Donnerstag, 30. August 2012

Làng ung thư - mặt trái của sự bùng nổ công nghiệp hóa ở Việt Nam


THẠCH SƠN, Việt Nam (AFP) — Nhìn chằm chằm về phía nhà máy thời Sô Viết đang phủ bóng vùng quê Bắc Việt, Quảng Văn Vinh nhớ lại mảnh đất này trông như thế nào trước khi nó được biết tới như một "Làng Ung Thư".

"Ở đây từng có một vườn rộng lớn với tre, chuối, bưởi và long nhãn", người đàn ông 62-tuổi này nói, khi quay trở lại thăm ngôi nhà tuổi thơ mà ông đã rời xa, bây giờ là một vùng chất thải lầy lội của những lò gạch.

"Thật buồn khi không thấy có bóng dáng của sự sống nữa".

Vinh nói rằng mọi thứ thay đổi nhanh chóng ở làng Sông Hồng vào năm 1962, khi nhà máy Phân Bón Lâm Thao được xây dựng và bắt đầu bơm nước thải vào các con lạch và ruộng lúa, cùng với khói đen tỏa trên bầu trời.

"Ai cũng có thể ngửi thấy mùi khói nhà máy từ mọi nơi mọi chỗ", ông nói. "Mọi người bắt đầu ho. Rồi những cái cây đó chết. Người địa phương không ai biết tại sao. Sau đó chính quyền di dời tất cả chúng tôi 15 năm trước đây".

Vinh nói con trai ông chết vì ung thư vòm họng vào năm 2000, ở tuổi 23.

"Tôi thực sự nghĩ rằng con mình chết vì ung thư bởi vì ô nhiễm công nghiệp", Vinh nói, mặc dù ông không có bằng chứng khoa học để chứng tỏ niềm tin của mình.

Bác sĩ Lê Văn Tôn, trưởng một phòng y tế địa phương, nói rằng số người chết hàng năm vì ung thơ ở địa phương với số dân 7,000 tăng lên đều đặn mỗi năm trong gần một thập kỷ -- lên tới 15 người năm ngoái so với 3 người năm 1999.

Bác sĩ cho biết ông đang điều trị 41 trường hợp ung thư, trong đó có cả một học sinh trung học.

"Đa số các nạn nhân ung thư trong làng đều từng sống ở khu vực gần nhà máy", ông nói.

Một năm trước đây, Thạch Sơn lên trang nhất của báo chí trong nước như một "làng ung thư". Quan chức chính phủ tới, lấy mẫu nước và nhìn vào thống kê sức khỏe, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân, nói.

Sau đó họ bỏ đi, và cộng đồng không nghe tin gì từ họ kể từ đó, ông Thắng bổ xung.

Giống như nhiều quốc gia đang phát triển, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CS đã chọn con đường công nghiệp hóa nhanh chóng để tạo sự giàu có, nhưng cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng về môi trường thiên nhiên và sức khỏe cộng đồng.

Việt Nam hiện nay có khoảng vài trăm khu công nghiệp và hàng ngàn nhà máy, và không đến 1/2 lượng chất thải lỏng được xử lý trước khi đổ vào các hệ thống sông ngòi, chính phủ tuyên bố.

Những nhà điều tra môi trường phải cho biết trước mình sẽ viếng thăm một nhà máy nào đó, và số tiền phạt thấp đến mức nhiều công ty sẵn sàng trả tiền phạt thay vì đầu tư cho các hệ thống kiểm soát nước và khí thải đắt tiền.

Nhiều dòng sông và con suối ở các thành phố lớn, Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi nhiều nhà dân có giếng đào, trở thành những cái cống "mở" đầy rác rưởi, mà theo cách gọi của các nhà khoa học trong nước, là "khu vực không tồn tại sự sống sinh học".

Dịch tả đã xảy ra tháng vừa qua, là trận dịch gần đây nhất của quốc gia này, khiến 23 người ốm tại tỉnh Nghệ An của miền Trung. Có dấu hiệu vi khuẩn nằm trong cá và sò lấy lên từ dòng sông Mai Giang bị ô nhiễm.

Việt Nam, không giống Trung Quốc, chưa từng thấy các cuộc biểu tình phản đối nhà máy và các vấn đề môi trường khác, nhưng các nhà lãnh đạo đã thức tỉnh rằng việc tàn sát môi trường không thể nào lờ đi được nữa.

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, ngay cả chỉ xét thuần túy về mặt kinh tế, chi phí của ô nhiễm đã bắt đầu vượt quá lợi nhuận thu được từ công nghiệp hóa. "Bây giờ ô nhiễm môi trường đang đe dọa xóa sổ các lợi ích kinh tế", Tố Kim Liên của Quỹ Á Châu viết như thế trong bản báo cáo gần đây.

"Các ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe con người, nước và đất đang gây ra những tổn thất cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, cũng như các ngành đem lại lợi nhuận khác". Trong vài tháng gần đây, chính quyền đã tiến hành một chiến dịch chưa từng có chống lại các điểm gây ô nhiễm lớn -- điều này đã cho thấy một quyết tâm hành động mới, và đồng thời hạn chế của luật môi trường ở Việt Nam, cũng như hạn chế của các cơ quan thực thi pháp luật. Công ty Vedan, một công ty sản xuất phụ gia thức ăn của Đài Loan, đã bị cáo buộc vào đầu tháng Chín là đã đổ 100 ngàn mét khối nước thải không qua xử lý mỗi tháng qua hệ thống ống được dấu kín xuống dòng sông Thị Vải ở miền Nam, giết chết một khúc sông này. Dân địa phương đã phàn nàn về vấn đề này cả một thập niên, những chính quyền chỉ hành động khi các công ty vận tải biển nói rằng họ không thể đỗ tàu gần bờ nữa, vì nước sông ô nhiễm ăn mòn vỏ tàu của họ

Bộ Môi trường vào đầu tháng 10 đã yêu cầu lãnh đạo Vedan chấm dứt việc đổ nước thải, nhưng quan chức địa phương sau vài tuần nói họ không có đủ quyền để theo dõi công ty này hoặc đóng cửa công ty.

Một thông cáo báo chí tuầ qua nói Vedan đã giảm bớt lượng nước thải đổ ra ngoài, nhưng công ty này từ chối bình luận khi phóng viên AFP liên lạc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Quốc Hội trong tháng này rằng Việt Nam cần bảo vệ môi trường, nhưng trong trường hợp Vedan, cũng cần phải nghĩ đến việc bảo vệ công ăn việc làm cho hàng ngàn người đang làm việc tại nhà máy này.

Nguồn: AFP

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen