(bài của Paul Krugman, đăng ngày 3/1/2009 trên New York Times — bạn đọc Dr. Trần dịch)
http://www.nytimes.com/2009/03/02/opinion/02krugman.html
Nhớ lại những ngày xưa tươi đẹp, hồi chúng ta thường hay nói về “khủng hoảng nợ thiểu tín dụng” - và có người thậm chí còn nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này có thể được “hạn chế”? Ôi, ngày xưa nay còn đâu!
Ngày nay chúng ta biết rằng việc cho vay thiểu tín dụng chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Ngay cả các món nợ xấu trong bất động sản nói chung chỉ là một phần của những sai lầm đã xảy ra. Chúng ta đang sống trong một thế giới của những người đi vay bất hảo, trải rộng từ các nhà phát triển khu mua sắm cho đến các nền kinh tế “thần kỳ” bên Âu châu. Và các loại nợ xấu tiếp tục trồi lên không ngừng.
Bằng cách nào mà cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu đã xảy ra? Tại sao việc này lại quá dàn trải như vậy? Câu trả lời, tôi xin đề nghị, có thể được tìm thấy trong một bài diễn thuyết của ông Ben Bernanke, hiện là Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên Bang, đọc cách đây bốn năm. Lúc đó, ông Bernanke đang cố gắng xoa dịu. Nhưng điều ông ta nói, cho dù vậy, đã cảnh báo trước cuộc đổ bể tin dụng xảy ra sau đó.
Bài diễn thuyết, có tựa đề “Cuộc Thặng dư Tiết kiệm Toàn cầu và Sự Thâm hụt Tài khoản Vãng lai của Hoa kỳ”, đã cống hiến một lối giải thích đột phá vì sao thâm hụt mậu dịch của Hoa kỳ lại tăng cao nhanh như vậy trong các năm khởi đầu thế kỷ 21. Nguyên nhân gây ra, theo ông Bernanke, không phải tự nơi Hoa kỳ mà tại Á Châu.
Trong các năm giữa thập niên 1990, ông Bernanke dẫn chứng, các nền kinh tế đang phát triển tại Á Châu đã là các quốc gia nhập khẩu vốn liếng quan trọng, vay mượn từ nước ngoài để chi trả cho việc phát triển. Nhưng sau cuộc khủng hoảng tài chánh Á châu vào năm 1997-1998 (từng có vẻ lớn lao vào lúc đó nhưng quá vặt vãnh nếu so sánh với các việc đang xảy ra ngày nay), các quốc gia này bắt đầu tự bảo vệ bằng cách thu tóm những món tài sản khổng lồ tại nước ngoài, trong thực tế đã xuất khẩu vốn liếng ra phần còn lại của thế giới.
Kết quả là một thế giới tràn ngập tiền trị giá rẻ mạt, tìm nơi nào đó để rơi vào.Phần lớn số tiền này đổ vào Hoa kỳ - từ đó gây ra thâm hụt mậu dịch khổng lồ của chúng ta, vì thâm hụt mậu dịch là mặt trái của dòng tiền đổ vào. Nhưng như ông Bernanke dẫn chứng rất đúng, tiền tệ cũng tràn vào các quốc gia khác. Cụ thể, một số nền kinh tế nhỏ bên Âu châu từng trải qua kinh nghiệm dòng tiền đổ vào, cho dù số tiền này nhỏ hơn nhiều trên giá trị đồng đô la so với số tiền đổ vào Hoa kỳ, đã lớn hơn nhiều so với quy mô nền kinh tế của các quốc gia này.
Cho dù vậy, rất nhiều trong số thặng dư toàn thế giới đã đổ vào Hoa kỳ. Vì sao?
Ông Bernanke chỉ ra “sự thâm sâu, phức tạp, và tinh vi của các thị trường tài chánh (điều này, cùng nhiều điều khác, đã cho phép các hộ gia đình dễ dàng mua bất động sản khi đó đang rất nhiều)”. Thâm sâu, đúng, nhưng phức tạp và tinh vi? Này nhé, bạn có thể nói rằng các nhân vật chóp bu trong lãnh vực ngân hàng, được cho thêm nhiều quyền hành sau một phần tư thế kỷ bớt bị luật lệ kiểm soát, đã dẫn đầu thế giới trong việc tìm ra các phương cách phức tạp, tinh vi, để làm giàu cho chính họ bằng cách giấu nguy cơ và gạt gẫm các nhà đầu tư.
Và các hệ thống tài chánh mở rộng, luật lệ kiểm soát lỏng lẻo, đặc trưng cho các quốc gia khác cũng nhận các số tiền lớn đổ vào. Điều này có thể giải thích sự liên hệ lạ lùng giữa các lời ca tụng hai, ba năm trước và thảm họa kinh tế ngày nay. “Các cải tổ đã làm Iceland trở thành một con cọp Bắc Âu”, một bài nghiên cứu tại Học viện Cato tuyên bố. “Phương Cách Ireland Trở Thành Một Con Cọp Vùng Celtic” là tựa đề một bài do Heritage Foundation xuất bản. “Sự Thần Kỳ của Nền Kinh Tế Estonia” là tựa đề của một bài khác. Ngày nay, tất cả ba quốc gia này đều gặp khủng hoảng sâu đậm.
Trong một khoảng thời gian, dòng tiền đua nhau đổ vào đã tạo ra một ảo tưởng giàu có tại các quốc gia này, cũng như đã từng như vậy cho chủ các căn nhà tại Hoa kỳ; giá trị tài sản gia tăng, giá trị tiền tệ cường mạnh, và mọi việc có vẻ tốt đẹp. Nhưng bong bóng được bơm cứng luôn luôn sớm muộn sẽ bể, các nền kinh tế thần kỳ hôm qua thì hôm nay đã trở thành các bệnh nhân bị cụt tứ chi, thành các quốc gia trong đó tài sản đã bốc hơi trong khi tiền nợ vẫn còn nhan nhản tại chỗ. Và các món nợ là các gánh nặng đặc biệt lớn lao cũng vì hầu hết được tính trên đơn vị tiền tệ của các quốc gia khác.
Sự thiệt hại không bị hạn chế chỉ cho các người vay mượn ban đầu. Tại Hoa kỳ, bong bóng bất động sản chủ yếu xảy ra vùng ven biển, nhưng khi bong bóng này bị bể, nhu cầu cho các sản phẩm do chế tạo, đặc biệt là xe hơi, bị sụp đổ - và điều này đã và đang đem lại thiệt hại kinh khủng cho các vùng sản xuất công nghiệp nằm trong nội địa. Tương tự, các bong bóng kinh tế tại Âu Châu phần lớn nằm vòng quanh lục địa, thế nhưng sản xuất công nghiệp tại Đức - là nơi chưa từng có bong bóng tài chánh nhưng là trung điểm sản xuất của Âu Châu - bị sụt giảm mau chóng, do xuất khẩu bị sụp đổ.
Nếu quý vị muốn biết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đâu mà ra, hãy nghĩ thế này: chúng ta đang nhìn vào sự trả thù của thặng dư tiết kiệm.
Và sự thặng dư tiết kiệm vẫn còn đó. Thật ra, còn lớn hơn bao giờ hết, vì ngày nay bổng nhiên các người tiêu thụ bị nghèo đi đã khám phá lại lần nữa các đức hạnh của sự tiết kiệm, và rằng cái bong bóng bất động sản được bơm cứng toàn cầu, điều đã cống hiến một lối thoát cho tất cả các sự tiết kiệm quá nhiều, đã trở thành các bong bóng bể.
Một cách để nhìn vào tình hình thế giới hiện nay là chúng ta đang chịu đau khổ bởi một nghịch lý toàn cầu về tiết kiệm: vòng quanh thế giới, sự tiết kiệm theo như ước vọng đang vượt quá tổng số tiền các doanh nghiệp muốn đầu tư. Và kết quả là một cuộc suy sụp toàn cầu làm mọi người bị nghèo đi.
Chúng ta bị rơi vào thảm trạng hiện nay như thế đấy. Và chúng ta hiện vẫn đang tìm kiếm một lối thoát.
http://www.nytimes.com/2009/03/02/opinion/02krugman.html
Nhớ lại những ngày xưa tươi đẹp, hồi chúng ta thường hay nói về “khủng hoảng nợ thiểu tín dụng” - và có người thậm chí còn nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này có thể được “hạn chế”? Ôi, ngày xưa nay còn đâu!
Ngày nay chúng ta biết rằng việc cho vay thiểu tín dụng chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Ngay cả các món nợ xấu trong bất động sản nói chung chỉ là một phần của những sai lầm đã xảy ra. Chúng ta đang sống trong một thế giới của những người đi vay bất hảo, trải rộng từ các nhà phát triển khu mua sắm cho đến các nền kinh tế “thần kỳ” bên Âu châu. Và các loại nợ xấu tiếp tục trồi lên không ngừng.
Bằng cách nào mà cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu đã xảy ra? Tại sao việc này lại quá dàn trải như vậy? Câu trả lời, tôi xin đề nghị, có thể được tìm thấy trong một bài diễn thuyết của ông Ben Bernanke, hiện là Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên Bang, đọc cách đây bốn năm. Lúc đó, ông Bernanke đang cố gắng xoa dịu. Nhưng điều ông ta nói, cho dù vậy, đã cảnh báo trước cuộc đổ bể tin dụng xảy ra sau đó.
Bài diễn thuyết, có tựa đề “Cuộc Thặng dư Tiết kiệm Toàn cầu và Sự Thâm hụt Tài khoản Vãng lai của Hoa kỳ”, đã cống hiến một lối giải thích đột phá vì sao thâm hụt mậu dịch của Hoa kỳ lại tăng cao nhanh như vậy trong các năm khởi đầu thế kỷ 21. Nguyên nhân gây ra, theo ông Bernanke, không phải tự nơi Hoa kỳ mà tại Á Châu.
Trong các năm giữa thập niên 1990, ông Bernanke dẫn chứng, các nền kinh tế đang phát triển tại Á Châu đã là các quốc gia nhập khẩu vốn liếng quan trọng, vay mượn từ nước ngoài để chi trả cho việc phát triển. Nhưng sau cuộc khủng hoảng tài chánh Á châu vào năm 1997-1998 (từng có vẻ lớn lao vào lúc đó nhưng quá vặt vãnh nếu so sánh với các việc đang xảy ra ngày nay), các quốc gia này bắt đầu tự bảo vệ bằng cách thu tóm những món tài sản khổng lồ tại nước ngoài, trong thực tế đã xuất khẩu vốn liếng ra phần còn lại của thế giới.
Kết quả là một thế giới tràn ngập tiền trị giá rẻ mạt, tìm nơi nào đó để rơi vào.Phần lớn số tiền này đổ vào Hoa kỳ - từ đó gây ra thâm hụt mậu dịch khổng lồ của chúng ta, vì thâm hụt mậu dịch là mặt trái của dòng tiền đổ vào. Nhưng như ông Bernanke dẫn chứng rất đúng, tiền tệ cũng tràn vào các quốc gia khác. Cụ thể, một số nền kinh tế nhỏ bên Âu châu từng trải qua kinh nghiệm dòng tiền đổ vào, cho dù số tiền này nhỏ hơn nhiều trên giá trị đồng đô la so với số tiền đổ vào Hoa kỳ, đã lớn hơn nhiều so với quy mô nền kinh tế của các quốc gia này.
Cho dù vậy, rất nhiều trong số thặng dư toàn thế giới đã đổ vào Hoa kỳ. Vì sao?
Ông Bernanke chỉ ra “sự thâm sâu, phức tạp, và tinh vi của các thị trường tài chánh (điều này, cùng nhiều điều khác, đã cho phép các hộ gia đình dễ dàng mua bất động sản khi đó đang rất nhiều)”. Thâm sâu, đúng, nhưng phức tạp và tinh vi? Này nhé, bạn có thể nói rằng các nhân vật chóp bu trong lãnh vực ngân hàng, được cho thêm nhiều quyền hành sau một phần tư thế kỷ bớt bị luật lệ kiểm soát, đã dẫn đầu thế giới trong việc tìm ra các phương cách phức tạp, tinh vi, để làm giàu cho chính họ bằng cách giấu nguy cơ và gạt gẫm các nhà đầu tư.
Và các hệ thống tài chánh mở rộng, luật lệ kiểm soát lỏng lẻo, đặc trưng cho các quốc gia khác cũng nhận các số tiền lớn đổ vào. Điều này có thể giải thích sự liên hệ lạ lùng giữa các lời ca tụng hai, ba năm trước và thảm họa kinh tế ngày nay. “Các cải tổ đã làm Iceland trở thành một con cọp Bắc Âu”, một bài nghiên cứu tại Học viện Cato tuyên bố. “Phương Cách Ireland Trở Thành Một Con Cọp Vùng Celtic” là tựa đề một bài do Heritage Foundation xuất bản. “Sự Thần Kỳ của Nền Kinh Tế Estonia” là tựa đề của một bài khác. Ngày nay, tất cả ba quốc gia này đều gặp khủng hoảng sâu đậm.
Trong một khoảng thời gian, dòng tiền đua nhau đổ vào đã tạo ra một ảo tưởng giàu có tại các quốc gia này, cũng như đã từng như vậy cho chủ các căn nhà tại Hoa kỳ; giá trị tài sản gia tăng, giá trị tiền tệ cường mạnh, và mọi việc có vẻ tốt đẹp. Nhưng bong bóng được bơm cứng luôn luôn sớm muộn sẽ bể, các nền kinh tế thần kỳ hôm qua thì hôm nay đã trở thành các bệnh nhân bị cụt tứ chi, thành các quốc gia trong đó tài sản đã bốc hơi trong khi tiền nợ vẫn còn nhan nhản tại chỗ. Và các món nợ là các gánh nặng đặc biệt lớn lao cũng vì hầu hết được tính trên đơn vị tiền tệ của các quốc gia khác.
Sự thiệt hại không bị hạn chế chỉ cho các người vay mượn ban đầu. Tại Hoa kỳ, bong bóng bất động sản chủ yếu xảy ra vùng ven biển, nhưng khi bong bóng này bị bể, nhu cầu cho các sản phẩm do chế tạo, đặc biệt là xe hơi, bị sụp đổ - và điều này đã và đang đem lại thiệt hại kinh khủng cho các vùng sản xuất công nghiệp nằm trong nội địa. Tương tự, các bong bóng kinh tế tại Âu Châu phần lớn nằm vòng quanh lục địa, thế nhưng sản xuất công nghiệp tại Đức - là nơi chưa từng có bong bóng tài chánh nhưng là trung điểm sản xuất của Âu Châu - bị sụt giảm mau chóng, do xuất khẩu bị sụp đổ.
Nếu quý vị muốn biết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đâu mà ra, hãy nghĩ thế này: chúng ta đang nhìn vào sự trả thù của thặng dư tiết kiệm.
Và sự thặng dư tiết kiệm vẫn còn đó. Thật ra, còn lớn hơn bao giờ hết, vì ngày nay bổng nhiên các người tiêu thụ bị nghèo đi đã khám phá lại lần nữa các đức hạnh của sự tiết kiệm, và rằng cái bong bóng bất động sản được bơm cứng toàn cầu, điều đã cống hiến một lối thoát cho tất cả các sự tiết kiệm quá nhiều, đã trở thành các bong bóng bể.
Một cách để nhìn vào tình hình thế giới hiện nay là chúng ta đang chịu đau khổ bởi một nghịch lý toàn cầu về tiết kiệm: vòng quanh thế giới, sự tiết kiệm theo như ước vọng đang vượt quá tổng số tiền các doanh nghiệp muốn đầu tư. Và kết quả là một cuộc suy sụp toàn cầu làm mọi người bị nghèo đi.
Chúng ta bị rơi vào thảm trạng hiện nay như thế đấy. Và chúng ta hiện vẫn đang tìm kiếm một lối thoát.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen