Freitag, 31. August 2012

Lời khuyên cho mô hình dân quân biển của Việt Nam


Tác giả: James R. Holmes

Người dịch: Đỗ Quyên

30-8-2012

Một tác giả Việt Nam tuyên bố, Hà Nội đang “tìm kiếm một mô hình lực lượng dân quân biển”, có lẽ để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của họ khỏi tay, e hèm, khỏi tay một nước châu Á nào đó rất lớn đang nuôi những mưu đồ riêng của họ đối với quần đảo này. Kèm theo đây, một vài ý nghĩ về triển vọng thành lập một lực lượng như thế. Mới nhìn qua, khái niệm dân quân biển nghe có vẻ kỳ kỳ. Các quốc gia đều có hải quân, lính tuần duyên (canh gác bờ biển) và đội tàu buôn, tất cả đều có chức năng riêng, được xác định rất rõ ràng. Đúng không?

Không nhất thiết. Có vô số tiền lệ cho những cách làm ăn khác nhau tại những vùng biển lớn. Trăm hoa đua nở! Trong tác phẩm “Bảo vệ biển”, viết về lịch sử (và tiền sử) của hải quân Anh, sử gia N. A. M. Rodger quan sát thấy các nước có nghề biển đã từng có rất nhiều đội tàu trong hàng thế kỷ. Vai trò và sứ mệnh của họ đã bị lu mờ, đặc biệt trong giai đoạn trước khi triều đình tổ chức hải quân thường trực. Chiến tranh trên biển từng là một thứ đầy bất ngờ, vô kế hoạch, ở những thời kỳ xa xưa.

Đặc điểm đó của lịch sử hàng hải có vẻ như đã gần bị quên lãng. Chẳng hạn, vào năm 2009, Naval Diplomat (Ngoại giao Hàng hải) sang thăm Viện Quan hệ Quốc tế Clingendael, The Hague, để chiêu đãi các vị tư lệnh của Hải quân Hà Lan – những người được cử đến để tiếp nhận chương trình Atalanta (Operation Atalanta), chiến dịch chống cướp biển trên Vịnh Aden của EU. Naval Diplomat đến đây với một vài ý tưởng lặt vặt về việc làm thế nào để bảo vệ các thương nhân đang quá cảnh qua vùng biển trong khu vực.

Ý kiến của tôi: Vịnh Aden là một dải đất khổng lồ. Hải quân sẽ không bao giờ có thể triển khai đủ lính đến đây để bảo vệ từng tàu hàng trước mọi cuộc tấn công của bọn hải tặc. Vậy thì, tại sao không trang bị vũ khí cho các tàu hàng đó? Những đội tàu, lực lượng phòng vệ, hay thậm chí thủy thủ, được trang bị vũ khí, có thể giữ thế trên cơ bọn cướp biển đi trên những con tàu nhỏ. Nghe có vẻ hợp lý. Tôi đã so sánh điều đó với việc những người định cư tự trang bị vũ khí để đánh lại cướp ở Miền Tây Hoang Dã – nhưng nó gây ra phản ứng ngược một cách đáng sợ. Tôi nghĩ là cần nhiều “chủ nghĩa cao bồi Mỹ” hơn.

Rồi thì tôi trở lại với quá khứ hàng hải của châu Âu. Sau khi người ta sáng chế ra súng hải quân, các vua chúa châu Âu ra lệnh rằng tất cả các thương gia đều phải được trang bị những vũ khí mới nhất. Được trang bị như thế, họ có thể tự vệ trước bọn cướp. Họ cũng có thể có vị trí chiến đấu nào đó khi quốc gia tung hải quân ra đánh nhau với kẻ thù. Các bên đều đã có một số lượng lớn thương nhân được trang bị vũ khí, khi Ngài Francis Drake chỉ huy Hải quân Anh chiến đấu với hạm đội tàu của xứ Medina Sidonia thuộc Tây Ban Nha. Tại sao lại không rót rượu thời Phục Hưng vào chai của thế kỷ 21 – tôi đã nói như thế. Trang bị vũ khí cho tàu buôn sẽ bảo đảm rằng trên vùng biển ngoài khơi Somalia, sức mạnh sẽ được đáp trả bằng sức mạnh, thủy thủ sẽ được tạo cơ hội để chiến đấu.

Ý tưởng về dân quân biển cũng đã mê hoặc người Mỹ thời xưa – một nhóm dân quân cầm vũ khí để đánh lại quân Redcoast (tức quân đội Anh – ND) trong trận Lexington – Concord, đến giờ vẫn là ký ức sống động. Tại sao lại không áp dụng cái mẫu đó cho chiến tranh trên các đại dương? Alfred Thayer Mahan chỉ trích thế hệ khai quốc vì họ đã tưởng họ có thể tổ chức ngay lập tức một “lực lượng dân quân biển” ít tốn kém để chống lại các tàu của Anh trong Chiến tranh 1812. Mahan viết rằng Hải quân Mỹ và tàu chống cướp biển đạt được một số thành công đáng chú ý trong các cuộc đụng độ, nhưng Hải quân Hoàng gia đã bóp chết tàu buôn Mỹ gần như hoàn toàn vào trước năm 1814.

Tôi nghĩ ở đây có một bài học như của Mahan để lại cho Việt Nam. Dân quân có thể gây rối những kẻ địch mạnh hơn họ rất nhiều, nhưng tỷ số thua so với thắng của họ quả thật là kéo dài.

Những cách thức kỳ cục để tổ chức đội tàu chẳng phải cái gì độc đáo, chỉ có ở phương Tây. Không phải nhìn đâu xa, nước Trung Hoa phong kiến đã giao phó việc bảo vệ bờ biển cho các đội tàu địa phương khác nhau. Chẳng hạn, ngư dân thường hoạt động như cánh tay bổ trợ cho lực lượng trên biển của Trung Quốc.

Một số truyền thống như thế đã kéo dài sang thời cộng sản. Ví dụ, Bắc Kinh ca ngợi vai trò của đội tàu cá quốc gia trong trận hải chiến năm 1974 với hải quân Miền Nam Việt Nam ở quần đảo Hoàng sa. Theo câu chuyện chính thức được kể lại, ngư dân Trung Quốc đã góp phần đưa hải quân nhân dân đến chiến thắng – chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các vùng biển phía nam. Họ (ngư dân) tiếp tục là lực lượng hỗ trợ trong chiến dịch hàng hải của Trung Quốc, cho đến tận ngày nay.

Các nhà chiến lược ở Hà Nội cũng nên nghiên cứu vấn đề dân quân biển thông qua một lăng kính lý thuyết – đó là đọc lại học thuyết của Mao Trạch Đông về chiến tranh ba giai đoạn. Căn cứ lời Mao viết thì Việt Nam đang ở giai đoạn 1 của một cuộc đấu tranh kéo dài, khi họ phải dựa vào tài sản nghèo nàn của mình để quấy nhiễu một kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Họ đối đầu với một nước Trung Hoa vốn dĩ đang triển khai một hạm đội hải quân theo quy ước, rất hùng mạnh. Hải quân Trung Hoa có lẽ đang ở giữa giai đoạn 2 và 3 rồi, và đang tiếp tục phát triển. Dân quân biển cần một chỗ che chắn để có thể phát huy sức mạnh thực sự của họ. Đó là một thứ xa xỉ mà cả ngư dân Trung Quốc lẫn các chiến binh bán thời gian (part-time) khác đều thích, mà dân quân Việt Nam lại không có.

Mahan rút ra nhiều bài học tương tự từ Chiến tranh năm 1812. Tàu khu trục nhỏ và các hoạt động của tàu nhỏ khác đều tốt cả, nhưng bản thân chúng không bao giờ có thể đóng vai trò quyết định khi đương đầu với một lực lượng hải quân hùng mạnh. Người Mỹ sẽ tự lừa dối mình nếu họ tin vào điều ngược lại. Tương tự, Việt Nam cần xây dựng một lực lượng hải quân chuyên nghiệp của riêng mình, xây dựng liên minh hoặc quan hệ đối tác để làm tăng thêm sức mạnh trên đại dương, hoặc để giữ hòa khí với sức mạnh Trung Quốc.

Có một số tiền lệ trong đó một nước trên bộ nhỏ yếu có thể mượn một hạm đội để chiến đấu với một siêu cường về biển. Đó là cách Sparta đã sử dụng để chiến thắng hải quân thành Athen kiêu hùng 2500 năm về trước. Trên thực tế, những người Sparta quen sống trên đất liền đã mượn một đội tàu Ba Tư, vào thời điểm quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh Peloponnesia, tiến tới chinh phục một thành Athen suy yếu. Chính trị tạo nên những người bạn cùng phe rất lạ lùng.

Một điểm cuối cùng trong lý thuyết của Mao. Mao viết rằng các du kích luồn lách trong quần chúng giống như cá bơi trên biển, hòa mình trong nước để tránh các hoạt động chống chiến tranh du kích. Điều này có thể được áp dụng như thế nào đối với một lực lượng dân quân biển phải đi xa khỏi bờ biển Việt Nam? Tàu nhỏ thuyền nhỏ có thể hòa vào hoạt động gần bờ trên các vùng biển đông đúc, lẫn vào cả đám đông tàu thuyền để tránh bị phát hiện, bị xác định và tấn công. Hoạt động ẩn náu mà Mao đã dự đoán từ trước đó, là điều khả thi tại các vùng biển gần bờ. Quả thật, hoạt động trên các vùng biển nước nông có thể chiến thắng cả lực lượng hải quân mạnh.

Nhưng sẽ hiệu quả đến đâu khi đi ra khỏi môi trường gần bờ, khi mà “biển” dành cho giao thương hàng hải hẹp lại, “ngư trường” cạn cá, và chỉ hải quân cực kỳ mạnh mới ra được? Tôi chưa rõ mô hình dân quân biển sẽ thích ứng với vùng biển nước sâu như thế nào.

Hà Nội đối mặt với một nhiệm vụ ghê gớm, là phải giữ yêu sách chủ quyền lâu dài trước một đối thủ quyết liệt, có ưu thế vượt trội về kinh tế và ngày càng được trang bị kỹ hơn. Dự đoán này chẳng phải điều gì đáng để thèm muốn.

Nguồn: The Diplomat

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012


NGÂN HÀNG, CHÍNH QUYỀN PHÁ SẢN, NĂM 2013 TRUNG QUỐC SẼ XẢY RA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ


 boxun.com

NGÂN HÀNG, CHÍNH QUYỀN PHÁ SẢN, NĂM 2013 TRUNG QUỐC SẼ XẢY RA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

 29.8.2012

Người dịch:  Băng Tâm

[Trang mạng Tiếng nói nước Đức bằng tiếng Trung (ycwb.com)]    Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế?  Gần đây, bản báo cáo “Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế” của nhà kinh tế học Lý Tả Quân ở Trung tâm phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc trình bày tại cuộc họp báo cáo nội bộ đã bị lộ. Báo cáo cho rằng Trung Quốc hiện nay đang trong thế căng thẳng chờ chực bùng nổ, năm 2013 sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế, đồng thời dẫn đến các vấn đề xã hội.

Mới đây,  trang Phượng Hoàng ifeng.com Hongkong có đăng nội dung  bản báo cáo “Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế” của nhà kinh tế học Lý Tả Quân trình bày trong một cuộc họp nội bộ. Theo tìm hiểu của trang Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle), bản báo cáo lần này chắc là một bản báo cáo họp nội bộ của Lý Tả Quân theo lời mời của hội bạn hữu trường Trường Sa ở Trường đại học Hoa Trung vào ngày 19.7 năm ngoái, sau đó được truyền đi trong phạm vi hẹp, cách đây không lâu đột nhiên được cư dân mạng Trung Quốc phát tán rộng rãi.      

Trong bản báo cáo, Lý Tả Quân đưa ra quan điểm của mình: “Khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc đang thai nghén, có khả năng nhất là xảy ra vào tháng 7, tháng 8 năm 2013, hình thức biểu hiện là một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, một bộ phận ngân hàng phá sản, một bộ phận chính quyền địa phương phá sản”. Ông nêu nguyên do chống đỡ cho kết luận này của mình chủ yếu là từ mấy phương diện kinh tế, quốc tế, chính trị…, trong đó phương diện kinh tế bao gồm nguồn tài chính đất đai của chính quyền địa phương bị teo lại, thuế công thương nghiệp giảm, nhưng chi tiêu quốc phòng, chi tiêu giữ vững ổn định lại gia tăng, cộng thêm áp lực nhà nước phải trả các khoản nợ quốc gia, khủng hoảng bất động sản…, một bộ phận chính quyền địa phương có thể sẽ bị phá sản; còn nguyên nhân quốc tế là do một lượng lớn tiền nóng thế giới chảy vào Trung Quốc, thúc đẩy tạo ra bong bóng kinh tế Trung Quốc, rồi khi lượng tiền nóng thế giới rút đi sẽ làm nổ bong bóng kinh tế Trung Quốc.     

Ngân hàng sẽ phá sản? 

Khi giải thích nguyên nhân về phương diện chính trị, ông nói “năm 2013 là năm chuyển giao chính phủ, tư tưởng chỉ đạo tối cao trong năm nhiệm kỳ cuối của chính phủ khóa này là không để xảy ra chuyện gì, giữ vững ổn định, giữ sự phát triển bình ổn kinh tế bằng bất cứ giá nào, còn với lãnh đạo chính phủ khóa tới chỉ có một sự lựa chọn, tiếp nhận lấy bong bóng, chăm chút bảo vệ, liệu rồi sẽ bảo vệ được tới lúc nào? Chậm nhất cũng chỉ có thể bảo vệ được tới năm 2015, hoặc năm 2016, vậy thì khi ấy sẽ là một cuộc khủng hoảng lớn hơn”.
 “Khủng hoảng đã xảy ra từ lâu, nhưng thể chế hiện hành che đậy”

Từ ngày 21.8, bản báo cáo này đã liên tục được truyền nóng trên mạng, nhà kinh tế học Trung Quốc, giáo sư Học viện quản lý Đại học sư phạm Bắc Kinh Đổng Phiên Lực đề cao quan điểm này: “Tôi ngưỡng mộ Lý Tả Quân đã can đảm nói lên sự thật, thực sự nếu theo con mắt nhìn nhận của Phương Tây thì khủng hoảng đã xảy ra từ lâu, chỉ có điều thể chế hiện hành đã che đậy bằng rất nhiều thủ đoạn, cộng thêm sự phục hồi giao dịch bất động sản vào cuối tháng 4 đã có tác dụng kéo ngược trở lại, thì mới làm cho tình hình không đến nỗi bi đát. Muốn biết kinh tế ra sao, hãy nhìn vào tình hình đặt hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng đói việc của các hộ cá thể, tình trạng xấu đi trong thu nhập tài chính ở các địa phương thì sẽ rõ.”        

Thị trường bất động sản sẽ sụp đổ?

Nhà hoạch định thanh toán qua mạng của Beijing Automotive Network cũng nói:  “Tôi đang đầy lo sợ và trông đợi cuộc khủng hoảng, lo sợ vì sẽ ảnh hưởng đến đất nước, doanh nghiệp và dân chúng xã hội, còn trông đợi là chỉ có khủng hoảng mới phá tan được thể chế hiện có, mới có thể tạo ra được cơ hội mới”. 

“Chính phủ sẽ ra tay cứu vãn cuộc khủng hoảng, nhưng hậu quả sẽ làm suy yếu sự cai trị của Đảng cộng sản”

Nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc Mao Vu Thức khi trả lời phỏng vấn Tiếng nói nước Đức đã tán thành về cơ bản quan điểm của Lý Tả Quân, ông nói vấn đề kinh tế của Trung Quốc là hết sức nghiêm trọng: “Rất có thể sẽ xảy ra sự biến đổi mang tính đột phá”. Mà việc nảy sinh vấn đề kinh tế sẽ dẫn đến nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội.   

Tuy nhiên, Mao Vu Thức cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ dùng biện pháp mạnh để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra: “Trung Quốc khác với các nước Phương Tây, mọi vấn đề của Trung Quốc như nợ của ngân hàng, của chính quyền địa phương…cuối cùng chính phủ sẽ ra tay, trong tay chính phủ có rất nhiều tiền, dự trữ ngoại hối tới hơn 3 nghìn tỉ đô la Mỹ, tài sản thuộc sở hữu nhà nước, đất đai nắm hết trong tay, chính phủ Trung Quốc sẽ không để cho cuộc khủng hoảng xảy ra. Chính phủ các nước không có tiền, còn chính phủ Trung Quốc thì tiền nhiều không kể xiết.        

Ông cũng cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ huy động “quốc lực” để cứu vãn khủng hoảng kinh tế, kết quả là có thể khống chế không để khủng hoảng kinh tế xảy ra, nhưng sẽ làm suy yếu quyền lực của chính phủ, “vấn đề kinh tế không làm cho chính phủ gặp nạn, nhưng sẽ làm cho quyền lực của chính phủ bị suy yếu, bởi rất nhiều tài sản thuộc sở hữu nhà nước đã bị tiêu hết, một phần là chính phủ Trung Quốc dựa vào những tài sản thuộc sở hữu nhà nước này để bảo vệ uy tín của mình, duy trì các tập đoàn lợi ích đã có, bây giờ mà xử lý hết vốn, thì sự cai trị của Đảng cộng sản sẽ bị suy yếu”.      

Nguồn:  boxun.com

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012


Tiến trình xung đột trên Biển Đông


National Interest

Tác giả: Vikram Nehru

Người dịch: Đỗ Quyên

23-8-2012

Căng thẳng trên Biển Đông đang phát triển chỉ theo một hướng. Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền mâu thuẫn dường như đã bắt đầu một quá trình xung đột. Dù vẫn còn ở mức thấp nhưng xác suất xung đột nổ ra đang trên đà tăng.

Quỹ đạo hiện tại là “thua-thua-thua” đối với tất cả bên liên quan, kể cả Trung Quốc, Đông Nam Á lẫn các nước thuộc bên thứ ba trong Vành đai Thái Bình Dương như Mỹ – vốn dĩ có quyền lợi lớn nếu Biển Đông được hòa bình. Vào thời điểm này, trọng tâm không nên là giải quyết các yêu sách đối kháng nhau. Thay vì thế, giới ngoại giao phải cố gắng hạ nhiệt và làm sao để các bên đều tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Chỉ khi nào những cái đầu nóng đã nguội đi, thì các nước có liên quan mới có thể chuyển sự chú ý sang việc giải quyết những vấn đề dài hạn hơn, về chủ quyền và quyền tài phán của các đảo trên Biển Đông.

Lịch sử 40 năm tranh chấp trong khu vực đã có sự leo thang đều đều, xen kẽ với những cuộc xung đột mà thường là nhanh chóng được kiềm chế. Căn cứ vào “đường 9 đoạn” được xác định mơ hồ (giảm từ 11 đoạn năm 1953 xuống còn 9 đoạn), Trung Quốc ra yêu sách đòi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng vùng biển lân cận, theo Công ước LHQ về Luật Biển. Bên kia, đại diện là Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm có Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam – những nước này đưa ra yêu sách khiêm tốn hơn, nhưng cũng mâu thuẫn, chồng lấn lên yêu sách của nhau và của Trung Quốc.

Lần leo thang xung đột gần đây nhất bắt đầu từ vụ đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines quanh khu vực bãi cạn Scarborough. Cũng đã có những lời mời thầu quốc tế mâu thuẫn nhau của Trung Quốc và Việt Nam, mời chào thăm dò dầu khí trong khu vực Biển Đông mà hai nước đang tranh chấp. Các nỗ lực của Philippines và Việt Nam nhằm giành được sự ủng hộ của đối tác ASEAN tại cuộc họp bộ trưởng ngoại giao gần đây, đã đưa đến việc ASEAN không thể ra được thông cáo chung – lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của tổ chức này có chuyện như vậy.

Campuchia, Chủ tịch ASEAN năm 2012, từ chối nhắc đến tranh chấp trên Biển Đông, rõ ràng đã cho thấy sự tác động không lấy gì làm tế nhị lắm của Trung Quốc. Nhưng nhờ có hoạt động ngoại giao con thoi của vị ngoại trưởng mạnh mẽ của ASEAN, ông

Marty Natalegawa, ASEAN đã đạt được một “lập trường chung” để giữ thể diện. Lập trường này nhắc lại sáu nguyên tắc tuân theo tuyên bố về cách ứng xử và vào Luật Biển. Tuy nhiên, tuyên bố chung của ASEAN thì vẫn chưa được đưa ra.

Sau khi Việt Nam phê chuẩn luật biển vào tháng 6-2012, tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông, Trung Quốc đã phản đối cực lực và đã khiến cho tình hình căng thẳng thêm bằng việc tuyên bố các bước để chủ động quản lý các hòn đảo tranh chấp, bãi ngầm Macclesfield (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa – ND), cũng như toàn vùng biển 772.000 dặm vuông (tương đương gần 2 triệu km vuông – ND) nằm trong “đường 9 đoạn”. Tam Sa – hòn đảo nhỏ diện tích 1,5 km2 nằm ở vùng tranh cãi trên Biển Đông – đã vừa được tuyên bố là một thành phố có chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cai quản khu vực. Đại biểu quốc hội cùng một viên thị trưởng đã được bầu chọn, và chính quyền Trung Hoa công bố kế hoạch đặt một đơn vị đồn trú của Quân đội Giải phóng Nhân Dân (PLA) ở trên đảo này để giám sát – và nếu cần thì bảo vệ – việc thực thi chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.

Các diễn biến đó chỉ làm căng thẳng thêm leo thang, không phục vụ cho những lợi ích chiến lược lớn hơn của Trung Quốc, cũng chẳng có ích gì cho các nước Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền.

Những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông chắc chắn sẽ phá hoại một cách nghiêm trọng khả năng họ gây ảnh hưởng lên khu vực và thế giới trong những vấn đề quan trọng hơn. Ví dụ, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc một phần vào mức độ hội nhập kinh tế của họ với Đông Nam Á, góp phần tạo ra những mạng lưới sản xuất mang tính cạnh tranh toàn cầu. Sự hội nhập đó phụ thuộc vào việc xây dựng được quan hệ song phương hữu hảo với các nước láng giềng, và giờ đây nó đang bị phá hoại.

Trung Quốc cũng đã có vài người bạn trong khu vực. Trong một diễn văn đọc hồi năm ngoái, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) – người mà theo dự kiến sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc – tuyên bố, Trung Quốc muốn đảm bảo với thế giới rằng họ có ý định hợp tác với các nước khác để làm dịu bớt sự trỗi dậy như một siêu cường toàn cầu của họ. Quan điểm về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc vốn là hòn đá tảng trong chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh. Thật không may là các nước láng giềng Đông Nam Á lại thấy hành động của Trung Quốc chẳng đi đôi với những luận điệu hoa mỹ của họ.

Bản thân Việt Nam và Phlippines, bằng những hành động khiêu khích của chính họ, cũng không phải là hoàn toàn vô tội trong hàng loạt sự cố gần đây. Tuy nhiên, cũng không cần phải nhắc họ rằng, đối đầu với Trung Quốc chẳng có lợi gì cho họ cũng như cho phần còn lại của Đông Nam Á.

Đà phát triển kinh tế đầy ấn tượng của khu vực trong hai thập niên qua đã hưởng lợi rất lớn từ cỗ máy tăng trưởng Trung Quốc. Những khoản đầu tư lớn đã được rót vào mạng lưới sản xuất đang phát triển, và quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, nếu được duy trì, còn hứa hẹn nhiều nữa. Quan hệ xấu đi có thể gây rủi ro. Quan trọng hơn, các nước Đông Nam Á đã nhận ra sự nguy hiểm của bất kỳ cuộc xung đột có vũ trang nào với Trung Quốc – xung đột ấy có thể nhân rộng nếu Mỹ bị kéo vào cuộc chiến.

Cuối cùng, rủi ro xung đột ngày càng gia tăng không hề có lợi cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cho những nước phụ thuộc vào hoạt động hàng hải bình yên trên Biển Đông, và những nước nằm trong Vành đai Thái Bình Dương. Nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã phải chịu đựng vô vàn khó khăn, sẽ không thể chịu thêm một sự bất định nữa.

Tất nhiên, chi phí tiềm ẩn của xung đột, đối với khu vực và thế giới, vượt xa bất kỳ lợi ích kinh tế tiềm năng nào có thể có được nhờ đáy biển – phần lớn các lợi ích này chưa bao giờ được xác định rõ. Không còn là chuyện băng cháy và nguồn cá, tranh chấp Biển Đông giờ đây ngày càng bị lôi kéo bởi ý kiến công luận ở mỗi nước liên quan, mà công luận thì lại bị kích động bởi những vận động hành lang của phe quân sự và tình cảm dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ.

Lùi khỏi miệng vực sẽ là có lợi cho tất cả mọi người. Nhưng việc này phải được thực hiện theo một cách tạo ra sự tin cậy lẫn nhau. Sự leo thang kiểu ăn miếng trả miếng hiện nay giữa Trung Quốc và hai quốc gia ASEAN có yêu sách chủ quyền khác – Việt Nam và  Phlippines – cần phải chấm dứt, dù rất khó, và thậm chí cần thay đổi hoàn toàn. Cần đi kèm với một loạt hành động được “biên đạo” cẩn thận để dần dần tháo gỡ các lập trường hiện nay, theo một cách có thể thỏa mãn các cử tri của mỗi nước.

Với thành công gần đây của mình trong hoạt động ngoại giao con thoi, ngoại trưởng Natalegawa của Indonesia rất có thể sẽ là người luồn kim (nguyên văn: thread the needle, nghĩa bóng là tìm đường lách qua các quan điểm đối kháng, đối lập nhau). Có lẽ ông sẽ được một nhóm nhỏ những chính khách có uy tín quốc tế hỗ trợ, để ông thực hiện ngoại giao con thoi nhằm làm trung gian hòa giải ba nước chính có yêu sách chủ quyền: Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Ủy nhiệm thư rất được ca ngợi gần đây của ông, với tư cách nhà ngoại giao, đã khiến ông giành được sự tin cậy của cả hai bên. Hơn thế nữa, cách tiếp nhận như của ông Natalegawa có thể làm thỏa mãn Bắc Kinh, vốn dĩ rất miễn cưỡng, không muốn phải đàm phán đa phương về vấn đề Biển Đông trong khi vẫn đang phải sắp xếp một cuộc thay đổi nhân sự tập thể (nguyên văn: a collective stand-down, cuộc rút lui tập thể khỏi vị trí lãnh đạo, chỉ sự thay đổi nhân sự lãnh đạo sau Đại hội Đảng ở Trung Quốc – ND).

Nhưng đừng lầm. Năng lực lãnh đạo và lòng can đảm thực sự cần phải đến từ chính các nước có yêu sách chủ quyền. Trong tình hình có nhiều lợi ích lớn liên quan đến khu vực, chúng ta hãy hy vọng rằng nhà lãnh đạo như thế sắp xuất hiện.

Tác giả: Vikram Nehru là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace).

Nguồn: National Interest

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012


Đây là khởi đầu cho sự cáo chung của đảng CSVN?



Roger MittonNhỏ Mai Khôi lược dịch

Phải chăng đây là khởi đầu cho sự cáo chung của đảng đang cầm quyền ở Việt Nam?


Truyền thông tuần qua đầy ngập tin tức về nền kinh tế nữa sống nữa chết của Việt Nam, mà Tạp chí Wall Street đã nhấn mạnh, “đang đi từ chỗ bị thương đến chết.”


Hôm thứ Ba, báo Tuổi Trẻ tiết lộ trùm ngân hàng đầy uy quyền, ông Nguyễn Đức Kiên, đã bị bắt vì vi phạm luật tài chánh.


Ông Kiên là một trong 20 người thương gia giàu có và có mối quan hệ làm ăn tuyệt vời nhất - ông ta gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mãi Á châu (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.


Tin ông bị bắt làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam vốn đang trong tình trạng hấp hối giờ tiếp tục trượt sàn rơi xuống sâu nhất trong bốn năm qua, và đưa đến tình trạng người gởi tiền ở ngân hàng bị hoang mang và đồng loạt kéo đến các chi nhánh của ngân hàng ACB để rút tiền.


Khoảng 400 triệu Mỹ Kim đã bị rút trong vòng hai ngày sau đó và ngân hàng trung ương đã phải điều xe tải chở tiền mặt đến, nhằm tránh trường hợp ngân hàng thương mãi bị cháy túi.


Sự yên lắng ngắn ngủi sau đó bị tan tành khi tin tức từ những hãng thông tấn như Agence France Presse cho đi trên hàng đầu hôm thứ Năm: “Ông trùm thứ hai bị bắt trong lúc người dân đua nhau rút tiền ở ngân hàng Việt Nam.”


Ông Lý Xuân Hải, giám đốc điều hành ACB, chia cơm tù với ông Kiên vì bị kết tội vi phạm luật thương mãi làm cho người dân lại càng hoang mang và lại rút tiền ra thêm, và một cuộc trượt sàn tàn khốc của thị trường chứng khoán Việt Nam làm mất giá lên tới 4 tỉ đô-la.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong tuần trăng mật sau đại hội đảng năm rồi. Nguồn hình: Onthenet
Bức tranh tối đi một cách đáng ngại, bằng chứng là tờ Thời báo Nữu Ước đã cho đi trên hàng đầu: “Ở Việt Nam, Nỗi Lo Cho Cuộc Phá Sản Kinh Tế Ngày Càng Tăng.”

Nỗi lo sợ này được gia tăng khi Thông tấn Xã Việt Nam tường thuật hôm giữa tuần là giá cả bắt đầu tăng lên lại.


Mới đây thôi, nhằm hạn chế sự lạm phát phi mã lên tới 30 phần trăm, nhà nước chủ động xiết chặt tín dụng và hạn chế sự phát triển.


Phương cách trên hữu hiệu và tỉ lệ lạm phát trụt xuống còn một số trong năm nay, nhưng cái giá phải trả không rẻ chút nào.


Sự thất nghiệp của giới trẻ tăng cao, những dự án cơ sở hạ tầng bị hoãn lại hay ngay cả bị hủy bỏ, tình trạng mất điện trầm trọng xảy ra sau đó, đình công lan tràn và thị trường bất động sản chìm vào cơn hôn mê như hiện nay.


Như tờ Thời báo Nữu Ước tường thuật: “Những công trình xây dựng nữa chừng bỗng bị bỏ bê ngang xương nằm lổn nhỗm ở các thành phố lớn của Việt Nam.”


Cũng sau nhiều lần đồng tiền bị mất giá và giá cả lại tăng vọt, người dân tiêu pha dè xẻn lại; mức bán sản phẩm thông thường ở các cửa hàng, chẳng hạn, vừa mới đây giảm đến 20 đến 30 phần trăm.


Góp phần làm tình thế tệ hơn nữa, đầu tư ngoại quốc trong nữa năm đầu năm nay chỉ là một phần tư lượng đầu tư cho cùng thời gian của ba năm trước.


Như là kết qủa, sự gia tăng của tổng sản lượng nội địa (GDP) quốc dân giờ giảm xuống 4 phần trăm và đang tiếp tục giảm, Việt Nam có một nền kinh tế tệ nhất trong vùng và đang đối diện với một viễn cảnh đau lòng là tình trạng suy thoái vì lạm phát.


Như hãng thông tấn Associated Press tường thuật, hiện đang có “những nghi ngờ về sự ổn định tài chánh của một đất nước đã một lần được xem như là một nền kinh tế mạnh như cọp đang lên của Á châu.”


Chuyện bỏ tù hai ông trùm tuần rồi xảy ra sau khi ông Phạm Thanh Bình bị kết án, ông là cựu lãnh đạo tập đoàn đóng tàu Vinashin do nhà nước làm chủ, người có những quyết định sai lầm trong lãnh vực tài chánh đã đổ dồn trách nhiệm cho tập đoàn số nợ 4 tỉ 5 đô-la.


Cùng thời điểm, ông Dương Chí Dũng, cựu giám đốc tập đoàn vận tải đường biển khổng lồ Vinalines do nhà nước làm chủ, vừa chạy trốn và còn tại đào sau khi đưa tập đoàn này tới số nợ 2 tỉ đô-la.


Cả hai ông Bình và Dũng đều là đàn em của những trùm sò chóp bu của đảng, mà cho đến nay chưa có ai bị thộp cổ, dĩ nhiên, sư phụ của hai tay Kiên và Hải này hiện cũng không nằm trong tầm ngắm, tối thiểu là chưa.



Vinasink! Sư phụ của tay Nguyễn Thanh Bình này hiện không nằm trong tầm ngắm, tối thiểu là chưa... Nguồn hình: Onthenet
Nhưng những đám mây hứa hẹn mang giông bão chính trị tới ngày càng lớn dần, khi nỗi bất mãn về sự thất bại quản trị nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng, ngay cả trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đương cầm quyền.

Thủ tướng Dũng, có cô con gái Nguyễn Thanh Phượng là người làm ăn chung với Nguyễn Đức Kiên trong lãnh vực ngân hàng, giờ đang bị kẻ thù truyền kiếp thách đố, đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.


Ông Sang được đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (
2) ủng hộ, điều đó có nghĩa là những tháng ngày còn lại của ông thủ tướng Dũng chẳng còn bao nhiêu lâu nữa.

Trong một bài viết mang tính tàn phá, đả kích kịch liệt được đăng tải trong tuần rồi, ông Sang phê bình gay gắt cả doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu qủa lẫn nạn tham nhũng, tính vô trách nhiệm và sự xuống cấp đạo đức của nhà nước do ông Dũng cầm đầu. Ông Sang cũng rất có thể nhắm sự chỉ trích của mình vào đảng.


Để diễn tả chuyện đang xảy ra, xin mượn ý của Winston Churchill nhưng đổi lời, đó là sự sụp đổ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có thể không là điềm báo trước cho sự giải thể của Đảng Cộng sản Việt Nam,
rất có thể đó là bước cuối cùng để khởi đầu cho một sự trao tay quyền lực trong đảng.
(*)

© DCVOnline


(*) Câu cuối này xin được dịch lại cho đúng ý của bài báo: "nhưng có lẽ đây là kết cuộc của một khởi đầu cho sự cáo chung của đảng (cộng sản)" but it is perhaps the end of the start of the party’s demise. (Jasper)



Nguồn:

(1) Is it the start of the end for Vietnam’s ruling party? The Phnom Penh Post, by Roger Mitton, 29 August 2012

(2) DCVOnline: Ký giả Roger Mitton chắc ghi nhầm, chức vụ hiện nay của ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Đây là khởi đầu cho sự cáo chung của đảng CSVN?



Roger MittonNhỏ Mai Khôi lược dịch

Phải chăng đây là khởi đầu cho sự cáo chung của đảng đang cầm quyền ở Việt Nam?


Truyền thông tuần qua đầy ngập tin tức về nền kinh tế nữa sống nữa chết của Việt Nam, mà Tạp chí Wall Street đã nhấn mạnh, “đang đi từ chỗ bị thương đến chết.”


Hôm thứ Ba, báo Tuổi Trẻ tiết lộ trùm ngân hàng đầy uy quyền, ông Nguyễn Đức Kiên, đã bị bắt vì vi phạm luật tài chánh.


Ông Kiên là một trong 20 người thương gia giàu có và có mối quan hệ làm ăn tuyệt vời nhất - ông ta gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mãi Á châu (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.


Tin ông bị bắt làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam vốn đang trong tình trạng hấp hối giờ tiếp tục trượt sàn rơi xuống sâu nhất trong bốn năm qua, và đưa đến tình trạng người gởi tiền ở ngân hàng bị hoang mang và đồng loạt kéo đến các chi nhánh của ngân hàng ACB để rút tiền.


Khoảng 400 triệu Mỹ Kim đã bị rút trong vòng hai ngày sau đó và ngân hàng trung ương đã phải điều xe tải chở tiền mặt đến, nhằm tránh trường hợp ngân hàng thương mãi bị cháy túi.


Sự yên lắng ngắn ngủi sau đó bị tan tành khi tin tức từ những hãng thông tấn như Agence France Presse cho đi trên hàng đầu hôm thứ Năm: “Ông trùm thứ hai bị bắt trong lúc người dân đua nhau rút tiền ở ngân hàng Việt Nam.”


Ông Lý Xuân Hải, giám đốc điều hành ACB, chia cơm tù với ông Kiên vì bị kết tội vi phạm luật thương mãi làm cho người dân lại càng hoang mang và lại rút tiền ra thêm, và một cuộc trượt sàn tàn khốc của thị trường chứng khoán Việt Nam làm mất giá lên tới 4 tỉ đô-la.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong tuần trăng mật sau đại hội đảng năm rồi. Nguồn hình: Onthenet
Bức tranh tối đi một cách đáng ngại, bằng chứng là tờ Thời báo Nữu Ước đã cho đi trên hàng đầu: “Ở Việt Nam, Nỗi Lo Cho Cuộc Phá Sản Kinh Tế Ngày Càng Tăng.”

Nỗi lo sợ này được gia tăng khi Thông tấn Xã Việt Nam tường thuật hôm giữa tuần là giá cả bắt đầu tăng lên lại.


Mới đây thôi, nhằm hạn chế sự lạm phát phi mã lên tới 30 phần trăm, nhà nước chủ động xiết chặt tín dụng và hạn chế sự phát triển.


Phương cách trên hữu hiệu và tỉ lệ lạm phát trụt xuống còn một số trong năm nay, nhưng cái giá phải trả không rẻ chút nào.


Sự thất nghiệp của giới trẻ tăng cao, những dự án cơ sở hạ tầng bị hoãn lại hay ngay cả bị hủy bỏ, tình trạng mất điện trầm trọng xảy ra sau đó, đình công lan tràn và thị trường bất động sản chìm vào cơn hôn mê như hiện nay.


Như tờ Thời báo Nữu Ước tường thuật: “Những công trình xây dựng nữa chừng bỗng bị bỏ bê ngang xương nằm lổn nhỗm ở các thành phố lớn của Việt Nam.”


Cũng sau nhiều lần đồng tiền bị mất giá và giá cả lại tăng vọt, người dân tiêu pha dè xẻn lại; mức bán sản phẩm thông thường ở các cửa hàng, chẳng hạn, vừa mới đây giảm đến 20 đến 30 phần trăm.


Góp phần làm tình thế tệ hơn nữa, đầu tư ngoại quốc trong nữa năm đầu năm nay chỉ là một phần tư lượng đầu tư cho cùng thời gian của ba năm trước.


Như là kết qủa, sự gia tăng của tổng sản lượng nội địa (GDP) quốc dân giờ giảm xuống 4 phần trăm và đang tiếp tục giảm, Việt Nam có một nền kinh tế tệ nhất trong vùng và đang đối diện với một viễn cảnh đau lòng là tình trạng suy thoái vì lạm phát.


Như hãng thông tấn Associated Press tường thuật, hiện đang có “những nghi ngờ về sự ổn định tài chánh của một đất nước đã một lần được xem như là một nền kinh tế mạnh như cọp đang lên của Á châu.”


Chuyện bỏ tù hai ông trùm tuần rồi xảy ra sau khi ông Phạm Thanh Bình bị kết án, ông là cựu lãnh đạo tập đoàn đóng tàu Vinashin do nhà nước làm chủ, người có những quyết định sai lầm trong lãnh vực tài chánh đã đổ dồn trách nhiệm cho tập đoàn số nợ 4 tỉ 5 đô-la.


Cùng thời điểm, ông Dương Chí Dũng, cựu giám đốc tập đoàn vận tải đường biển khổng lồ Vinalines do nhà nước làm chủ, vừa chạy trốn và còn tại đào sau khi đưa tập đoàn này tới số nợ 2 tỉ đô-la.


Cả hai ông Bình và Dũng đều là đàn em của những trùm sò chóp bu của đảng, mà cho đến nay chưa có ai bị thộp cổ, dĩ nhiên, sư phụ của hai tay Kiên và Hải này hiện cũng không nằm trong tầm ngắm, tối thiểu là chưa.



Vinasink! Sư phụ của tay Nguyễn Thanh Bình này hiện không nằm trong tầm ngắm, tối thiểu là chưa... Nguồn hình: Onthenet
Nhưng những đám mây hứa hẹn mang giông bão chính trị tới ngày càng lớn dần, khi nỗi bất mãn về sự thất bại quản trị nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng, ngay cả trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đương cầm quyền.

Thủ tướng Dũng, có cô con gái Nguyễn Thanh Phượng là người làm ăn chung với Nguyễn Đức Kiên trong lãnh vực ngân hàng, giờ đang bị kẻ thù truyền kiếp thách đố, đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.


Ông Sang được đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (
2) ủng hộ, điều đó có nghĩa là những tháng ngày còn lại của ông thủ tướng Dũng chẳng còn bao nhiêu lâu nữa.

Trong một bài viết mang tính tàn phá, đả kích kịch liệt được đăng tải trong tuần rồi, ông Sang phê bình gay gắt cả doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu qủa lẫn nạn tham nhũng, tính vô trách nhiệm và sự xuống cấp đạo đức của nhà nước do ông Dũng cầm đầu. Ông Sang cũng rất có thể nhắm sự chỉ trích của mình vào đảng.


Để diễn tả chuyện đang xảy ra, xin mượn ý của Winston Churchill nhưng đổi lời, đó là sự sụp đổ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có thể không là điềm báo trước cho sự giải thể của Đảng Cộng sản Việt Nam,
rất có thể đó là bước cuối cùng để khởi đầu cho một sự trao tay quyền lực trong đảng.
(*)

© DCVOnline


(*) Câu cuối này xin được dịch lại cho đúng ý của bài báo: "nhưng có lẽ đây là kết cuộc của một khởi đầu cho sự cáo chung của đảng (cộng sản)" but it is perhaps the end of the start of the party’s demise. (Jasper)



Nguồn:

(1) Is it the start of the end for Vietnam’s ruling party? The Phnom Penh Post, by Roger Mitton, 29 August 2012

(2) DCVOnline: Ký giả Roger Mitton chắc ghi nhầm, chức vụ hiện nay của ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Đây là khởi đầu cho sự cáo chung của đảng CSVN?



Roger MittonNhỏ Mai Khôi lược dịch

Phải chăng đây là khởi đầu cho sự cáo chung của đảng đang cầm quyền ở Việt Nam?


Truyền thông tuần qua đầy ngập tin tức về nền kinh tế nữa sống nữa chết của Việt Nam, mà Tạp chí Wall Street đã nhấn mạnh, “đang đi từ chỗ bị thương đến chết.”


Hôm thứ Ba, báo Tuổi Trẻ tiết lộ trùm ngân hàng đầy uy quyền, ông Nguyễn Đức Kiên, đã bị bắt vì vi phạm luật tài chánh.


Ông Kiên là một trong 20 người thương gia giàu có và có mối quan hệ làm ăn tuyệt vời nhất - ông ta gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mãi Á châu (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.


Tin ông bị bắt làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam vốn đang trong tình trạng hấp hối giờ tiếp tục trượt sàn rơi xuống sâu nhất trong bốn năm qua, và đưa đến tình trạng người gởi tiền ở ngân hàng bị hoang mang và đồng loạt kéo đến các chi nhánh của ngân hàng ACB để rút tiền.


Khoảng 400 triệu Mỹ Kim đã bị rút trong vòng hai ngày sau đó và ngân hàng trung ương đã phải điều xe tải chở tiền mặt đến, nhằm tránh trường hợp ngân hàng thương mãi bị cháy túi.


Sự yên lắng ngắn ngủi sau đó bị tan tành khi tin tức từ những hãng thông tấn như Agence France Presse cho đi trên hàng đầu hôm thứ Năm: “Ông trùm thứ hai bị bắt trong lúc người dân đua nhau rút tiền ở ngân hàng Việt Nam.”


Ông Lý Xuân Hải, giám đốc điều hành ACB, chia cơm tù với ông Kiên vì bị kết tội vi phạm luật thương mãi làm cho người dân lại càng hoang mang và lại rút tiền ra thêm, và một cuộc trượt sàn tàn khốc của thị trường chứng khoán Việt Nam làm mất giá lên tới 4 tỉ đô-la.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong tuần trăng mật sau đại hội đảng năm rồi. Nguồn hình: Onthenet
Bức tranh tối đi một cách đáng ngại, bằng chứng là tờ Thời báo Nữu Ước đã cho đi trên hàng đầu: “Ở Việt Nam, Nỗi Lo Cho Cuộc Phá Sản Kinh Tế Ngày Càng Tăng.”

Nỗi lo sợ này được gia tăng khi Thông tấn Xã Việt Nam tường thuật hôm giữa tuần là giá cả bắt đầu tăng lên lại.


Mới đây thôi, nhằm hạn chế sự lạm phát phi mã lên tới 30 phần trăm, nhà nước chủ động xiết chặt tín dụng và hạn chế sự phát triển.


Phương cách trên hữu hiệu và tỉ lệ lạm phát trụt xuống còn một số trong năm nay, nhưng cái giá phải trả không rẻ chút nào.


Sự thất nghiệp của giới trẻ tăng cao, những dự án cơ sở hạ tầng bị hoãn lại hay ngay cả bị hủy bỏ, tình trạng mất điện trầm trọng xảy ra sau đó, đình công lan tràn và thị trường bất động sản chìm vào cơn hôn mê như hiện nay.


Như tờ Thời báo Nữu Ước tường thuật: “Những công trình xây dựng nữa chừng bỗng bị bỏ bê ngang xương nằm lổn nhỗm ở các thành phố lớn của Việt Nam.”


Cũng sau nhiều lần đồng tiền bị mất giá và giá cả lại tăng vọt, người dân tiêu pha dè xẻn lại; mức bán sản phẩm thông thường ở các cửa hàng, chẳng hạn, vừa mới đây giảm đến 20 đến 30 phần trăm.


Góp phần làm tình thế tệ hơn nữa, đầu tư ngoại quốc trong nữa năm đầu năm nay chỉ là một phần tư lượng đầu tư cho cùng thời gian của ba năm trước.


Như là kết qủa, sự gia tăng của tổng sản lượng nội địa (GDP) quốc dân giờ giảm xuống 4 phần trăm và đang tiếp tục giảm, Việt Nam có một nền kinh tế tệ nhất trong vùng và đang đối diện với một viễn cảnh đau lòng là tình trạng suy thoái vì lạm phát.


Như hãng thông tấn Associated Press tường thuật, hiện đang có “những nghi ngờ về sự ổn định tài chánh của một đất nước đã một lần được xem như là một nền kinh tế mạnh như cọp đang lên của Á châu.”


Chuyện bỏ tù hai ông trùm tuần rồi xảy ra sau khi ông Phạm Thanh Bình bị kết án, ông là cựu lãnh đạo tập đoàn đóng tàu Vinashin do nhà nước làm chủ, người có những quyết định sai lầm trong lãnh vực tài chánh đã đổ dồn trách nhiệm cho tập đoàn số nợ 4 tỉ 5 đô-la.


Cùng thời điểm, ông Dương Chí Dũng, cựu giám đốc tập đoàn vận tải đường biển khổng lồ Vinalines do nhà nước làm chủ, vừa chạy trốn và còn tại đào sau khi đưa tập đoàn này tới số nợ 2 tỉ đô-la.


Cả hai ông Bình và Dũng đều là đàn em của những trùm sò chóp bu của đảng, mà cho đến nay chưa có ai bị thộp cổ, dĩ nhiên, sư phụ của hai tay Kiên và Hải này hiện cũng không nằm trong tầm ngắm, tối thiểu là chưa.



Vinasink! Sư phụ của tay Nguyễn Thanh Bình này hiện không nằm trong tầm ngắm, tối thiểu là chưa... Nguồn hình: Onthenet
Nhưng những đám mây hứa hẹn mang giông bão chính trị tới ngày càng lớn dần, khi nỗi bất mãn về sự thất bại quản trị nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng, ngay cả trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đương cầm quyền.

Thủ tướng Dũng, có cô con gái Nguyễn Thanh Phượng là người làm ăn chung với Nguyễn Đức Kiên trong lãnh vực ngân hàng, giờ đang bị kẻ thù truyền kiếp thách đố, đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.


Ông Sang được đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (
2) ủng hộ, điều đó có nghĩa là những tháng ngày còn lại của ông thủ tướng Dũng chẳng còn bao nhiêu lâu nữa.

Trong một bài viết mang tính tàn phá, đả kích kịch liệt được đăng tải trong tuần rồi, ông Sang phê bình gay gắt cả doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu qủa lẫn nạn tham nhũng, tính vô trách nhiệm và sự xuống cấp đạo đức của nhà nước do ông Dũng cầm đầu. Ông Sang cũng rất có thể nhắm sự chỉ trích của mình vào đảng.


Để diễn tả chuyện đang xảy ra, xin mượn ý của Winston Churchill nhưng đổi lời, đó là sự sụp đổ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có thể không là điềm báo trước cho sự giải thể của Đảng Cộng sản Việt Nam,
rất có thể đó là bước cuối cùng để khởi đầu cho một sự trao tay quyền lực trong đảng.
(*)

© DCVOnline


(*) Câu cuối này xin được dịch lại cho đúng ý của bài báo: "nhưng có lẽ đây là kết cuộc của một khởi đầu cho sự cáo chung của đảng (cộng sản)" but it is perhaps the end of the start of the party’s demise. (Jasper)



Nguồn:

(1) Is it the start of the end for Vietnam’s ruling party? The Phnom Penh Post, by Roger Mitton, 29 August 2012

(2) DCVOnline: Ký giả Roger Mitton chắc ghi nhầm, chức vụ hiện nay của ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Donnerstag, 30. August 2012

Khổng giáo là sợi dây quan yếu của cánh cung Trung Quốc


Jain Junbo, Asia Times Online


Thượng Hải - Trung Quốc càng dương những cơ bắp kinh tế và quân sự của mình thì càng có nhiều bàn thảo về "sự vươn lên của Trung Hoa". Nhưng cơ bắp kinh tế và quân sự thì được liệt vào dạng "quyền lực cứng". Trong khi cái mà Trung Quốc cần là "quyền lực mềm" để trở thành một sức mạnh thực sự tầm cỡ thế giới, thì vẫn đang thiếu.


Cũng như trên, một số học giả ở Trung Quốc cho rằng quyền lực mềm của Bắc Kinh cũng đang lớn mạnh, với dẫn chứng là sự hồi sinh của Khổng giáo. Tư tưởng của Khổng Tử, một triết gia và nhà giáo dục người Trung Hoa khoảng 2.500 trước, đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc.


Chính quyền cũng đang dùng Khổng Tử để truyền bá văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới để tăng ảnh hưởng quyền lực mềm của họ. Ví dụ từ năm 2004, kể từ khi Học viện Khổng giáo Trung Quốc đầu tiên được thành lập ở Seoul, Nam Hàn, đã có hơn 250 Học viện Khổng giáo được dựng lên trên khắp thế giới.[1]


Trong cùng lúc ấy, nhà hiền triết này cũng được trọng vọng hơn ở trong nước. Hằng năm vào ngày sinh của ông (ông sinh ngày 29 tháng Chín, 551 trước Công Nguyên), các ngôi đền thờ Khổng Tử (Văn Miếu) đều tổ chức những buổi lễ tưởng niệm.


Thường thì những buổi lễ này được chính quyền địa phương tổ chức và bảo trợ. Ví dụ tại thành phố Khúc Phụ thuộc tỉnh Sơn Đông, quê hương của Khổng Tử, chính quyền địa phương đã tổ chức một buổi lễ hoành tráng hoàn toàn theo đúng các nghi lễ cổ xưa của Khổng giáo.


Không thể tưởng tượng được có những buổi lễ như thế này 30 năm trước. Ảnh hưởng hơn 2.000 năm của Khổng giáo đã bắt đầu đi xuống trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20 vì bị cho là nguyên nhân chính của tình trạng lạc hậu ở Trung Quốc. Trong phong trào sinh viên chống vương quyền 4 tháng Năm, 1919, họ đã hô to khẩu hiệu "Đả đảo Khổng giáo".


Dưới thời Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng chỉ trích Khổng Tử như là biểu tượng chính của chế độ phong kiến và đã góp phần vào tình trạng bóc lột giai cấp. Những bài giảng của ông được cho là nhảm nhí, đáng được quẳng vào "thùng rác lịch sử".


Ngày nay, ĐCSTQ đang ngầm chấp nhận và thậm chí khuyến khích việc khôi phục Khổng giáo với hi vọng khoả lấp được khoảng trống tư tưởng khi học thuyết Marx - Lenin chính thống đã bị thực tế bỏ rơi. Họ tin rằng việc này sẽ dọn đường cho quá trình cách tân kinh tế và mở cửa.


Chính thức mà nói, một khi ĐCSTQ còn nắm quyền, họ không thể bỏ rơi chủ nghĩa Marx (dù nó được hiểu theo nghĩa gì đi nữa) và chấp nhập Khổng giáo như là hệ tư tưởng. ĐCSTQ vẫn nhấn mạnh rằng những lãnh tụ của họ đang "xây dựng" chủ nghĩa Marx để thích ứng với hoàn cảnh của Trung Quốc: Tư tưởng Mao Trạch Đông, lý thuyết xã hội chủ nghĩa với đặc điểm của Trung Quốc của lãnh tụ vĩ đại Đặng Tiểu Bình, học thuyết "Ba Đại diện" của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và quan điểm "Xã hội hài hoà", "phát triển khoa học" của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều là thành phần của chủ nghĩa Marx theo phong cách Trung Hoa.


Vì thế dù chủ nghĩa Marx mang phong cách Trung Hoa hiện đang là tư tưởng thống lĩnh có thể khác xa rất nhiều chủ nghĩa Marx kinh điển cũng như với chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Marx của phương Tây hiện đại, đang được xem như một tư tưởng chính trị ngoại bang, rõ ràng là nó cũng khác biệt với Khổng giáo.


Nhưng một số tư tưởng của Khổng giáo hiện rất có ích trong việc giữ vững trật tự và hài hoà xã hội, ví dụ như tôn trọng người lớn tuổi, nhà giáo và không làm hại người khác. ĐCSTQ chắc chắn là muốn phục hồi những giá trị này để giúp ổn định xã hội. Nhiều bậc phụ huynh cũng muốn con cái họ theo học những lời dạy của Khổng Tử.


Nhưng sự tôn trọng Khổng Tử của chính quyền địa phương thì lại chú tâm vào quyền lợi kinh tế. Việc tổ chức những buổi lễ kỷ niệm thường lôi cuốn du khách và nhằm quảng cáo các sản phẩm địa phương. Đối với những quan chức địa phương, họ chỉ quan tâm đến tổng sản lượng nội địa hơn là văn hoá vì nó là tấm vé để khuyến khích việc này. Một số trí thức cũng làm giàu bằng cách "quảng bá" tư tưởng Khổng Tử với những bài thuyết trình được trả tiền và xuất bản sách.


Những việc này được thể hiện trong câu khẩu hiệu tuyên truyền phổ biến: "Văn hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển". Nghĩa là văn hoá chỉ là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển.


Tóm lại, trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21, Khổng giáo là một người phụ tá cho ông thần tài Trung Hoa (và là đại diện ngoại giao của Trung Quốc) nhưng không phải là người thầy tư tưởng của người dân Trung Quốc.


Vì thế, nếu Khổng giáo không được chính thức khuyếch trương như là trọng tâm của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc mà chỉ là được dùng như một con chốt giáo điều để hỗ trợ kinh tế, thì nó khó có thể được quảng bá trên toàn thế giới như là một trụ cột của quyền lực mềm của Trung Quốc.


Văn hoá là một trong những tài nguyên căn bản của quyền lực mềm, theo Joseph Nye, người đầu tiên đưa ra khái niệm này vào năm 1990 để phân tích những quan hệ quốc tế. Theo nhà chính trị học Hoa Kỳ này thì quyền lực mềm là khả năng thâu tóm được những gì mình muốn qua sự hợp tác và lôi cuốn, đối nghịch với quyền lực cứng, thường sử dụng sự ép buộc hoặc mua chuộc. Theo định nghĩa này thì bản thân văn hoá không phải là quyền lực mềm mà là nguồn tài nguyên tiềm tàng vô cùng quan trọng của nó.


Bên cạnh sự miễn cưỡng của chính quyền còn có những vấn đề nội bộ làm cho việc hiện đại hoá Khổng giáo trở nên khó khăn. Khổng giáo ra đời từ 2.500 năm trước và trở nên phong phú hơn qua lịch sử vương triều của đất nước này để trở thành một hệ tư tưởng nhằm biện minh và bảo vệ cho cơ cấu giai tầng của các hệ thống chính trị và xã hội.


Dó đó, có nhiều tư tưởng của nó đã bị lỗi thời, ví dụ như phải trung thành với nhà cầm quyền, cấm vi phạm trật tự giai tầng trong gia đình và xã hội và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Những giá trị này mâu thuẫn với thời đại ngày nay và không thể chuyển hoá để trở thành những quan niệm có thể chấp nhận được đối với con người hiện đại.


Với cùng lý do trên, cũng rất khó khăn để biến Khổng giáo thành tư tưởng toàn cầu. Với sự lớn mạnh về quyền lực cứng của mình, các nước phương Tây đã thành công trong việc thiết lập những giá trị riêng của họ, ví dụ như thị trường tự do, dân chủ, qui tắc về luật lệ và mọi người bình đẳng. Kết quả là nhiều quốc gia đã phấn đấu để xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội dựa trên những giá trị bắt nguồn từ phương Tây.


Từ cách nhìn trên, thước đo sự lớn mạnh về quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ là một số quốc gia sẽ chấp nhận một số giá trị của Trung Quốc. Về phương diện này thì quyền lực mềm của Trung Quốc vẫn còn phải đi một chặng đường dài, nếu Khổng giáo là nòng cốt hoặc một phần của nó.


Cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu là cơ hội vàng để Trung Quốc nâng cao quyền lực mềm và kinh tế của mình. Trong khi Trung Quốc có thể giữ được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế trong cuộc khủng hoảng, đã có những thảo luận trong lẫn ngoài nước về "kiểu mẫu Trung Quốc" trong việc phát triển, hoặc ngày cả một khái niệm "Đồng thuận kiểu Bắc Kinh", đối lập với sự Đồng thuận của Washington, vốn cổ vũ trào lưu thị trường. Với lập luận là đàng sau một "kiểu mẫu" phát triển của một quốc gia, phải có sự hậu thuẩn bởi các giá trị và nguyên tắc xã hội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thích nói rằng họ trung thành với "chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Hoa", bao gồm sự pha trộn văn hoá phương Tây và Trung Quốc. Trung Quốc đã chấp nhận một số tư tưởng phương Tây, ví dụ như nền kinh tế thị trường và qui tắc luật lệ. Một số được sử đổi để phù hợp với nhu cầu của người Trung Quốc, ví dụ như chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Sự trộn lẫn này là khả dĩ vì nền văn hoá truyền thống Trung Quốc đủ mạnh để dễ dàng hấp thụ những tư tưởng ngoại quốc này.


Khổng giáo như là luồng tư tưởng chủ đạo trong truyền thống Trung Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong mớ hỗn hợp này. Đây là bằng chứng thực tế về việc Khổng giáo đang ngày càng trở nên thịnh hành ở Trung Quốc. Trong khi một số tư tưởng của nó có thể bị lạc hậu và nên loại bỏ, nhiều tư tưởng khác có thể hiện đại hoá và thích nghi để đáp ứng với nhu cầu hiện tại.


Trong ý nghĩa này, Khổng giáo cần được tái nghiên cứu và tái thẩm định. Dù quan trọng như thế, nhưng Khổng giáo không hẳn chỉ là một luồng tư tưởng - nó không phải là nguồn lực duy nhất của quyền lực mềm của Trung Quốc. Những nền tư tưởng giá trị khác là Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử và ngay cả Phật giáo Trung Hoa.


Nói cho cùng, truyền thống là một nguồn lực dồi dào cho quyền lực mềm của một quốc gia, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Là một quốc gia với sử sách kéo dài hơn 5.000 năm, nó có thể đạt được quyền lực mềm lớn lao dựa trên những tư tưởng truyền thống nếu những tư tưởng ấy được hiện đại hoá và toàn cầu hoá. Bằng cách nào để nhận diện, hiện đại hoá và khuyếch trương những tư tưởng ấy sẽ là một công việc khó khăn nhưng quan trọng đối với những giới trí thức Trung Quốc cũng như chính quyền.


Tuy nhiên, Trung Quốc phải tránh việc áp đặt những giá trị Trung Hoa lên những quốc gia khác, điều này có thể bị xem như là thứ văn hoá đế quốc. Đặc biệt là những quảng bá có chủ ý về văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới có thể bị các nước phương Tây xem như là sự đe doạ đối với các nền văn hoá Thiên Chúa giáo và nguyên nhân tiềm tàng cho một xung đột của những nền văn minh - cái gọi là "mối đe doạ Trung Quốc".


Trung Quốc cần nên thuyết phục các quốc gia và mọi người rằng sự quảng bá ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc thì không xung đột với những nền văn hoá khác và không phải là sự cố gắng để giảm giá trị hiện đại mà chỉ chia xẻ những giá trị và tính chất cơ bản của sự khác biệt về văn hoá.


Một khi Trung Quốc có thể cung cấp cho thế giới không những sản phẩm hàng hoá thường nhật và cơ hội thương mại, mà còn cả những giá trị cơ bản và kiểu mẫu có lợi cho nền hoà bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới, nó sẽ được thế giới tôn trọng và có thể đứng vững như bàn thạch như một quyền lực thực sự lớn mạnh, như đã từng làm trong quá khứ.


Chú thích:


[1]. Căn cứ theo trang mạng Học Viện Khổng Tử, những học viện này là "những tổ chức giáo dục bất vụ lợi nhằm thoả mãn những yêu cầu của mọi người trong các quốc gia và khu vực trên thế giới đang theo học ngôn ngữ Trung Hoa, để phát triển sự hiểu biết của họ về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, để tăng cường việc trao đổi văn hoá, giáo dục và hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, để thắt chặt hơn quan hệ hữu nghị với các nước, để khuyếch trương việc phát triển đa văn hoá, và để xây dựng một thế giới hài hoà."


Tiến sĩ Jain Junbo là phó giáo sư Học viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc đại học Phục Đán, Thượng Hải
.

Khổng giáo là sợi dây quan yếu của cánh cung Trung Quốc


Jain Junbo, Asia Times Online


Thượng Hải - Trung Quốc càng dương những cơ bắp kinh tế và quân sự của mình thì càng có nhiều bàn thảo về "sự vươn lên của Trung Hoa". Nhưng cơ bắp kinh tế và quân sự thì được liệt vào dạng "quyền lực cứng". Trong khi cái mà Trung Quốc cần là "quyền lực mềm" để trở thành một sức mạnh thực sự tầm cỡ thế giới, thì vẫn đang thiếu.


Cũng như trên, một số học giả ở Trung Quốc cho rằng quyền lực mềm của Bắc Kinh cũng đang lớn mạnh, với dẫn chứng là sự hồi sinh của Khổng giáo. Tư tưởng của Khổng Tử, một triết gia và nhà giáo dục người Trung Hoa khoảng 2.500 trước, đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc.


Chính quyền cũng đang dùng Khổng Tử để truyền bá văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới để tăng ảnh hưởng quyền lực mềm của họ. Ví dụ từ năm 2004, kể từ khi Học viện Khổng giáo Trung Quốc đầu tiên được thành lập ở Seoul, Nam Hàn, đã có hơn 250 Học viện Khổng giáo được dựng lên trên khắp thế giới.[1]


Trong cùng lúc ấy, nhà hiền triết này cũng được trọng vọng hơn ở trong nước. Hằng năm vào ngày sinh của ông (ông sinh ngày 29 tháng Chín, 551 trước Công Nguyên), các ngôi đền thờ Khổng Tử (Văn Miếu) đều tổ chức những buổi lễ tưởng niệm.


Thường thì những buổi lễ này được chính quyền địa phương tổ chức và bảo trợ. Ví dụ tại thành phố Khúc Phụ thuộc tỉnh Sơn Đông, quê hương của Khổng Tử, chính quyền địa phương đã tổ chức một buổi lễ hoành tráng hoàn toàn theo đúng các nghi lễ cổ xưa của Khổng giáo.


Không thể tưởng tượng được có những buổi lễ như thế này 30 năm trước. Ảnh hưởng hơn 2.000 năm của Khổng giáo đã bắt đầu đi xuống trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20 vì bị cho là nguyên nhân chính của tình trạng lạc hậu ở Trung Quốc. Trong phong trào sinh viên chống vương quyền 4 tháng Năm, 1919, họ đã hô to khẩu hiệu "Đả đảo Khổng giáo".


Dưới thời Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng chỉ trích Khổng Tử như là biểu tượng chính của chế độ phong kiến và đã góp phần vào tình trạng bóc lột giai cấp. Những bài giảng của ông được cho là nhảm nhí, đáng được quẳng vào "thùng rác lịch sử".


Ngày nay, ĐCSTQ đang ngầm chấp nhận và thậm chí khuyến khích việc khôi phục Khổng giáo với hi vọng khoả lấp được khoảng trống tư tưởng khi học thuyết Marx - Lenin chính thống đã bị thực tế bỏ rơi. Họ tin rằng việc này sẽ dọn đường cho quá trình cách tân kinh tế và mở cửa.


Chính thức mà nói, một khi ĐCSTQ còn nắm quyền, họ không thể bỏ rơi chủ nghĩa Marx (dù nó được hiểu theo nghĩa gì đi nữa) và chấp nhập Khổng giáo như là hệ tư tưởng. ĐCSTQ vẫn nhấn mạnh rằng những lãnh tụ của họ đang "xây dựng" chủ nghĩa Marx để thích ứng với hoàn cảnh của Trung Quốc: Tư tưởng Mao Trạch Đông, lý thuyết xã hội chủ nghĩa với đặc điểm của Trung Quốc của lãnh tụ vĩ đại Đặng Tiểu Bình, học thuyết "Ba Đại diện" của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và quan điểm "Xã hội hài hoà", "phát triển khoa học" của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều là thành phần của chủ nghĩa Marx theo phong cách Trung Hoa.


Vì thế dù chủ nghĩa Marx mang phong cách Trung Hoa hiện đang là tư tưởng thống lĩnh có thể khác xa rất nhiều chủ nghĩa Marx kinh điển cũng như với chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Marx của phương Tây hiện đại, đang được xem như một tư tưởng chính trị ngoại bang, rõ ràng là nó cũng khác biệt với Khổng giáo.


Nhưng một số tư tưởng của Khổng giáo hiện rất có ích trong việc giữ vững trật tự và hài hoà xã hội, ví dụ như tôn trọng người lớn tuổi, nhà giáo và không làm hại người khác. ĐCSTQ chắc chắn là muốn phục hồi những giá trị này để giúp ổn định xã hội. Nhiều bậc phụ huynh cũng muốn con cái họ theo học những lời dạy của Khổng Tử.


Nhưng sự tôn trọng Khổng Tử của chính quyền địa phương thì lại chú tâm vào quyền lợi kinh tế. Việc tổ chức những buổi lễ kỷ niệm thường lôi cuốn du khách và nhằm quảng cáo các sản phẩm địa phương. Đối với những quan chức địa phương, họ chỉ quan tâm đến tổng sản lượng nội địa hơn là văn hoá vì nó là tấm vé để khuyến khích việc này. Một số trí thức cũng làm giàu bằng cách "quảng bá" tư tưởng Khổng Tử với những bài thuyết trình được trả tiền và xuất bản sách.


Những việc này được thể hiện trong câu khẩu hiệu tuyên truyền phổ biến: "Văn hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển". Nghĩa là văn hoá chỉ là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển.


Tóm lại, trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21, Khổng giáo là một người phụ tá cho ông thần tài Trung Hoa (và là đại diện ngoại giao của Trung Quốc) nhưng không phải là người thầy tư tưởng của người dân Trung Quốc.


Vì thế, nếu Khổng giáo không được chính thức khuyếch trương như là trọng tâm của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc mà chỉ là được dùng như một con chốt giáo điều để hỗ trợ kinh tế, thì nó khó có thể được quảng bá trên toàn thế giới như là một trụ cột của quyền lực mềm của Trung Quốc.


Văn hoá là một trong những tài nguyên căn bản của quyền lực mềm, theo Joseph Nye, người đầu tiên đưa ra khái niệm này vào năm 1990 để phân tích những quan hệ quốc tế. Theo nhà chính trị học Hoa Kỳ này thì quyền lực mềm là khả năng thâu tóm được những gì mình muốn qua sự hợp tác và lôi cuốn, đối nghịch với quyền lực cứng, thường sử dụng sự ép buộc hoặc mua chuộc. Theo định nghĩa này thì bản thân văn hoá không phải là quyền lực mềm mà là nguồn tài nguyên tiềm tàng vô cùng quan trọng của nó.


Bên cạnh sự miễn cưỡng của chính quyền còn có những vấn đề nội bộ làm cho việc hiện đại hoá Khổng giáo trở nên khó khăn. Khổng giáo ra đời từ 2.500 năm trước và trở nên phong phú hơn qua lịch sử vương triều của đất nước này để trở thành một hệ tư tưởng nhằm biện minh và bảo vệ cho cơ cấu giai tầng của các hệ thống chính trị và xã hội.


Dó đó, có nhiều tư tưởng của nó đã bị lỗi thời, ví dụ như phải trung thành với nhà cầm quyền, cấm vi phạm trật tự giai tầng trong gia đình và xã hội và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Những giá trị này mâu thuẫn với thời đại ngày nay và không thể chuyển hoá để trở thành những quan niệm có thể chấp nhận được đối với con người hiện đại.


Với cùng lý do trên, cũng rất khó khăn để biến Khổng giáo thành tư tưởng toàn cầu. Với sự lớn mạnh về quyền lực cứng của mình, các nước phương Tây đã thành công trong việc thiết lập những giá trị riêng của họ, ví dụ như thị trường tự do, dân chủ, qui tắc về luật lệ và mọi người bình đẳng. Kết quả là nhiều quốc gia đã phấn đấu để xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội dựa trên những giá trị bắt nguồn từ phương Tây.


Từ cách nhìn trên, thước đo sự lớn mạnh về quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ là một số quốc gia sẽ chấp nhận một số giá trị của Trung Quốc. Về phương diện này thì quyền lực mềm của Trung Quốc vẫn còn phải đi một chặng đường dài, nếu Khổng giáo là nòng cốt hoặc một phần của nó.


Cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu là cơ hội vàng để Trung Quốc nâng cao quyền lực mềm và kinh tế của mình. Trong khi Trung Quốc có thể giữ được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế trong cuộc khủng hoảng, đã có những thảo luận trong lẫn ngoài nước về "kiểu mẫu Trung Quốc" trong việc phát triển, hoặc ngày cả một khái niệm "Đồng thuận kiểu Bắc Kinh", đối lập với sự Đồng thuận của Washington, vốn cổ vũ trào lưu thị trường. Với lập luận là đàng sau một "kiểu mẫu" phát triển của một quốc gia, phải có sự hậu thuẩn bởi các giá trị và nguyên tắc xã hội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thích nói rằng họ trung thành với "chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Hoa", bao gồm sự pha trộn văn hoá phương Tây và Trung Quốc. Trung Quốc đã chấp nhận một số tư tưởng phương Tây, ví dụ như nền kinh tế thị trường và qui tắc luật lệ. Một số được sử đổi để phù hợp với nhu cầu của người Trung Quốc, ví dụ như chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Sự trộn lẫn này là khả dĩ vì nền văn hoá truyền thống Trung Quốc đủ mạnh để dễ dàng hấp thụ những tư tưởng ngoại quốc này.


Khổng giáo như là luồng tư tưởng chủ đạo trong truyền thống Trung Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong mớ hỗn hợp này. Đây là bằng chứng thực tế về việc Khổng giáo đang ngày càng trở nên thịnh hành ở Trung Quốc. Trong khi một số tư tưởng của nó có thể bị lạc hậu và nên loại bỏ, nhiều tư tưởng khác có thể hiện đại hoá và thích nghi để đáp ứng với nhu cầu hiện tại.


Trong ý nghĩa này, Khổng giáo cần được tái nghiên cứu và tái thẩm định. Dù quan trọng như thế, nhưng Khổng giáo không hẳn chỉ là một luồng tư tưởng - nó không phải là nguồn lực duy nhất của quyền lực mềm của Trung Quốc. Những nền tư tưởng giá trị khác là Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử và ngay cả Phật giáo Trung Hoa.


Nói cho cùng, truyền thống là một nguồn lực dồi dào cho quyền lực mềm của một quốc gia, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Là một quốc gia với sử sách kéo dài hơn 5.000 năm, nó có thể đạt được quyền lực mềm lớn lao dựa trên những tư tưởng truyền thống nếu những tư tưởng ấy được hiện đại hoá và toàn cầu hoá. Bằng cách nào để nhận diện, hiện đại hoá và khuyếch trương những tư tưởng ấy sẽ là một công việc khó khăn nhưng quan trọng đối với những giới trí thức Trung Quốc cũng như chính quyền.


Tuy nhiên, Trung Quốc phải tránh việc áp đặt những giá trị Trung Hoa lên những quốc gia khác, điều này có thể bị xem như là thứ văn hoá đế quốc. Đặc biệt là những quảng bá có chủ ý về văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới có thể bị các nước phương Tây xem như là sự đe doạ đối với các nền văn hoá Thiên Chúa giáo và nguyên nhân tiềm tàng cho một xung đột của những nền văn minh - cái gọi là "mối đe doạ Trung Quốc".


Trung Quốc cần nên thuyết phục các quốc gia và mọi người rằng sự quảng bá ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc thì không xung đột với những nền văn hoá khác và không phải là sự cố gắng để giảm giá trị hiện đại mà chỉ chia xẻ những giá trị và tính chất cơ bản của sự khác biệt về văn hoá.


Một khi Trung Quốc có thể cung cấp cho thế giới không những sản phẩm hàng hoá thường nhật và cơ hội thương mại, mà còn cả những giá trị cơ bản và kiểu mẫu có lợi cho nền hoà bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới, nó sẽ được thế giới tôn trọng và có thể đứng vững như bàn thạch như một quyền lực thực sự lớn mạnh, như đã từng làm trong quá khứ.


Chú thích:


[1]. Căn cứ theo trang mạng Học Viện Khổng Tử, những học viện này là "những tổ chức giáo dục bất vụ lợi nhằm thoả mãn những yêu cầu của mọi người trong các quốc gia và khu vực trên thế giới đang theo học ngôn ngữ Trung Hoa, để phát triển sự hiểu biết của họ về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, để tăng cường việc trao đổi văn hoá, giáo dục và hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, để thắt chặt hơn quan hệ hữu nghị với các nước, để khuyếch trương việc phát triển đa văn hoá, và để xây dựng một thế giới hài hoà."


Tiến sĩ Jain Junbo là phó giáo sư Học viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc đại học Phục Đán, Thượng Hải
.

Khổng giáo là sợi dây quan yếu của cánh cung Trung Quốc


Jain Junbo, Asia Times Online


Thượng Hải - Trung Quốc càng dương những cơ bắp kinh tế và quân sự của mình thì càng có nhiều bàn thảo về "sự vươn lên của Trung Hoa". Nhưng cơ bắp kinh tế và quân sự thì được liệt vào dạng "quyền lực cứng". Trong khi cái mà Trung Quốc cần là "quyền lực mềm" để trở thành một sức mạnh thực sự tầm cỡ thế giới, thì vẫn đang thiếu.


Cũng như trên, một số học giả ở Trung Quốc cho rằng quyền lực mềm của Bắc Kinh cũng đang lớn mạnh, với dẫn chứng là sự hồi sinh của Khổng giáo. Tư tưởng của Khổng Tử, một triết gia và nhà giáo dục người Trung Hoa khoảng 2.500 trước, đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc.


Chính quyền cũng đang dùng Khổng Tử để truyền bá văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới để tăng ảnh hưởng quyền lực mềm của họ. Ví dụ từ năm 2004, kể từ khi Học viện Khổng giáo Trung Quốc đầu tiên được thành lập ở Seoul, Nam Hàn, đã có hơn 250 Học viện Khổng giáo được dựng lên trên khắp thế giới.[1]


Trong cùng lúc ấy, nhà hiền triết này cũng được trọng vọng hơn ở trong nước. Hằng năm vào ngày sinh của ông (ông sinh ngày 29 tháng Chín, 551 trước Công Nguyên), các ngôi đền thờ Khổng Tử (Văn Miếu) đều tổ chức những buổi lễ tưởng niệm.


Thường thì những buổi lễ này được chính quyền địa phương tổ chức và bảo trợ. Ví dụ tại thành phố Khúc Phụ thuộc tỉnh Sơn Đông, quê hương của Khổng Tử, chính quyền địa phương đã tổ chức một buổi lễ hoành tráng hoàn toàn theo đúng các nghi lễ cổ xưa của Khổng giáo.


Không thể tưởng tượng được có những buổi lễ như thế này 30 năm trước. Ảnh hưởng hơn 2.000 năm của Khổng giáo đã bắt đầu đi xuống trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20 vì bị cho là nguyên nhân chính của tình trạng lạc hậu ở Trung Quốc. Trong phong trào sinh viên chống vương quyền 4 tháng Năm, 1919, họ đã hô to khẩu hiệu "Đả đảo Khổng giáo".


Dưới thời Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng chỉ trích Khổng Tử như là biểu tượng chính của chế độ phong kiến và đã góp phần vào tình trạng bóc lột giai cấp. Những bài giảng của ông được cho là nhảm nhí, đáng được quẳng vào "thùng rác lịch sử".


Ngày nay, ĐCSTQ đang ngầm chấp nhận và thậm chí khuyến khích việc khôi phục Khổng giáo với hi vọng khoả lấp được khoảng trống tư tưởng khi học thuyết Marx - Lenin chính thống đã bị thực tế bỏ rơi. Họ tin rằng việc này sẽ dọn đường cho quá trình cách tân kinh tế và mở cửa.


Chính thức mà nói, một khi ĐCSTQ còn nắm quyền, họ không thể bỏ rơi chủ nghĩa Marx (dù nó được hiểu theo nghĩa gì đi nữa) và chấp nhập Khổng giáo như là hệ tư tưởng. ĐCSTQ vẫn nhấn mạnh rằng những lãnh tụ của họ đang "xây dựng" chủ nghĩa Marx để thích ứng với hoàn cảnh của Trung Quốc: Tư tưởng Mao Trạch Đông, lý thuyết xã hội chủ nghĩa với đặc điểm của Trung Quốc của lãnh tụ vĩ đại Đặng Tiểu Bình, học thuyết "Ba Đại diện" của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và quan điểm "Xã hội hài hoà", "phát triển khoa học" của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều là thành phần của chủ nghĩa Marx theo phong cách Trung Hoa.


Vì thế dù chủ nghĩa Marx mang phong cách Trung Hoa hiện đang là tư tưởng thống lĩnh có thể khác xa rất nhiều chủ nghĩa Marx kinh điển cũng như với chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Marx của phương Tây hiện đại, đang được xem như một tư tưởng chính trị ngoại bang, rõ ràng là nó cũng khác biệt với Khổng giáo.


Nhưng một số tư tưởng của Khổng giáo hiện rất có ích trong việc giữ vững trật tự và hài hoà xã hội, ví dụ như tôn trọng người lớn tuổi, nhà giáo và không làm hại người khác. ĐCSTQ chắc chắn là muốn phục hồi những giá trị này để giúp ổn định xã hội. Nhiều bậc phụ huynh cũng muốn con cái họ theo học những lời dạy của Khổng Tử.


Nhưng sự tôn trọng Khổng Tử của chính quyền địa phương thì lại chú tâm vào quyền lợi kinh tế. Việc tổ chức những buổi lễ kỷ niệm thường lôi cuốn du khách và nhằm quảng cáo các sản phẩm địa phương. Đối với những quan chức địa phương, họ chỉ quan tâm đến tổng sản lượng nội địa hơn là văn hoá vì nó là tấm vé để khuyến khích việc này. Một số trí thức cũng làm giàu bằng cách "quảng bá" tư tưởng Khổng Tử với những bài thuyết trình được trả tiền và xuất bản sách.


Những việc này được thể hiện trong câu khẩu hiệu tuyên truyền phổ biến: "Văn hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển". Nghĩa là văn hoá chỉ là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển.


Tóm lại, trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21, Khổng giáo là một người phụ tá cho ông thần tài Trung Hoa (và là đại diện ngoại giao của Trung Quốc) nhưng không phải là người thầy tư tưởng của người dân Trung Quốc.


Vì thế, nếu Khổng giáo không được chính thức khuyếch trương như là trọng tâm của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc mà chỉ là được dùng như một con chốt giáo điều để hỗ trợ kinh tế, thì nó khó có thể được quảng bá trên toàn thế giới như là một trụ cột của quyền lực mềm của Trung Quốc.


Văn hoá là một trong những tài nguyên căn bản của quyền lực mềm, theo Joseph Nye, người đầu tiên đưa ra khái niệm này vào năm 1990 để phân tích những quan hệ quốc tế. Theo nhà chính trị học Hoa Kỳ này thì quyền lực mềm là khả năng thâu tóm được những gì mình muốn qua sự hợp tác và lôi cuốn, đối nghịch với quyền lực cứng, thường sử dụng sự ép buộc hoặc mua chuộc. Theo định nghĩa này thì bản thân văn hoá không phải là quyền lực mềm mà là nguồn tài nguyên tiềm tàng vô cùng quan trọng của nó.


Bên cạnh sự miễn cưỡng của chính quyền còn có những vấn đề nội bộ làm cho việc hiện đại hoá Khổng giáo trở nên khó khăn. Khổng giáo ra đời từ 2.500 năm trước và trở nên phong phú hơn qua lịch sử vương triều của đất nước này để trở thành một hệ tư tưởng nhằm biện minh và bảo vệ cho cơ cấu giai tầng của các hệ thống chính trị và xã hội.


Dó đó, có nhiều tư tưởng của nó đã bị lỗi thời, ví dụ như phải trung thành với nhà cầm quyền, cấm vi phạm trật tự giai tầng trong gia đình và xã hội và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Những giá trị này mâu thuẫn với thời đại ngày nay và không thể chuyển hoá để trở thành những quan niệm có thể chấp nhận được đối với con người hiện đại.


Với cùng lý do trên, cũng rất khó khăn để biến Khổng giáo thành tư tưởng toàn cầu. Với sự lớn mạnh về quyền lực cứng của mình, các nước phương Tây đã thành công trong việc thiết lập những giá trị riêng của họ, ví dụ như thị trường tự do, dân chủ, qui tắc về luật lệ và mọi người bình đẳng. Kết quả là nhiều quốc gia đã phấn đấu để xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội dựa trên những giá trị bắt nguồn từ phương Tây.


Từ cách nhìn trên, thước đo sự lớn mạnh về quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ là một số quốc gia sẽ chấp nhận một số giá trị của Trung Quốc. Về phương diện này thì quyền lực mềm của Trung Quốc vẫn còn phải đi một chặng đường dài, nếu Khổng giáo là nòng cốt hoặc một phần của nó.


Cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu là cơ hội vàng để Trung Quốc nâng cao quyền lực mềm và kinh tế của mình. Trong khi Trung Quốc có thể giữ được sự tăng trưởng nhanh về kinh tế trong cuộc khủng hoảng, đã có những thảo luận trong lẫn ngoài nước về "kiểu mẫu Trung Quốc" trong việc phát triển, hoặc ngày cả một khái niệm "Đồng thuận kiểu Bắc Kinh", đối lập với sự Đồng thuận của Washington, vốn cổ vũ trào lưu thị trường. Với lập luận là đàng sau một "kiểu mẫu" phát triển của một quốc gia, phải có sự hậu thuẩn bởi các giá trị và nguyên tắc xã hội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thích nói rằng họ trung thành với "chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Hoa", bao gồm sự pha trộn văn hoá phương Tây và Trung Quốc. Trung Quốc đã chấp nhận một số tư tưởng phương Tây, ví dụ như nền kinh tế thị trường và qui tắc luật lệ. Một số được sử đổi để phù hợp với nhu cầu của người Trung Quốc, ví dụ như chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Sự trộn lẫn này là khả dĩ vì nền văn hoá truyền thống Trung Quốc đủ mạnh để dễ dàng hấp thụ những tư tưởng ngoại quốc này.


Khổng giáo như là luồng tư tưởng chủ đạo trong truyền thống Trung Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong mớ hỗn hợp này. Đây là bằng chứng thực tế về việc Khổng giáo đang ngày càng trở nên thịnh hành ở Trung Quốc. Trong khi một số tư tưởng của nó có thể bị lạc hậu và nên loại bỏ, nhiều tư tưởng khác có thể hiện đại hoá và thích nghi để đáp ứng với nhu cầu hiện tại.


Trong ý nghĩa này, Khổng giáo cần được tái nghiên cứu và tái thẩm định. Dù quan trọng như thế, nhưng Khổng giáo không hẳn chỉ là một luồng tư tưởng - nó không phải là nguồn lực duy nhất của quyền lực mềm của Trung Quốc. Những nền tư tưởng giá trị khác là Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử và ngay cả Phật giáo Trung Hoa.


Nói cho cùng, truyền thống là một nguồn lực dồi dào cho quyền lực mềm của một quốc gia, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Là một quốc gia với sử sách kéo dài hơn 5.000 năm, nó có thể đạt được quyền lực mềm lớn lao dựa trên những tư tưởng truyền thống nếu những tư tưởng ấy được hiện đại hoá và toàn cầu hoá. Bằng cách nào để nhận diện, hiện đại hoá và khuyếch trương những tư tưởng ấy sẽ là một công việc khó khăn nhưng quan trọng đối với những giới trí thức Trung Quốc cũng như chính quyền.


Tuy nhiên, Trung Quốc phải tránh việc áp đặt những giá trị Trung Hoa lên những quốc gia khác, điều này có thể bị xem như là thứ văn hoá đế quốc. Đặc biệt là những quảng bá có chủ ý về văn hoá Trung Quốc trên toàn thế giới có thể bị các nước phương Tây xem như là sự đe doạ đối với các nền văn hoá Thiên Chúa giáo và nguyên nhân tiềm tàng cho một xung đột của những nền văn minh - cái gọi là "mối đe doạ Trung Quốc".


Trung Quốc cần nên thuyết phục các quốc gia và mọi người rằng sự quảng bá ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc thì không xung đột với những nền văn hoá khác và không phải là sự cố gắng để giảm giá trị hiện đại mà chỉ chia xẻ những giá trị và tính chất cơ bản của sự khác biệt về văn hoá.


Một khi Trung Quốc có thể cung cấp cho thế giới không những sản phẩm hàng hoá thường nhật và cơ hội thương mại, mà còn cả những giá trị cơ bản và kiểu mẫu có lợi cho nền hoà bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới, nó sẽ được thế giới tôn trọng và có thể đứng vững như bàn thạch như một quyền lực thực sự lớn mạnh, như đã từng làm trong quá khứ.


Chú thích:


[1]. Căn cứ theo trang mạng Học Viện Khổng Tử, những học viện này là "những tổ chức giáo dục bất vụ lợi nhằm thoả mãn những yêu cầu của mọi người trong các quốc gia và khu vực trên thế giới đang theo học ngôn ngữ Trung Hoa, để phát triển sự hiểu biết của họ về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, để tăng cường việc trao đổi văn hoá, giáo dục và hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, để thắt chặt hơn quan hệ hữu nghị với các nước, để khuyếch trương việc phát triển đa văn hoá, và để xây dựng một thế giới hài hoà."


Tiến sĩ Jain Junbo là phó giáo sư Học viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc đại học Phục Đán, Thượng Hải
.

Những đại gia Khmer


Andrew Marshal, Good Weekend Magazine/Sidney Morning Herald

Họ sống tại một trong những quốc gia nghèo nhất trên quả đất, nhưng họ lại lái xe bóng lộn, sống trong những dinh thự và khinh rẻ đồng bào đói khổ của mình. Andrew Marshall gặp gỡ con cái của giới ưu tú Cambodia.


Ngôi biệt thự to lớn của cha mẹ Victor, tướng Mea Sophea

"Tôi muốn chạy nhanh lên một tí, được không?"

Ở Cambodia có một nơi mà bạn có thể một tay cầm lon bia lạnh và tay kia cầm khẩu Kalashnikov ấm nóng, và Victor đang đưa tôi đến nơi ấy. Chúng tôi phóng xe dọc theo sân bay Phnom Penh với âm thanh của ban nhạc Oasis trong dàn loa từ chiếc Mercedes của cậu ta và súng ống đàng sau cốp xe đủ để bắn chìm tàu của bọn cướp biển Somali. Victor giàu có và cuộc đời thật hoàn hảo. Cha của cậu là tư lệnh lục quân Cambodia. Cậu đã được dành sẵn một chỗ tại Học viện Quân sự Đặc biệt Saint-Cyr ở Pháp (tương tự như Đại học Quân sự Hoàng gia Duntroon của Úc). Một gã đàn ông gầy ngồi lặng lẽ bên ghế trước với khẩu súng ngắn Trung Quốc: đó là cận vệ của cậu.

"Tên anh ấy là Klar," Victor nói. "Có nghĩa là hổ."

Victor chỉ mới 21, nhưng khi chúng tôi đến nơi - bãi tập bắn của lực lượng đặc biệt Cambodia - những người lính gác cổng đã giơ tay chào.

Bị tàn phá sau mấy thập niên nội chiến, Cambodia vẫn đang là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Một phần ba của dân số 13 triệu người sống dưới một đô-la mỗi ngày và 8 trong số 100 trẻ em qua đời trước khi được năm tuổi. Nhưng Victor - tên thật là Meas Sophearith - đã được nuôi nấng trong một Cambodia khác, nơi quyền lực và hàng tỉ đô-la tập trung trong tay của một giới tinh tuyển nhỏ bé. Những người này chỉ muốn nắm giữ tầm vóc và nguồn tiền bạc của họ - đốn gỗ lậu, buôn lậu, chiếm đất - nhưng con cái họ lại chỉ thích tiêu xài. Khmer Đỏ đã chết và Khmer Trọc phú đang khống chế Cambodia.

Tôi gặp Victor lần đầu tiên tại một nhà hàng sang trọng ở Pnom Penh tên là Café Metro. Bên ngoài những chiếc Porsche, Bentley và Humvee đang giành nhau chỗ đậu. Là con trai của vị tướng đầy quyền lực, tương lai của Victor đã được vạch sẵn. Cậu đi học tại Versailles, nói tiếng Pháp và tiếng Anh, và hiện đang theo học ngành chính trị tại Đại học Oklahoma. "Mẹ tôi muốn chúng tôi có được một nền giáo dục ngoại quốc để có thể trở về điều khiển đất nước," cậu nói. Bãi tập bắn là nơi Victor và bạn bè đến để thư giãn. "Tôi lớn lên với súng ống và quân lính chung quanh mình," cậu nói, bày kho vũ khi riêng của mình ra bàn: hai khẩu súng trường tự động, hai khẩu súng ngắn Glock, một khẩu súng bắn tỉa, và một chiếc iPhone.


"Mẹ tôi muốn chúng tôi có được một nền giáo dục ngoại quốc để có thể trở về điều khiển đất nước," Meas Sophearith (Victor) là một trong những thành phần tinh tuý của Cambodia

Victor và thế hệ của cậu là tương lai của Cambodia. Liệu họ sẽ dùng vốn giáo dục và sự giàu có để đưa những đồng bào kém may mắn của mình ra khỏi nghèo đói? Hay họ chỉ tiếp tục cơn sốt chạy theo đồng tiền và quyền lực của cha mẹ mình? Bộ Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) đã cung cấp khoảng 30 triệu Mỹ kim từ tiền thuế của dân cho quốc gia này trong năm tài khóa vừa qua, đã đưa ra một câu trả lời vào tháng Sáu, khi cơ quan này tuyên bố sẽ đóng cửa văn phòng tại Cambodia vào năm 2011. Lý do chính thức? "Chúng tôi cho rằng việc trợ của Anh Quốc có thể có ảnh hưởng lớn hơn.. nơi có nhiều người nghèo hơn và ít viện trợ quốc tế hơn," bản tuyên bố của DFID cho biết. Nhưng cơ quan phát triển hẳn cũng đã mệt mỏi vì đã quẳng tiền vào một quốc gia nơi mà sự nghèo đói có thể đổ lỗi cho giới tinh tuyển chính trị tham lam - và lớp con cái mê thích xa hoa của họ. (Nhưng rõ là Úc vẫn chưa thấy điều này: họ đã chuyển 61,4 triệu đô-la hỗ trợ phát triển cho Cambodia trong 2009-10).

Càng thất vọng hơn, những Đứa con Đại gia Khmer dường như không khác gì mấy so với giai cấp thực dân thống trị trước đây. Họ được giáo dục ở nước ngoài - một phần vì sự giàu có của gia đình thường biến họ là mục tiêu của bọn bắt cóc - và thường nói tiếng Anh rành hơn tiếng Khmer. Họ chi tiêu bằng Mỹ kim - chỉ có người nghèo mới xài tiền Riel - và sống trong những tòa biệt thự tân cổ điển mới xây, rộng đến nỗi nếu so với chúng thì khu phố kiến trúc Pháp xưa của thành phố trông giống như những khối nhà đồ chơi của Lego. Và họ dường như không có sự liên hệ nào đến đa số người dân Cambodia.

Sophy, 22 tuổi, là con gái của Phó Thủ tướng. Giàu có, giống như búp bê và tự kiêu, cô có thể là Paris Hilton của Cambodia. Cô nhập khẩu giày dạ hội từ Singapore, lấy hiệu là "Sophy & Sina" (Sina là tên của người chị dâu), rồi chưng bày tại cửa hàng nhiều tầng của mình. Cửa hàng có sáu nhân viên, không có khách hàng và khẩu hiệu là "Tất cả là vì tôi." Tên của Sophy được gắn bằng đá sáng lấp lánh ở phía sau chiếc xe của cô, đấy là một chiếc Mercedes được độ chế đến nỗi tôi phải hỏi cô hiệu của nó là gì. "Nó là chiếc Sophy!" cô trả lời.

Paris Hilton của Cambodia, Sophy là con gái của Phó Thủ tướng Cambodia, với chiếc xe cải biến lộng lẫy mang tên mình

Chúng tôi gặp nhau tại hiệu thẩm mỹ của cô, nơi cô đang giúp sửa soạn một người mẫu để chụp ảnh thời trang cho một tạp chí mà cô đang sắp ra mắt chung với người anh của mình là Sopheary, 28 tuổi và người anh họ là Noh Sar, 26 tuổi. Cả ba đều được đào tạo ở nước ngoài và đều chỉ muốn nói chuyện bằng tiếng Anh. Sopheary từng học tại tiểu bang New York, dường như thích thú và hơi xấu hổ vì sự giàu có và đặc quyền của mình. "Mình phải làm gì đây?" anh hỏi. "Cha mẹ mình cho mình những thứ này. Mình không thể từ chối. Nếu ai đấy cho mình bánh thì mình cứ ăn."

Khi nói chuyện với Sopheary và bạn của anh, quá khứ bi thương của Cambodia dường như đã xa lắm. Chế độ Khmer Đỏ từng phá hủy ngân hàng và loại bỏ tiền tệ trước khi bị đánh đổ khỏi quyền lực vào năm 1979. Sau đấy là Hiệp định Paris 1991, và quá trình cướp bóc tài nguyên thiên nhiên giàu có của Cambodia - rừng, thủy sản, đất đai - chính thức bắt đầu. Nền kinh tế chính thức của Cambodia đa số dựa vào vải sợi, xuất khẩu, nhưng lại có một nền kinh tế mờ ám khác lớn hơn trong đó chỉ có những kẻ tàn bạo và quen biết rộng mới sống sót và làm giàu. "Nếu anh muốn làm ăn, anh phải quen biết những người ở trên cao để bảo vệ mình," Victor nói.

Càng đến gần Hunsen, vị Thủ tướng chuyên quyền của Cambodia, thì càng có được ô dù tốt. Hun Sen đã dàn dựng một cuộc đảo chính đẫm máu năm 1997 và từ đó đã dùng bàn tay sắt để nắm lấy quyền lực. Những người chống đối đã bị bịt miệng trong khi những kẻ trung thành ngày càng giàu có. Những người này gồm có các bộ trưởng, khoảng chục đại gia và tướng lĩnh. Người dân Cambodia thường bị binh lính hoặc quân cảnh trục xuất khỏi đất đai của mình. Từng bị người Pháp sở hữu, Cambodia lại trở thành thuộc địa, lần này lại bởi những kẻ tinh tuyển tham lam của mình.

Nhưng những Trọc phú Khmer lại có một khó khăn. "Không ai trong họ có thể trả lời một câu hỏi đơn giản: những đồng tiền này từ đâu ra?" một nhà báo phương Tây ở Phnom Penh nói. Nếu hỏi những bộ trưởng Cambodia tại sao họ quá giàu so với đồng lương nhỏ bé của chính phủ, và họ đều trả lời, "Vợ tôi rất giỏi buôn bán."

Khi tôi hỏi Noh Sar, cha của anh là một viên chức quan thuế cao cấp, tại sao anh ta quá giàu, anh ta trả lời hơi khác một tí: "Mẹ tôi làm việc rất nhiều."

Mẹ của Victor cũng rất giỏi về buôn bán, theo báo cáo "Quốc gia được rao bán," điều tra về giới thượng lưu do tổ chức giám sát tham nhũng Global Witness ở London xuất bản tháng Hai, 2009. "Bà ta đóng vai trò chủ chốt tại RCAF (Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Cambodia), bảo trợ chính trị, có tiếng là dữ dằn đối với những cấp dưới của chồng mình vì liên tục đòi hỏi tiền bạc," bản báo cáo cho biết. "các nguồn tin từ RCAF đã báo với Global Witness rằng các sĩ quan quân đội đôi khi phải hối lộ bà để được tăng cơ hội với "những đầu mối thân cận" của bà với những đại gia buôn lậu gỗ."

(còn tiếp)

Nguồn: Cambodia News

Những đại gia Khmer


Andrew Marshal, Good Weekend Magazine/Sidney Morning Herald

Họ sống tại một trong những quốc gia nghèo nhất trên quả đất, nhưng họ lại lái xe bóng lộn, sống trong những dinh thự và khinh rẻ đồng bào đói khổ của mình. Andrew Marshall gặp gỡ con cái của giới ưu tú Cambodia.


Ngôi biệt thự to lớn của cha mẹ Victor, tướng Mea Sophea

"Tôi muốn chạy nhanh lên một tí, được không?"

Ở Cambodia có một nơi mà bạn có thể một tay cầm lon bia lạnh và tay kia cầm khẩu Kalashnikov ấm nóng, và Victor đang đưa tôi đến nơi ấy. Chúng tôi phóng xe dọc theo sân bay Phnom Penh với âm thanh của ban nhạc Oasis trong dàn loa từ chiếc Mercedes của cậu ta và súng ống đàng sau cốp xe đủ để bắn chìm tàu của bọn cướp biển Somali. Victor giàu có và cuộc đời thật hoàn hảo. Cha của cậu là tư lệnh lục quân Cambodia. Cậu đã được dành sẵn một chỗ tại Học viện Quân sự Đặc biệt Saint-Cyr ở Pháp (tương tự như Đại học Quân sự Hoàng gia Duntroon của Úc). Một gã đàn ông gầy ngồi lặng lẽ bên ghế trước với khẩu súng ngắn Trung Quốc: đó là cận vệ của cậu.

"Tên anh ấy là Klar," Victor nói. "Có nghĩa là hổ."

Victor chỉ mới 21, nhưng khi chúng tôi đến nơi - bãi tập bắn của lực lượng đặc biệt Cambodia - những người lính gác cổng đã giơ tay chào.

Bị tàn phá sau mấy thập niên nội chiến, Cambodia vẫn đang là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Một phần ba của dân số 13 triệu người sống dưới một đô-la mỗi ngày và 8 trong số 100 trẻ em qua đời trước khi được năm tuổi. Nhưng Victor - tên thật là Meas Sophearith - đã được nuôi nấng trong một Cambodia khác, nơi quyền lực và hàng tỉ đô-la tập trung trong tay của một giới tinh tuyển nhỏ bé. Những người này chỉ muốn nắm giữ tầm vóc và nguồn tiền bạc của họ - đốn gỗ lậu, buôn lậu, chiếm đất - nhưng con cái họ lại chỉ thích tiêu xài. Khmer Đỏ đã chết và Khmer Trọc phú đang khống chế Cambodia.

Tôi gặp Victor lần đầu tiên tại một nhà hàng sang trọng ở Pnom Penh tên là Café Metro. Bên ngoài những chiếc Porsche, Bentley và Humvee đang giành nhau chỗ đậu. Là con trai của vị tướng đầy quyền lực, tương lai của Victor đã được vạch sẵn. Cậu đi học tại Versailles, nói tiếng Pháp và tiếng Anh, và hiện đang theo học ngành chính trị tại Đại học Oklahoma. "Mẹ tôi muốn chúng tôi có được một nền giáo dục ngoại quốc để có thể trở về điều khiển đất nước," cậu nói. Bãi tập bắn là nơi Victor và bạn bè đến để thư giãn. "Tôi lớn lên với súng ống và quân lính chung quanh mình," cậu nói, bày kho vũ khi riêng của mình ra bàn: hai khẩu súng trường tự động, hai khẩu súng ngắn Glock, một khẩu súng bắn tỉa, và một chiếc iPhone.


"Mẹ tôi muốn chúng tôi có được một nền giáo dục ngoại quốc để có thể trở về điều khiển đất nước," Meas Sophearith (Victor) là một trong những thành phần tinh tuý của Cambodia

Victor và thế hệ của cậu là tương lai của Cambodia. Liệu họ sẽ dùng vốn giáo dục và sự giàu có để đưa những đồng bào kém may mắn của mình ra khỏi nghèo đói? Hay họ chỉ tiếp tục cơn sốt chạy theo đồng tiền và quyền lực của cha mẹ mình? Bộ Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) đã cung cấp khoảng 30 triệu Mỹ kim từ tiền thuế của dân cho quốc gia này trong năm tài khóa vừa qua, đã đưa ra một câu trả lời vào tháng Sáu, khi cơ quan này tuyên bố sẽ đóng cửa văn phòng tại Cambodia vào năm 2011. Lý do chính thức? "Chúng tôi cho rằng việc trợ của Anh Quốc có thể có ảnh hưởng lớn hơn.. nơi có nhiều người nghèo hơn và ít viện trợ quốc tế hơn," bản tuyên bố của DFID cho biết. Nhưng cơ quan phát triển hẳn cũng đã mệt mỏi vì đã quẳng tiền vào một quốc gia nơi mà sự nghèo đói có thể đổ lỗi cho giới tinh tuyển chính trị tham lam - và lớp con cái mê thích xa hoa của họ. (Nhưng rõ là Úc vẫn chưa thấy điều này: họ đã chuyển 61,4 triệu đô-la hỗ trợ phát triển cho Cambodia trong 2009-10).

Càng thất vọng hơn, những Đứa con Đại gia Khmer dường như không khác gì mấy so với giai cấp thực dân thống trị trước đây. Họ được giáo dục ở nước ngoài - một phần vì sự giàu có của gia đình thường biến họ là mục tiêu của bọn bắt cóc - và thường nói tiếng Anh rành hơn tiếng Khmer. Họ chi tiêu bằng Mỹ kim - chỉ có người nghèo mới xài tiền Riel - và sống trong những tòa biệt thự tân cổ điển mới xây, rộng đến nỗi nếu so với chúng thì khu phố kiến trúc Pháp xưa của thành phố trông giống như những khối nhà đồ chơi của Lego. Và họ dường như không có sự liên hệ nào đến đa số người dân Cambodia.

Sophy, 22 tuổi, là con gái của Phó Thủ tướng. Giàu có, giống như búp bê và tự kiêu, cô có thể là Paris Hilton của Cambodia. Cô nhập khẩu giày dạ hội từ Singapore, lấy hiệu là "Sophy & Sina" (Sina là tên của người chị dâu), rồi chưng bày tại cửa hàng nhiều tầng của mình. Cửa hàng có sáu nhân viên, không có khách hàng và khẩu hiệu là "Tất cả là vì tôi." Tên của Sophy được gắn bằng đá sáng lấp lánh ở phía sau chiếc xe của cô, đấy là một chiếc Mercedes được độ chế đến nỗi tôi phải hỏi cô hiệu của nó là gì. "Nó là chiếc Sophy!" cô trả lời.

Paris Hilton của Cambodia, Sophy là con gái của Phó Thủ tướng Cambodia, với chiếc xe cải biến lộng lẫy mang tên mình

Chúng tôi gặp nhau tại hiệu thẩm mỹ của cô, nơi cô đang giúp sửa soạn một người mẫu để chụp ảnh thời trang cho một tạp chí mà cô đang sắp ra mắt chung với người anh của mình là Sopheary, 28 tuổi và người anh họ là Noh Sar, 26 tuổi. Cả ba đều được đào tạo ở nước ngoài và đều chỉ muốn nói chuyện bằng tiếng Anh. Sopheary từng học tại tiểu bang New York, dường như thích thú và hơi xấu hổ vì sự giàu có và đặc quyền của mình. "Mình phải làm gì đây?" anh hỏi. "Cha mẹ mình cho mình những thứ này. Mình không thể từ chối. Nếu ai đấy cho mình bánh thì mình cứ ăn."

Khi nói chuyện với Sopheary và bạn của anh, quá khứ bi thương của Cambodia dường như đã xa lắm. Chế độ Khmer Đỏ từng phá hủy ngân hàng và loại bỏ tiền tệ trước khi bị đánh đổ khỏi quyền lực vào năm 1979. Sau đấy là Hiệp định Paris 1991, và quá trình cướp bóc tài nguyên thiên nhiên giàu có của Cambodia - rừng, thủy sản, đất đai - chính thức bắt đầu. Nền kinh tế chính thức của Cambodia đa số dựa vào vải sợi, xuất khẩu, nhưng lại có một nền kinh tế mờ ám khác lớn hơn trong đó chỉ có những kẻ tàn bạo và quen biết rộng mới sống sót và làm giàu. "Nếu anh muốn làm ăn, anh phải quen biết những người ở trên cao để bảo vệ mình," Victor nói.

Càng đến gần Hunsen, vị Thủ tướng chuyên quyền của Cambodia, thì càng có được ô dù tốt. Hun Sen đã dàn dựng một cuộc đảo chính đẫm máu năm 1997 và từ đó đã dùng bàn tay sắt để nắm lấy quyền lực. Những người chống đối đã bị bịt miệng trong khi những kẻ trung thành ngày càng giàu có. Những người này gồm có các bộ trưởng, khoảng chục đại gia và tướng lĩnh. Người dân Cambodia thường bị binh lính hoặc quân cảnh trục xuất khỏi đất đai của mình. Từng bị người Pháp sở hữu, Cambodia lại trở thành thuộc địa, lần này lại bởi những kẻ tinh tuyển tham lam của mình.

Nhưng những Trọc phú Khmer lại có một khó khăn. "Không ai trong họ có thể trả lời một câu hỏi đơn giản: những đồng tiền này từ đâu ra?" một nhà báo phương Tây ở Phnom Penh nói. Nếu hỏi những bộ trưởng Cambodia tại sao họ quá giàu so với đồng lương nhỏ bé của chính phủ, và họ đều trả lời, "Vợ tôi rất giỏi buôn bán."

Khi tôi hỏi Noh Sar, cha của anh là một viên chức quan thuế cao cấp, tại sao anh ta quá giàu, anh ta trả lời hơi khác một tí: "Mẹ tôi làm việc rất nhiều."

Mẹ của Victor cũng rất giỏi về buôn bán, theo báo cáo "Quốc gia được rao bán," điều tra về giới thượng lưu do tổ chức giám sát tham nhũng Global Witness ở London xuất bản tháng Hai, 2009. "Bà ta đóng vai trò chủ chốt tại RCAF (Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Cambodia), bảo trợ chính trị, có tiếng là dữ dằn đối với những cấp dưới của chồng mình vì liên tục đòi hỏi tiền bạc," bản báo cáo cho biết. "các nguồn tin từ RCAF đã báo với Global Witness rằng các sĩ quan quân đội đôi khi phải hối lộ bà để được tăng cơ hội với "những đầu mối thân cận" của bà với những đại gia buôn lậu gỗ."

(còn tiếp)

Nguồn: Cambodia News