Montag, 24. Dezember 2012

Hồi năm 1986, chính do in tiền ra kiểu này, mà lạm phát tăng 850%.

Quote:
Trích dẫn từ bài viết của Dr_Tran Xem Bài
Nói chính thức 1 chút thì sinh viên năm thứ 1 môn KT đều biết công thức:

MV = PT.

Trong đó M = money supply, V = velocity of money, P = price, T = total transaction, còn gọi là Q = quantity.

P = MV/T.

Nay M tăng, V tăng, T giảm, thì đúng là "3 trong 1" chắc chắn 100% P sẽ tăng vọt.
Nói thêm 1 chút, có ví dụ.

Lấy 1 và 2 là hai thời điểm khác nhau, 1 là khi chưa tăng cung tiền, 2 là khi tăng 5%.

(P2/P1) = (M2/M1)*(V2/V1)/(Q2/Q1).

Q2 sẽ < Q1, do cung tiền tăng, gây lạm phát, hàng hóa sẽ khó bán, sản xuất sẽ GIẢM. Q2 cho là giảm 5% so với Q1.

V2 sẽ > V1, do người ta thấy hàng lên giá, ít chịu giữ tiền mặt, mà lập tức đi mua hàng khác ngay. V2 cho là sẽ tăng 25% so với V1 (người ta mua hàng 25% lẹ tay hơn trước).

Khi đó, P2/P1 = (5%)(25%)/(5%) = 25%.

Giá tăng 25%.

Chưa hết, khi giá tăng quá, Việt Cộng lại phải in tiền ra lên lương công chức, bù lỗ cho rất nhiều cty, tập đoàn quốc doanh, trả tiền điện nước cho hàng trăm ngàn ủy ban nhân dân phường, quận, thị xã, huyện, thôn, ấp, v.v...

M3 lại tăng, V3 tăng, Q3 giảm, lại gây 1 vòng xoáy ác liệt mới, làm P3 tăng cả trăm %.

Hồi năm 1986, chính do in tiền ra kiểu này, mà lạm phát tăng 850%.

Nay lại sắp trở lại thời kỳ SIÊU LẠM PHÁT, không gì tránh khỏi, hoặc cứu khỏi.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen