hải, bắn giết ngư dân không lãnh đạo VN nào dám mở miệng. Người Tầu ra vô VN không cần giấy tờ gì hết. Về lãnh đạo, chóp bu là một thằng Nùng ngu si ngốc nghếch, con rơi của thằng Hồ bán nước, hai thằng nắm thực quyền điều hành đất nưóc hiện nay là Nguyễn tấn Dũng thủ tướng, và Nguyễn Chí Vịnh tổng cục trưởng T2 an ninh tình báo là anh em ruột, con của thằng Nguyễn Chí Thanh, một tên tay sai trung thành tuyệt đối của Tầu cộng. Như thế không mất nước thì còn là gì? Có hai cách mất nước. Mất nước êm thấm như kiểu mưa dầm thấm đất, và mất nước qua một cuộc xâm lăng ồ ạt. Mất nước kiểu mưa dầm thấm đất thì hiện chúng ta thấy rồi đấy. Chỉ còn chuyện này là một ngày nào đó Bộ Quốc Gia Giáo Dục VGCS bắt các thầy cô dậy con em: Tổ tiên chúng ta là người Hán thì chỉ chừng ba, bốn thế hệ nữa, con Rồng cháu Tiên sẽ biến thành con cháu Văn, Võ Đế là xong thôi. Rất tiếc trước đây Thống Chế PéTain dậy trẻ nít Annam : tổ tiên ta là người Gaulois (nos ancêtres sont des Gaulois) trễ quá. Nếu ông cầm quyền nước Pháp lâu tí nữa thì có lẽ chúng ta biến thành tây Phú Lãng Sa hết rồi. Còn như mất nước qua việc quân Tầu ồ ạt tràn sang chiếm đóng nước ta thì không chừng lại là cái may. Chắc chắn sẽ có chết chóc, sẽ có tàn phá, và sẽ có khổ đau. Nhưng thà là thế, chúng ta sẽ có được nhiều lợi thế. Lợi thứ nhất là cái biến cố sẽ làm thức tỉnh toàn dân Việt để mọi người đoàn kết cứu nước. Ai yêu nước, ai theo giặc sẽ lòi ra hết thôi. Lợi thứ hai là chúng ta có bằng chứng cụ thể để đánh thức lương tri và lương tâm thế giới. Họ sẽ giúp đỡ chúng ta. Cho dù mất nước cách nào thì cũng là Mùa Xuân Prague đến với Dân Tộc VN. Nhân dân Tiệp Khắc phải mất 22 năm (1968 – 1990) mới dành lại được độc lập tự chủ. Còn VN thì bao lâu chưa thể biết trước được. Cha ông ta chiến đấu chống Tầu cả ngàn năm kia mà.

 

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 

 

(*)  Trong bài này quí bạn đọc gặp các chữ Chuyên Chính hoặc Chuyên Chính Vô Sản và Tháo Gỡ Chuyên Chính mà chúng tôi dịch từ các chữ Stalinization và de-Stalinization trong tiếng Anh. Thật ra Chuyên Chính, chữ tương đương trong tiếng Anh ngưòi ta thường dùng là Totalitarianism hoặc Dictatorship, và Tháo Gỡ Chuyên Chính tức Dân Chủ Hóa, chữ tương đương là Democratize. Ở đây chúng tôi dịch chữ theo cái ý của sự việc, nếu có sai ngữ pháp thì xin quí vị thứ lỗi cho. Thành thật cám ơn.   

Nhân dân Tiệp Khắc phải mất 22 năm mới dành lại được độc lập tự chủ, còn VN thì không thể biết được là bao lâu.

 


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen