Freitag, 2. November 2012

Phong trào Tân Hiến pháp 7 đang lớn mạnh từng ngày


TÔI TIẾP TỤC TRÍCH LẠI BÀI CỦA DR_TRAN:

Đây là một MOVEMENT, một Phong trào, như thường xảy ra tại Âu châu, và luôn đưa đến các cuộc Cách mạng Dân chủ Xã hội.


Lịch sử thế giới đã trải qua nhiều thời kỳ:

http://www.hienphapvietnam.org/index...ia/1184-drtran


1. Thời Huyền sử, trước thế kỷ 8 trước Công nguyên.

2. Thời Cổ đại, từ thế kỷ 8 trước Công nguyên đến thế kỷ 5 sau Công nguyên.
3. Thời Trung cổ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15.
4. Thời Phục hưng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16.
5. Thời Cải cách từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17.
6. Thời Khai sáng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18.
7. Thời Cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.
8. Thời Hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến hiện nay.
9. Thời Nano từ khoảng năm 2025 trở đi.
10. Thời Singularity từ năm 2045 trở đi.

VN ta đang ở trong Thời Trung cổ về Kinh tế, Chính trị, nơi mà mọi đặc quyền Kinh tế, Chính trị, đều nằm trong tay một thiểu số cầm quyền và bạn bè, gia đình họ.


Không được vào tay một thiểu số có học thức, do các nhà Hiền triết như Descartes - từng cố vấn các vị Vua - dạy dỗ, thì cũng đỡ và không đến nổi nào.


Đằng này, "cố vấn" cho CP CSVN là ai, nếu không là các thành phần thất học, bất tài, bất lương?


Do vậy mà CSVN tự lụn bại, chứ chẳng cần có ai khác phá vào.


-------------------------------------


Tôi đã nói điều này nhiều lần và nay chỉ lập lại: TỰ HỌ, CSVN CŨNG SẼ SẬP KINH TẾ. Có phe tôi phá vào thì họ sập mau hơn 1 chút mà thôi.


TTCK CSVN sập từ 2008, 2009, 2010. Hồi đó tôi chưa phá vào. Năm nay mới bắt đầu phá vào, và hồi tháng 5 vừa qua nếu không có phe tôi phá thì VNI sụt xuống khoảng 410 điểm.


Phe tôi đánh xuống thêm 10%, thành 372 điểm, mà thôi, chứ không hoàn toàn tự đánh xuống từ 550 điểm được.


-------------------------------------


Bên Âu châu, để ra khỏi Thời Trung cổ, người ta phải qua nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ nhiều trăm năm.


Le lói ánh sáng văn hóa, văn minh, là Thời đại Nhân Văn, Chủ nghĩa Nhân Văn (Humanism) phát xuất từ bên Ý, do Francesco Petrarca (1304-1374), sáng tạo.


Mãi cho đến khoảng đầu thế kỷ 15, từ Florence bên Ý, do sự góp sức trải qua trên gần hai trăm năm của một số nhà Nhân văn học như Saint Thomas Aquinas, Giotto di Bondone, Francesco Petrarca, Leonardo Bruni, Manuel Chrysoloras, Desiderius Erasmus, Filippo Brunelleschi, Lorenzo Valla, Poggio Bracciolini, một số nghệ thuật gia mới tạo thành phong trào bi quan ca thán cho hiện tại vào lúc đó, và hồi tưởng lại dĩ vãng oai hùng của nước Ý cách đó gần một ngàn năm, và văn minh Hy lạp cách đó hơn một ngàn năm trăm năm.


Họ tự hỏi, đâu rồi thời Đế chế La mã thống trị Âu châu, đâu rồi các tư tưởng vĩ đại của các bậc đại hiền triết Hy lạp?


Thế là vô tình và không thể đoán trước, họ tạo thành Phong trào Phục hưng kéo dài 200 năm từ thế kỷ 15 sang thế kỷ 16, với sự trỗi dậy mạnh mẻ, bừng tỉnh, của các phong trào nhân văn, xã hội, nghệ thuật, khoa học, triết học, chẳng những tại quốc gia họ mà còn lan ra toàn Âu châu, kết thúc Thời Trung cổ và bắt đầu Thời Cận đại, kéo dài cho đến đầu thế kỷ 20 khi Thời Hiện đại là bước kế tiếp cho đến ngày nay.


-------------------------------------


Nhân dân Âu châu sau thời gian ngủ yên một ngàn năm trong Thời Trung cổ bổng trở mình, phát triển mạnh mẽ trong nhiều lãnh vực như kiến trúc, văn học, âm nhạc, hội họa, triết học, khoa học, kỹ thuật, vũ khí.


Đây là thời kỳ cực thịnh tại Âu châu về rất nhiều mặt, dọn đường cho Thời đại Khai sáng sau này nhấn mạnh hơn vào việc bức phá đi với quá khứ và tưởng tượng ra một thế giới nơi quyền lực cai trị vào tay những ai có khả năng nhất, bao gồm các triết gia hoặc học trò họ, hơn là chỉ vào giới địa chủ, lãnh chúa, chức sắc tôn giáo, như Thời Phục hưng trở về trước (xin xem Thư Quốc gia số 15).


Đây cũng là thời đại các quốc gia hùng mạnh được hình thành như Pháp, Anh, Ý, Đức, Tây Ban Nha ngày nay.


-------------------------------------


Điều gì đã thúc đẩy sự khai sinh ra Phong trào / Thời đại Phục hưng này? Có lẽ điều kiện cần và đủ là phải có một (1) sự bi quan ca thán lan rộng về hiện tại và (2) hoài niệm một quá khứ đẹp đẽ đáng ghi nhớ nào đó, và tại châu Âu vào lúc đó thì không một quốc gia nào có quá khứ oai hùng như nước Ý với nền văn minh của Đế chế La mã kéo dài nhiều thế kỷ, và lãnh thổ Đế chế này trải rộng khắp Âu châu, qua đến vùng Trung Cận Đông.


Thời Cải cách chen giữa Thời Phục hưng và Khai sáng, chủ yếu tranh đấu cho điều các người chủ xướng cho là bình đẳng trong tôn giáo.


Việt Nam ta có thể học hỏi gì từ lịch sử văn hóa, văn minh, triết học, khoa học kỹ thuật. phát triển xã hội, chính trị Âu châu?


-------------------------------------


Chúng ta cần phải ĐỘT PHÁ ra khỏi lao tù tư tưởng, phải tạo lập Phong trào Nhân văn, Phong trào Phục Hưng, Thời đại Khai sáng, Thời đại Cách mạng Công nghiệp, Thời Hiện đại hóa, để hy vọng bước vào Thời đại Nano trong vài chục năm tới.


Chúng ta còn quá nhiều việc phải làm.


Về Chính trị, Kinh tế, Khoa học kỹ thuật, chúng ta còn đang ở Thế kỷ 13, 14 bên Âu châu.


Ra khỏi các thành phố lớn chừng 20 km, chúng ta sẽ thấy người dân đang sống, làm việc, không khác cách đây 700-800 năm bao nhiêu.


Có chăng là mua bóng đèn, dây điện - các phát minh từ nước ngoài - về gắn. Ông nông dân trúng mùa lúa mua chiếc Toyota 6 máy về chạy KHÔNG làm ông ta có trí sáng tạo, thông hiểu, hơn hồi ông còn là chú bé thổi sáo trên lưng trâu.


-------------------------------------


Bắt đầu, theo tôi, là phải đánh thức tính NHÂN VĂN trong mọi con người VN.


Phong trào Tân Hiến pháp hoạt động nhằm đem lại các Phong trào, Thời đại trên đây lại cho nhân dân VN.


René Descartes, sáng tạo ra Phong trào Khai sáng, không từng là một Chinh trị gia.


Francesco Petrarca, trước đó sáng tạo ra Phong trào Nhân văn, cũng không là một Chính trị gia.


Các Phong trào này, và kế tiếp là Cải cách, Cách mạng Công nghệ, Hiện đại, v.v... đều không phải là các phong trào chính trị, mà là TRÊN Chính trị.


Vì nhằm khai sáng, mở mang đầu óc, trí tuệ, người dân, chứ không nhằm quản trị họ, quản trị quốc gia, chia bè tụ phái, nắm giữ quyền lực, v.v...


Nói khác đi, đây là các Phong trào mang tính Giáo dục rất cao, thâm, sâu, rộng.


-------------------------------------


Phong trào Tân Hiến pháp hy vọng cống hiến vào các mục đích này cho nhân dân, và Đại Việt Dân Quốc.


Ai cũng có thể tham gia cả, và không cần thẻ hội viên, không cần xin phép ai. Làm được gì thì làm, không thì thôi, không ai ép buộc ai, trách móc ai, mà cùng lắm chỉ Kêu gọi mà thôi.


Người CS muốn tham gia vào thì xin mời, muốn rút ra khi nào thì rút. Không có quyền lợi nào cả, sẽ không có lương, không bổng lộc, không danh tiếng, không quyền lực.


Tất cả chỉ là để PHỤC VỤ nhân dân, quốc gia, mà thôi.


-------------------------------------


Trong vài chục năm tới, nếu muốn Hiện đại hóa quốc gia, chúng ta phải chạy nước rút.


Âu châu để đạt trình độ Nhân văn hiện nay đã phải mất trên dưới 800 năm kể từ khi họ còn ngang bằng VN hiện nay, trong Thời Trung cổ.


Âu châu đã phải trải qua nhiều Phong trào, Thời đại, nhiều cuộc chiến Ý thức hệ, mà ngay cả Bản Hiến pháp Cộng hòa của Pháp cũng phải trải qua 4 lần viết lại hoàn toàn - chứ không phải chỉ Tu chính, mà là viết lại toàn bộ - và mất 165 năm, từ lần đầu năm 1793 đến lần cuối là năm 1958 mới gọi là ổn định.

http://en.wikipedia.org/wiki/French_...tution_of_1793

http://en.wikipedia.org/wiki/French_...tution_of_1958


Từ ngày nhân dân Pháp phá ngục Bastille năm 1789, cho đến Hiến pháp Đệ Nhất Cộng hòa, cũng phải mất 4 năm. Trong thời gian đó, một sự hỗn loạn toàn quốc xảy ra, trong đó năm 1791 cũng có 1 bản Hiến pháp ra đời, là bản đầu tiên của Pháp:

http://en.wikipedia.org/wiki/French_...tution_of_1791


Nhưng không được rộng rãi công nhận, do còn cho nhà Vua, Hoàng tộc nhiều quyền lợi.


-------------------------------------


Như vậy cho thấy, cho dù nhân dân ta lật đổ được CSVN, thì có thể cũng phải trải qua vài năm hổn loạn trong xứ, như Pháp từng trải qua 4 năm.


Tại Hoa kỳ, mọi việc còn rắc rối hơn. Mười ba thuộc địa bắt đầu chống Anh quốc từ năm 1775, Tuyên bố Độc lập 1776, nhưng đánh quân Anh quốc mãi đến 1783 mới thắng, và cho đến 1787 mới thành lập Hiến pháp:

http://en.wikipedia.org/wiki/British...rican_Colonies

http://en.wikipedia.org/wiki/US_Constitution


Nay, Phong trào Tân Hiến pháp thành lập bản Hiến pháp này cho Đệ Tam Cộng hòa Việt Nam, nhằm tránh khỏi một cuộc Khủng hoảng Hiến pháp khi nhân dân Việt Nam đứng lên lật đổ thành công ĐCSVN, hoặc nếu may mắn hơn thì CSVN tự thoái vị, nhượng quyền lại cho Đệ Tam Cộng Hòa.


Nền ĐỆ TAM CỘNG HÒA cũng đứng TRÊN Chính trị, vì Hiến pháp 7, tức Tân Hiến pháp, vốn đứng TRÊN chính trị.


Chính trị là do các phe phái tranh nhau cấu thành, trong đó sẽ có phe CSVN, phe Việt Tân, phe Dân chủ, phe Vì dân, phe Đại Việt Quốc dân đảng, v.v... nói chung là các phe phái tranh nhau quản trị quốc gia.


Nhưng dù là phe nào lên nắm quyền, cũng đều nằm dưới lá cờ Đệ Tam Cộng hòa, thuộc Đại Việt Dân Quốc, dùng Tân Hiến pháp làm bộ luật Tối thượng của Quốc gia.


Như vậy, sẽ tránh được cảnh vô chính phủ, có nội chiến giữa các phe phái, mà bên Pháp, Mỹ, từng phải trải qua.


-------------------------------------


Tân Hiến pháp KHÔNG phải là bộ Luật bất di bất dịch, mà Nhân dân Đại Việt Dân Quốc có thể sửa đổi, tuy là không quá tùy tiện do cần 2/3 dân chúng ủng hộ thì mới thông qua một Tu chính Hiến pháp nào đó.


Thậm chí, nếu cần, thì sau này Nhân dân Đại Việt Dân Quốc có thể thành lập Nền Đệ Tứ Cộng Hòa, dùng 1 bản Hiến pháp hoàn toàn mới, thì cũng vẫn được nếu có 2/3 dân chúng thông qua.


Mọi việc Phong trào Tân Hiến pháp thực hiện đều mang tính rõ ràng, minh bạch, và chỉ nhằm phục vụ Nhân dân, Tổ Quốc một cách công bằng, chính trực, kiểm soát được qua các lá phiếu bầu tự do.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen