Quote:
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu...532498ca33.chn
Tiếp tục bài mị dân Bên DDKT rất ít người có thể nhận ra vấn đề của VN là chính trị , đa sô đều lạc quan và tin vào lời mị dân của CP |
Chủ yếu, người này nói khá đúng, THEO SÁCH VỞ, đó là nếu không tăng tín dụng quá cao thì sẽ không có siêu lạm phát.
Điều này đúng 100% NẾU đi thi trong đại học. Theo đúng như vậy, thì cho dù học trình độ nào, tại đâu, cũng đều đúng.
NHƯNG THỰC TẾ TẠI VN rất khác.
Ah ha, đây là điều cực kỳ lạ lùng, làm biết bao nhà KT cho dù THẬT SỰ GIỎI phải bị sai bét, nhóm nghiên cứu "Boston Group" vài năm trước đánh CK VN bị thua không còn đồng xu cạo gió cũng là vì quá theo sách vở, theo kinh nghiệm TẠI NƯỚC NGOÀI.
-------------------
Hãy trở lại phân tích CƠ BẢN: cái gì làm nên GIÁ hàng hóa?
ĐÚNG là có luật cung cầu, tiền tung ra ít đi, cầu ít, thì cung phải xuống giá mới bán được. D'accord, tới đây thì không ai không đồng ý.
Nhưng giá xuống bao nhiêu? Chỉ tới giá vốn là cùng, hoặc cho dù có chịu lỗ ngắn hạn thì dài hạn cũng sẽ phải ngưng sản xuất do phá sản.
Nếu CẦU tiếp tục giảm, bán vốn cũng không ai mua, thì nhà sản xuất phải NGƯNG SẢN XUẤT do phá sản.
KHI ĐÓ, KHI QUÁ NHIỀU NHÀ SẢN XUẤT BỊ PHÁ SẢN, SẼ GÂY TÌNH TRẠNG KHAN HIẾM HÀNG HÓA.
Và đây mới là hiểm họa gây SIÊU LẠM PHÁT, cho dù tiền tung ra ít.
-------------------
Tôi đã ghi ra ví dụ: 1 dây chuyền sản xuất có thể làm ra 100 đơn vị, nếu chỉ 1 công đoạn trong đó bị gãy đổ, chỉ làm 10% năng suất, thì toàn dây chuyền đó chỉ có thể làm ra 10 đơn vị. Các công đoạn còn lại KHÔNG làm hết năng suất.
Do đó, hàng làm ra sẽ bị LÊN GIÁ mạnh, vì marginal cost của từng đơn vị làm ra tăng mạnh.
Ví dụ, làm ra 100 đơn vị bán 1 đồng/đơn vị được 100 đồng, lời 20 đồng tức 20%.
Nay chỉ làm 10 đơn vị thì đâu có lời 2 đồng, do overhead cost, costs of running a business, tiền thuê nhà không vì làm 10% năng suất mà được giảm còn 10%, v.v... Tiền lời ngân hàng không giảm chút nào.
Giá từng sản phẩm nay không còn 1 đồng, mà phải 2, 3 đồng, mới HUỀ VỐN. Bán 3 đồng, x 10 sản phẩm được 30 đồng, có khi còn không đủ vốn.
Như vậy, sản phẩm này buộc phải tăng giá rất cao, trong hoàn cảnh KT khó khăn sẽ không bán được, do đó phải dẹp tiệm.
Mà nếu sản phẩm này CẦN THIẾT cho bộ máy khác, thì cty có bộ máy kia hoặc dẹp tiệm, hoặc phải cắn răng chịu mua giá cao để tiếp tục sản xuất, do đó giá thành sản phẩm kia lại cũng phải tăng giá, hoặc cty đóng cửa nếu không bán được.
Vòng xoáy ác hiểm này quay vài lượt, thì nền KT vừa co cụm, vừa có SIÊU LẠM PHÁT.
Đó là định nghĩa của STAGFLATION vậy.
Chứ nếu tung tiền ra nhiều gây lạm phát, thì đó chỉ là HYPERINFLATION thôi, không có stagnation.
-------------------
Chỉ Hyperinflation trong tình trạng sản xuất không giảm thì dễ giải quyết hơn Stagflation, vì lẽ nếu chỉ có Hyperinflation, sức CẦU còn cao, sản xuất còn cao, do đó thất nghiệp không quá tệ hại. Vài biện pháp giảm giá có thể được tung ra.
Trong STAGFLATION mà Việt Cộng sắp gặp phải, thì vừa có STAGNATION, vừa có HYPERINFLATION, 2 cái này cộng lại mới là chết chắc nền KT.
"Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản", tại VN chỉ nói tới thất nghiệp, cty sụp đổ mất tiền, v.v... nhưng KHÔNG AI nghĩ tới vấn đề THIẾU HỤT SẢN PHẨM DO CÁC DOANH NGHIỆP NÀY TỪNG LÀM RA.
Việc THIẾU HỤT SẢN PHẨM này, theo tôi, còn nguy hiểm hơn phần mất wealth, mất good will, mất book value, mất việc làm.
Bởi vì wealth, việc làm, thì còn có thể có lại, chứ SẢN PHẨM 1 khi mất sản xuất thì rất khó lập lại cả quy trình công nghệ, mua lại máy móc, tìm lại các mối giao dịch giao hàng, mua hàng, đem tiêu thụ, v.v...
Hàng loạt cty sản xuất bị đóng cửa làm NỀN KINH TẾ BỊ GÃY ĐỔ, bây giờ làm sao TÁI TẠO các quy trình công nghệ này?
-------------------
Thiếu phụ tùng từng sản xuất trong nước, hàng loạt máy móc sẽ nằm ụ, sét rỉ, thành sắt vụn.
Máy móc nào còn ráng xài được thì giá thành rất cao, sản phẩm làm ra rất ít, giá rất cao.
Từ đó, hàng hóa VỪA HIẾM, VỪA KÉM CHẤT LƯỢNG, VỪA MẮC, vì bên CUNG tuy ráng giảm giá nhưng không thể giảm dưới giá vốn khi đó rất cao.
Thiếu cạnh tranh, cắt bới cái này cái kia để giảm giá thành, v.v... do đó CHẤT LƯỢNG sẽ sút kém, gây lãng phí càng lớn.
KT VN có nhiều đặc thù như trên, không dễ gì hiểu, lại không dễ lãnh đạo.
VC từ trong rừng ra, dùng "Hồng hơn Chuyên", mà "Hồng" thì toàn loại mặt bư, bụng bự, óc và chân đều ngắn, thì làm sao trông coi nền KT 70 tỉ USD.
Cho dù dùng "Chuyên", bỏ "Hồng", cũng chưa chắc coi nổi đâu, các Đầu chí ơi.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen