Donnerstag, 30. August 2012

Tại sao lại gọi Đảng viên Đảng Cộng Sản là "tư bản đỏ"?


Khái niệm "Tư bản đỏ" được người Việt Nam sử dụng để chỉ những quan chức theo chủ nghĩa Cộng Sản nhưng lại vơ vét tài sản của xã hội vào túi riêng, hô hào xóa bỏ bọn tư sản bóc lột nhưng chính mình lại biến thành những nhà tư sản... Cách gọi này khá phù hợp với lý thuyết về "giai cấp mới" mà bác Milovan Djilas đề cập trong cuốn sách cùng tên, giai cấp mới . Giai cấp mới được hình thành một cách tất yếu ở các quốc gia hoàn tất cuộc cách mạng XHCN, lấy chủ nghĩa Marx - Lenin làm kim chỉ nam:
Hỏi: Giai Cấp Mới gồm những ai?

Đáp
: Đó là một nhóm người trong đảng, có quyền quản lý và phân phối toàn bộ khối tài sản đã được quốc hữu hóa và tập thể hóa. Chính vai trò độc quyền quản lý và phân phối thu nhập quốc dân cũng như mọi tài sản khác của quốc gia đã biến tầng lớp này trở thành tầng lớp đặc quyền đặc lợi.

Dựa trên một loại hình sở hữu đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử loài người, đó là "sở hữu tập thể", giai cấp mới chiếm đoạt thành quả lao động của xã hội, tự cho mình hưởng thụ những đặc quyền đặc lợi to lớn. Để duy trì quyền lợi của mình, giai cấp mới tiếp tục phải sử dụng tới bạo lực và tuyên truyền. Điểm khác biệt giữa giai đoạn đầu và giai đoạn sau của cách mạng là, quyền lực, từ chỗ là mục đích [phải chiếm được quyền lực để cải thiện xã hội] trở thành phương tiện [là công cụ duy trì quyền lợi]. Tư cách của người đảng viên cũng thay đổi giữa hai thời kỳ:

"Trước cách mạng, các đảng viên cộng sản có nghĩa là nghèo khổ về vật chất, thoát li hoạt động là vinh dự, thì giờ đây, khi đảng đã nắm được chính quyền, đảng viên đồng nghĩa với thành viên của giai cấp nắm quyền, hoạt động cách mạng đồng nghĩa với việc trở thành những kẻ bóc lột đầy quyền uy."

Hỏi
: Giai Cấp Mới có những đặc điểm gì nổi bật?

Đáp
: Một số đặc điểm quan trọng của Giai Cấp Mới này là:

1/ "Do sự bấp bênh về vị trí xã hội và kinh tế, cũng như xuất thân từ một đảng chính trị, giai cấp mới buộc phải cực kỳ cố kết, luôn hành động một cách có ý thức với một kế hoạch thật rõ ràng. Như vậy, giai cấp mới có tổ chức và ý thức hơn bất kỳ giai cấp nào trước đó".

2/ "Giai cấp mới cũng tham lam giống như giai cấp tư sản thời kỳ đầu, nhưng lại không cần cù và tiết kiệm bằng các nhà tư sản. Nó là tổ chức cố kết và khép kín, giống như giai cấp quý tộc, nhưng lại thiếu tâm hồn tinh tế và phẩm chất của người hiệp sĩ"

3/ "Quyền lực tạo ra cho những kẻ cầm quyền thói ham hố quyền lực, giả dối, nịnh bợ, ghen tị. Tham quyền và chủ nghĩa quan liêu là hai căn bệnh nan y của chủ nghĩa cộng sản".

4/ Quyền lực của giai cấp mới thể hiện qua khả năng kiểm soát tài sản xã hội và khả năng kiểm soát tư tưởng của dân chúng. Khi mất một trong hai, hoặc cả hai, quyền kiểm soát này, giai cấp mới sẽ lột trần và thủ tiêu: Mất quyền kiểm soát tài sản xã hội, nó sẽ mất đặc quyền đặc lợi, và lý do gắn kết giai cấp tan vỡ. Nếu mất khả năng kiểm soát tư tưởng, nó sẽ mất luôn lý do để kiểm soát tài sản xã hội, dẫn tới tan vỡ. Đó là đường hướng tạo ra xã hội dân chủ và tự do dưới xã hội cộng sản: Đòi hỏi tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, thu hẹp kinh tế quốc doanh... Chính vì vậy, giai cấp mới bám dính lấy chủ nghĩa Marx giáo điều, độc quyền tư tưởng, xóa bỏ các hình thức sở hữu khác ngoài "sở hữu tập thể", bất chấp quyền lợi của đất nước để duy trì quyền lợi của mình.

Hỏi
: Mâu thuẫn lớn nhất của Giai Cấp Mới là gì?

Đáp
: Giai cấp mới không có chính danh: Nó chiếm đoạt và hưởng thụ tài sản của toàn xã hội, nhưng lại phải nhân danh "sở hữu tập thể", "tài sản xã hội chủ nghĩa"... tức là không được nói thật rằng tài sản này là của nó. Từ đây sinh ra chuyện "nói một đằng, làm một nẻo": Một mặt nó phải liên tục bảo vệ quyền sở hữu của mình, chiếm đoạt một cách bất công thành quả lao động của người khác; một mặt khác, nó lại phải leo lẻo lý thuyết XHCN, hứa hẹn công bằng và bình đẳng xã hội. Mâu thuẫn này sẽ ngày càng lớn, dẫn tới sự sụp đổ của giai cấp mới.

Những đòi hỏi tự do chính là những mũi kim đâm trúng tim đen giai cấp mới, lật tẩy bản chất của nó, là đòi hỏi quan hệ sở hữu phù hợp với pháp luật. Vì thế giai cấp mới chống lại mọi đòi hỏi về tự do nhân danh bảo vệ "xã hội chủ nghĩa".

Giai cấp mới duy trì một chế độ đàn áp cả về tinh thần lẫn kinh tế khiến cho người dân luôn sống trong sợ hãi, luôn lo sợ mình làm gì sai để biến thành "kẻ thù của chủ nghĩa xã hội". Điều này cũng giống như thời Trung cổ, người ta phải luôn chứng tỏ rằng mình là người trung thành với nhà thờ. Giai cấp mới đã đầu độc giết chết đời sống tinh thần của dân tộc mình, khiến con người ngu đần đi vì tuyên truyền, không còn nhận thức được sự thật và không vươn tới được các ý tưởng mới.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen